Ăn trứng bảo vệ sức khỏe thai phụ
Trứng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nên không thể thiếu trong chế độ ăn uống khi bạn mang thai.
Ăn trứng tốt cho sức khỏe thai phụ – Ảnh: Minh Khôi
Trứng rất giàu selen, kẽm, vitamin A, D và B cần thiết trong thời gian mang thai, theo healthmeup.com dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn cần phải rất cẩn trọng khi chọn trứng. Chỉ nên chọn trứng mới ở những cơ sở bảo đảm, đã được kiểm dịch. Luôn lưu trữ trứng trong tủ lạnh. Khi đập trứng, nên xem trứng có bốc mùi chưa.
Trứng luộc một khi lột vỏ nên được ăn trong vòng hai giờ, nếu chưa lọt vỏ có thể giữ được trong tủ lạnh khoảng một tuần.
Không bao giờ ăn trứng sống hoặc nấu gần chín vì gây nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, vốn có thể truyền sang thai nhi.
Video đang HOT
Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng một khi đưa trứng vào chế độ ăn uống của mình.
Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của việc ăn trứng trong thời kỳ mang thai:
Protein. Trứng rất giàu protein, chất rất cần thiết trong thời kỳ mang thai. Mỗi tế bào của em bé đang lớn được làm từ protein, do đó, ăn trứng ở mức độ vừa phải trong thời kỳ mang thai rất tốt cho thai nhi.
Phát triển não. Bên cạnh việc chứa tới 12 loại vitamin và khoáng chất, trứng còn chứa choline và a xít béo omega-3 cần thiết cho quá trình phát triển não cũng như sức khỏe tổng thể của bào thai. Điều này giúp ngừa các khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
Cholesterol. Thai phụ có hàm lượng cholesterol trong máu bình thường có thể ăn một hoặc hai quả trứng mỗi ngày. Nếu hàm lượng cholesterol trong máu cao, bạn cần tránh ăn lòng đỏ trứng.
Calo. Phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm từ 200 – 300 calo mỗi ngày để nuôi dưỡng cơ thể của mình cũng như em bé. Một quả trứng chứa khoảng 70 calo.
Cách ăn trứng đúng. Trong quá trình mang thai, bạn không nên ăn trứng sống hoặc trứng nấu chưa chín. Ăn những quả trứng như vậy có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn salmonella, từ đó có thể dẫn đến sinh non, các cơn co thắt tử cung, mất nước, tiêu chảy và nôn mửa. Nên chọn ăn những quả trứng đã được luộc hoặc nấu chín.
Theo TNO
3 trường hợp bào thai sống ký sinh trong cơ thể em bé
Bào thai sống ký sinh là một biến dạng của các ca song sinh dính liền. Tỷ lệ gặp phải trường hợp này xấp xỉ 1/50.000 - 100.000 ca sinh đẻ.
Bé trai 2 tuổi bỗng dưng bị phình to bụng
Đây là trường hợp xảy ra với bé trai có tên là Hiểu Phong ở tỉnh Hoa Tây, Trung Quốc. Bé phải nhập viện trong tình trạng bụng phình to và gặp khó khăn trong việc hô hấp.
Các bác sĩ đã phát hiện thấy trong ổ bụng của Hiểu Phong đang chứa một thai nhi song sinh với cậu bé. Ngay lập tức bé được phẫu thuật để lấy ra thai nhi có chiều ngang 20cm, thậm chí đã hình thành đủ tứ chi, ngón chân, ngón tay. Rất may bé Hiểu Phong đã được phẫu thuật kịp thời.
Phát hoảng phát hiện bào thai nặng hơn 1kg
Bac sy Carlos Astocondor tai bênh viên Las Mercedes ơ cang Chiclayo, miên băc Peru, đa căt bo thanh công bao thai ký sinh trong bung môt câu be 3 tuôi. Ông cho biết bao thai năng tơi hơn 1kg va dai 25cm, khiến cậu bé thường xuyên bị đau bụng.
Việc cắt bỏ bào thai diễn ra khá khó khăn do nó dính vào gan và thận của bệnh nhân nên cần co sư giup đơ cua môt bac sy phâu thuât tim mach.
Bào thai có đầu, tay, chân và bộ phận sinh dục
Vào năm 2011, tạp chí y học APSP của Tổ chức phẫu thuật nhi khoa Pakistan đưa tin về một trường hợp bé trai sinh ra đã có khối thịt thừa nằm tại khu vực thượng vị.
Sau khi tìm hiểu, các bác sĩ phát hiện đây là một bào thai ký sinh trên cơ thể của bé. Bào thai có kích thước 6 x 4cm này đã có đầu, tay, chân và bộ phận sinh dục ngoài. May mắn là bào thai và bé trai không chung bộ phận nào nên có thể phẫu thuật thành công việc cắt bỏ bào thai ký sinh.
Theo Datviet
Bào thai dị dạng sống ký sinh trong cơ thể bé trai Ngoài việc "mọc" một bào thai kỳ lạ có kích thước 6 x 4cm trên bụng, bé trai này vẫn có sức khỏe hoàn toàn bình thường. Song sinh dính liền là một dạng quái thai có tỷ lệ xảy ra xấp xỉ 1/50.000 - 100.000 ca sinh đẻ. Đối với các trường hợp song sinh dính liền, các nhà nghiên cứu y...