Ăn trứng gà sống có tốt không?
Trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và có thể cung cấp cho bạn rất nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng.
Trứng gà rất bổ dưỡng đối với sức khỏe
Nhiều người thường có sở thích hút trực tiếp trứng gà sống hoặc ăn thực phẩm chứa trứng gà sống như mayonnaise, lớp kem phủ trên mặt bánh sinh nhật, bánh pudding hoặc kem. Đặc biệt, một số người còn thích ăn trứng gà tái (chưa chín tới) khi ăn cơm tấm hoặc đập trứng trực tiếp vào món mì, phở để ăn chung cho thêm phần ngon miệng.
Trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể (Ảnh minh họa)
Một quả trứng gà lớn chứa 72 calo, trong khi đó hàm lượng chất béo là 4,75g (với 1,55g chất béo bão hòa). Trứng gà chỉ chứa một ít carbohydrate nhưng có hàm lượng protein cao với 6,28g mỗi khẩu phần, trong đó lòng trắng trứng có chứa lượng protein là 3,47g.
Ngoài ra, trứng gà còn có chứa một lượng nhỏ canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm, đồng, mangan và selen. Chúng cũng là nguồn cung cấp hầu hết các vitamin B, E, K và A.
Tác dụng của trứng gà còn có thể mang đến cho bạn cholesterol tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề về tim mạch khác. Choline trong trứng có thể cải thiện khả năng nhận thức ở trẻ sơ sinh đang phát triển, trong khi carotenoid lutein và zeaxanthin thì có lợi cho đôi mắt sáng khỏe.
Ngoài ra, protein trong trứng cũng có thể giúp bạn ngăn ngừa tăng huyết áp, có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống ung thư, điều hòa chức năng hệ miễn dịch, tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng.
Video đang HOT
Nhiều người thường thích ăn trứng gà sống bởi nghĩ sẽ tận dụng được nhiều hàm lượng dinh dưỡng hơn so với khi nấu chín. Tuy nhiên, bạn có khả năng cao sẽ gặp những rủi ro như không hấp thu tốt protein, vitamin B7 và bị nhiễm khuẩn Salmonella nếu ăn trứng gà sống.
Giảm khả năng hấp thụ protein
Trên thực tế, trứng gà chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu theo đúng tỷ lệ. Vì lý do này, trứng gà thường được gọi là nguồn protein “hoàn chỉnh”. Tuy nhiên, nếu bạn ăn trứng gà sống thì có thể làm giảm sự hấp thụ các protein chất lượng này.
Một nghiên cứu nhỏ đã so sánh sự hấp thụ protein từ cả trứng chín và trứng sống ở 5 người. Kết quả cho thấy những người ăn trứng chín có thể hấp thụ 90% protein trong khi những người ăn trứng sống chỉ hấp thụ được 50% protein. Nói cách khác, protein trong trứng nấu chín dễ tiêu hóa hơn đến 80%.
Mặc dù protein trong trứng nấu chín được hấp thụ tốt hơn nhưng một số chất dinh dưỡng khác có thể bị giảm nhẹ khi nấu chín như vitamin A, vitamin B5, photpho và kali.
Không hấp thụ được vitamin B7
Vitamin B7 (biotin) là một loại vitamin tan trong nước, hỗ trợ sản xuất glucose cũng như axit béo cho cơ thể bạn và rất quan trọng cho phụ nữ khi mang thai.
Trong khi lòng đỏ trứng cung cấp nguồn biotin tốt cho chế độ ăn uống, lòng trắng trứng sống chứa một loại protein gọi là avidin. Avidin liên kết với biotin trong ruột non có thể làm ngăn chặn sự hấp thụ dưỡng chất này. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn trứng chín để hấp thụ biotin tốt hơn vì nhiệt độ sẽ phá hủy avidin.
Trứng sống có thể bị nhiễm vi khuẩn
Trứng sống hoặc trứng chưa được nấu chín hoàn toàn có thể chứa salmonella (một loại vi khuẩn có hại). Bạn tiêu thụ trứng có chứa vi khuẩn này sẽ có khả năng bị ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như co thắt dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, sốt và đau đầu. Những triệu chứng thường xuất hiện khoảng 6-48 giờ sau khi ăn và có thể kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
Trứng gà sống bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được (Ảnh minh họa)
Những người không nên ăn trứng gà sống
Nhiễm khuẩn salmonella gây ra nhiều mối lo ngại đối với một số đối tượng bởi vi khuẩn này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong. Vì thế, những đối tượng dưới đây tốt nhất là không nên sử dụng trứng sống dù cho trứng có được tiệt trùng hay không.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Nhóm tuổi trẻ nhất dễ bị nhiễm khuẩn do hệ thống miễn dịch còn non yếu.
Phụ nữ mang thai: Trong những trường hợp hiếm gặp, salmonella có thể làm cho phụ nữ mang thai gặp chứng co thắt tử cung dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu.
Người cao tuổi: Những người trên 65 tuổi có nhiều khả năng tử vong do nhiễm khuẩn trong thực phẩm. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ này gồm có suy dinh dưỡng và những thay đổi liên quan đến tuổi tác trong hệ thống tiêu hóa.
Cá nhân bị suy giảm miễn dịch: Người mắc bệnh mãn tính sẽ làm cho hệ miễn dịch suy yếu nên sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Vì thế, những người mắc bệnh tiểu đường, HIV và khối u ác tính là những đối tượng không nên ăn trứng sống.
Ăn trứng gà chín, tái hay sống mới tốt cho sức khỏe?
Trứng gà là thực phẩm quen thuộc của nhiều gia đình. Nhiều người có thói quen ăn trứng gà sống vì cho rằng trứng sống ngon, bổ hơn trứng chín.
Anh Đỗ Ngọc Hải, sinh năm 1995, trú Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ anh nghiền món trứng gà sống. Mỗi lần có trứng gà sạch ở quê gửi lên là anh Hải lại để dành mút sống. Chỉ cần thao tác đơn giản nhúng quả trứng vào nước sôi sạch rồi lấy đầu đũa chọc thủng và mút. Cảm giác trứng thơm, ngọt và không thấy tanh. Nhiều người lạ không ăn được nhưng theo anh Hải nếu ăn quen sẽ không muốn ăn trứng chín thậm chí là ốp la.
Không riêng anh Hải, chị Nguyễn Hồng Vân, Hai Bà Trưng, Hà Nội cũng cho biết trẻ nhà chị Vân nghiền trứng ốp la tái. Nếu luộc chín hay rán chín là trẻ không ăn. Mỗi lần mua cả trăm quả trứng và tất cả chỉ dành ốp la hoặc luộc tái để ăn sáng. Chị Vân kể nếu quen ăn tái, ăn chín sẽ mất ngon.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM) ăn trứng gà sống tốt hơn nấu chín nhưng thực chất ăn trứng chần hay sử dụng trực tiếp trứng gà sống không tốt cho sức khỏe.
Nhiều người quan niệm ăn trứng còn tái, sống ngon hơn, bổ hơn. Trứng sống rất khó tiêu và khó hấp thu dinh dưỡng. Trứng sống chỉ mang lại 50 % protein cho cơ thể.
Khi ăn trứng sống trong lòng trắng trứng sống còn có một chất gây cản trở cơ thể hấp thu biotin (vitamin H). Đây là một dưỡng chất không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường - bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Trứng sống gây ra tình trạng mất ngủ, rụng tóc nếu ăn trong một thời gian dài.
Chất đạm trong trứng sống ít kích thích dịch mật làm giảm khả năng tiêu hóa của cơ thể. Ăn trứng sống làm tăng nguy cơ mắc vi khuẩn samonila làm tăng nguy cơ tiêu chảy. Người mắc nhiều bệnh đường ruột, trẻ em thì cũng không nên ăn trứng sống.
Bác sĩ Nhàn cho rằng người ăn trứng chín quá cũng không tốt vì làm giảm một số vi chất dinh dưỡng như vitamin A, axit béo, chất chống oxy hóa. Khi chế biến trứng nên làm chín lòng trắng trứng, có thể ăn tái lòng đỏ giữ được giá trị dinh dưỡng của quả trứng. Ăn tái cần ăn trứng sạch, vỏ trứng không được nứt, có lỗ và vết bẩn trên vỏ trứng.
Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%; ở trứng luộc là 100%; trứng rán chín 98,5%; trứng rán già 81%; trứng ốp la 85%; trứng chưng 87,5%. Do đó tốt nhất nên ăn trứng luộc chín vừa tới bảo đảm được chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất... mà các vitamin cũng ít mất đi.
Theo K. Chi/ Infonet
5 món ăn ngày Tết dễ trở thành 'thuốc độc' nếu hâm nóng nhiều lần Khoảng thời gian cao điểm về ăn uống như dịp Tết khiến nhiều bà nội chợ không đủ thì giờ để chuẩn bị những món ăn mới. Vì thế, cách được nhiều gia đình áp dụng là bảo quản đồ ăn thừa rồi đem hâm nóng lại để sử dụng cho nhiều bữa kế tiếp. Tuy nhiên, có những món ăn như cơm,...