An Trần, ái nữ của nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn sắp soán ngôi… cha
An Trần là một trong nữ nghệ sĩ saxophone trẻ tuổi thuộc hàng hiếm có của Việt Nam. Cô chính là ái nữ của nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn và dần nổi tiếng hơn cha.
Vừa từ quê nhà TP.HCM tới nước Mỹ xa xôi để tiếp tục con đường học tập âm nhạc, An Trần đã đăng video có tên “ Muzik dập dịch” trên Youtube lan tỏa năng lượng tích cực tới mọi người trong những ngày COVID-19.
“ Muzik dập dịch” được thực hiện trên nền nhạc có sẵn, dài khoảng 1 phút. Clip cho thấy An Trần là nghệ sĩ đa tài khi vừa chơi được saxophone, organ, guitar điện điêu luyện.
Clip Muzik dập dịch của An Trần vừa đăng trên Youtube
“Muzik dập dịch” có thể là hướng đi mới của An Trần, vì ngoài saxophone và Jazz, hiện nay cô còn đam mê dòng nhạc R&B, Hip-Hop/Rap và đang thử nghiệm với vai trò sản xuất âm nhạc.
Cha muốn con gái học piano, An Trần lại chọn… kèn saxophone
An Trần là con gái của nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn, có tên đầy đủ Trần Đàm An Phúc, năm nay 17 tuổi. Cô bắt đầu chơi saxophone khi 9 tuổi. Ngoài cha là nghệ sĩ nổi tiếng, An Trần sinh ra trong một gia đình vốn có truyền thống nghệ thuật: Ông nội là nghệ nhân chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam, bà nội là nghệ sĩ của Nhà hát chèo Hà Nội.
An Trần thuở bé
Theo chia sẻ của ái nữ nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn, cô sinh ra như để thổi saxophone, tuy nhiên cô cũng mất 5 năm để nhận ra bản thân thực sự yêu thích nhạc cụ này. Từ nhỏ An Trần đã thử rất nhiều loại nhạc cụ và loại hình nghệ thuật khác nhau trước khi chọn kèn saxophone như cha mình.
“Khi tôi 4 tuổi, tôi bắt đầu chơi piano. Tôi phát ngán với nó và bắt đầu khóc trong mỗi buổi học. Sau đó, tôi tập múa ballet nhưng thấy không thực sự phù hợp. Tôi lại thử nhạc kịch vì yêu thích, nhưng sau đó gia đình chuyển đến nơi ở khác, tôi phải bỏ dở vì đến trường quá xa. Rồi tôi vẽ tranh acrylic nhưng bị dị ứng với chính màu sơn này. Tôi phải bỏ đam mê nghệ thuật một lần nữa”, An Trần chia sẻ .
Theo tiết lộ của An Trần, ban đầu cha không cho con gái chơi saxophone, vì nghĩ đây không phải là nhạc cụ dành cho phái nữ. Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn cũng từng cho biết, hướng đi cho An Trần sau này là nghệ sĩ piano.
Đứng trên sân khấu solo với cha từ khi 9 tuổi
Nhưng một ngày đẹp trời, khi biểu diễn ở nước ngoài về, thấy con trai khoe với bố là “em An có thể chơi kèn bài Bèo dạt mây trôi” nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn rất ngạc nhiên. “Tốt! Như thế này bố sẽ tiết kiệm được tiền học phí”, saxophonist nói với con gái nhỏ.
Bằng tình cảm của người cha và… người thầy, Trần Mạnh Tuấn sau đó thấy con gái có “bản năng xuất sắc” với kèn saxophone nên đã quyết định “vun đắp bản năng của An Trần đi đúng hướng, đi vào con đường chính quy để tài năng được phát huy”. Cô con gái nhanh chóng tiếp thu bài dạy của bố, nhìn nốt nhạc như đọc sách, thẩm âm tốt, nghe giai điệu là có thể bắt chước ngay.
Saxophone vốn là nhạc cụ chủ yếu dành cho nam giới. Thổi được kèn, ngoài việc nắm vững lý thuyết căn bản về âm nhạc, cần có thể lực tốt, lấy hơi tốt. An Trần đều đáp ứng được những tiêu chí khắt khe này.
“Saxophone là một nhạc cụ hầu hết được chơi bởi nam giới vì nó đòi hỏi phải thở sâu bằng cơ hoành và kiểm soát tốt hơi thở. Hiện nay có một số nữ nghệ sĩ saxophone ở Việt Nam, nhưng không nhiều bằng nam. Trong suy nghĩ của mọi người thì kèn saxophone là dành cho phái mạnh. Nhưng với tôi thì thấy không có nhiều sự khác biệt”, An Trần chia sẻ.
Xuất hiện ‘vang trời’
Thấy được năng khiếu cùng sự đam mê của con gái, nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không thể nhắm mắt làm ngơ. Anh là người thầy đầu tiên, cũng chính là nguồn cảm hứng để An Trần đến với cây kèn saxophone.
Cha con nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn trình diễn Một cõi đi về & Ru em từng ngón xuân nồng
Lần đầu tiên An Trần biểu diễn trước khán giả vào năm 2013, lại trong một chương trình truyền hình trực tiếp. “Đó là khi tôi 9 tuổi, chỉ 2 tháng sau khi tôi lần đầu tiên học chơi saxophone. Tôi chẳng lo sợ gì, còn bố mẹ và gia đình thì ngược lại”, con gái nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn chia sẻ. Sau màn trình diễn đầu tiên, An Trần cho biết tiếp tục luyện tập và luyện tập. “Tôi biết rằng tôi yêu kèn saxophone và nó sẽ là người bạn tốt nhất của tôi”, cô chia sẻ thêm.
Hăng say tập luyện, thẩm thấu được những kỹ thuật, chỉ dạy của cha, An Trần sau này thường xuyên xuất hiện trên nhiều sân khấu lớn nhỏ cùng cha. Cô tham gia biểu diễn solo với Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam, Liên hoan One Jazz Festival tại Thái Lan; biểu diễn cùng nghệ sĩ jazz danh tiếng Nguyên Lê… An Trần cũng là nghệ sĩ trẻ nhất biểu diễn trong chương trình đặc biệt chiêu đãi các đại biểu hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng (2017), biểu diễn tại chương trình We Are Asean – We Are One nhân Hội nghị Cấp cao khối ASEAN tại Thái Lan (2019)…
MV Còn tuổi nào cho em của An Trần
Hai năm trước, An Trần phát hành dự án cá nhân lớn đầu tiên, đó là một bản MV cover saxophone của Trịnh Công Sơn có tên gọi Còn tuổi nào cho em, đánh dấu bước ngoặt là một nghệ sĩ chuyên nghiệp khi mới 15 tuổi. Trần Mạnh Tuấn đã chọn bản hòa âm smooth jazz nhẹ nhàng và tình cảm, giúp An Trần thăng hoa cùng Còn tuổi nào cho em theo một phong cách duyên dáng, đầy nữ tính nhưng cũng không thiếu cá tính.
An Trần phiêu trên sân khấu cùng kèn saxophone
Rồi mới đây, An Trần tiếp tục tạo tiếng vang khi trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam được mời dự lễ hội âm nhạc trực tuyến Yippee-Ki-YAY diễn ra từ 13 – 15/8. Lễ hội âm nhạc lần đầu tiên được tổ chức, quy tụ hơn 40 nghệ sĩ tài năng của 9 quốc gia. Đây là đại nhạc hội trực tuyến đa thể loại, đa ngôn ngữ công chiếu khắp thế giới qua trang Facebook của ban tổ chức. Tại đây, An Trần và các nghệ sĩ đem đến cho khán giả khắp thế giới những màn trình diễn đa dạng từ Rock đến R&B, Jazz, EDM, Hip Hop và Blues.
Nhận học bổng của trường nghệ thuật danh tiếng tại đất nước cờ hoa
Với tài năng thiên bẩm, An Trần là học sinh ngoại quốc đầu tiên nhận được phần học bổng cao nhất tại trường Idyll Wild Arts Academy, một trong những trường trung học nghệ thuật hàng đầu và danh tiếng của Hoa Kỳ. Học tại đất nước cờ hoa, An Trần được đánh giá có nhiều cơ hội để tỏa sáng và trở thành nghệ sĩ saxophone hàng đầu trong nước cũng như quốc tế.
An Trần (giữa) tại trường nghệ thuật Idyll Wild Arts Academy
Tại trường Idyll Wild Arts Academy, An Trần theo học cùng lúc hai ngành âm nhạc, đó là Jazz và Sáng tác – Sản xuất. Cô cho biết phải tự gây áp lực cho bản thân, vì ngôi trường này “ai cũng có vẻ giỏi hơn mình”. Chính vì điều này, An Trần dành phần lớn thời gian để tập luyện, học tập. Khi đã “thấm” và có những kết quả tốt như mong muốn, cô tìm thấy sự cân bằng, hỗ trợ tinh thần và sự nghiệp bằng cách sắp xếp các thứ tự ưu tiên và học cách làm việc hiệu quả.
Quá trình để trở thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp, An Trần cho rằng: “Ngủ nhiều hơn! Sống thật vui vẻ. Hãy cân bằng thời gian của chính mình. Chẳng hạn khi dành quá nhiều thời gian cho một kỹ thuật nào đó sẽ dễ cảm thấy buồn chán. Tốt hơn bạn nên chia nhỏ và luyện tập một chút mỗi ngày, còn hơn bị ám ảnh bởi luyện một kỹ thuật (âm nhạc) trong hai tháng liên tục”, An Trần cho biết thêm.
Ái nữ của nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn được xem là của hiếm của nghệ thuật nước nhà
Với sự tự tin, năng lượng mà An Trần mang đến cho sân khấu không thể hòa lẫn với ai. Khán giả nín thở khi cô bắt đầu chơi nốt nhạc đầu tiên, rồi háo hức thưởng thức phần còn lại. “Tôi còn trẻ nên tôi có rất nhiều năng lượng, và khi lên sân khấu tôi luôn đem theo nguồn năng lượng ấy”. Đối với những bản Ballad và Jazz, An Trần cũng thổi rất ngọt. “Tôi không sợ điều gì. Tôi thực sự chỉ nhắm mắt và chơi”.
SpaceSpeakers "gom" được 4 tấn gạo sau 48 giờ phát động chiến dịch "Muzik Dập Dịch"
Trước đó, SpaceSpeakers cho biết sẽ gửi tặng 100kg gạo tới Uỷ ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cho mỗi sản phẩm trong 100 video tham gia sớm nhất và đạt yêu cầu.
Chiến dịch chỉ vừa được các nghệ sĩ công bố vào thứ Sáu vừa qua.
Với hy vọng lan toả năng lượng tích cực, tạo sân chơi cho giới trẻ yêu nhạc đồng thời đóng góp giá trị thiết thực cho cộng đồng, SpaceSpeakers đã phát động chiến dịch "góp nhạc thành gạo" mang tên "Muzik Dập Dịch" vào ngày 13/8. Trên nền beat có sẵn được sản xuất bởi SpaceSpeakers, các rapper, dancer, producer và creator có thể sáng tạo tùy theo tài năng của mình cùng những nội dung tích cực, văn minh. Kèm theo video sản phẩm, các creator cần gửi lời thách thức tới ít nhất 3 người bạn để kêu gọi tham gia "Muzik Dập Dịch".
Chỉ cần nhấn vào hashtag "#MuzikDapDich" hoặc "#SSchallenge" trên các nền tảng video, mạng xã hội, khán giả hiện đã có thể theo dõi cũng như thưởng thức các sản phẩm tham gia chiến dịch. Đặc biệt, với 100 video tham gia sớm nhất và đạt yêu cầu, SpaceSpeakers sẽ gửi tặng 100kg gạo cho mỗi video tới Uỷ ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh.
Những ngày qua, khán giả rất phấn khích khi được thưởng thức nhiều sản phẩm từ chiến dịch "Muzik Dập Dịch" do SpaceSpeakers khởi xướng.
Ngay sau khi chiến dịch được thông báo qua fanpage chính thức, Rhymastic đã lập tức mở màn bằng một bản rap trên trang cá nhân và gửi lời mời LK, Wowy, Karik, Suboi, Blacka cùng các nhóm Hip-hop Rapital, OTD, Tổ Quạ tham gia với mình. Không rap cũng chẳng hát, Touliver tiếp nối thử thách bằng một bản remix trên nền beat ban đầu và "call out" các nghệ sĩ như Hồ Hoài Anh, SOOBIN, JustaTee, SlimV, TINLE cùng các producer khác. "Anh Tou gọi nên Sơn cô đơn phải đáp lời thôi" , mới đây thì SOOBIN cũng đã xuất hiện trong hashtag "#MuzikDapDich" bằng một đoạn rap cực ngầu.
Tối ngày 15/8, chỉ sau 48 giờ khởi xướng, fanpage SpaceSpeakers thông báo chiến dịch "Muzik Dập Dịch" đã kêu gọi được 4.000kg gạo để gửi đến Uỷ ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, tương đương 40 video tham dự đạt yêu cầu. Ngoài các thành viên của SpaceSpeakers, chiến dịch còn có sự góp mặt từ cả các nghệ sĩ lẫn khán giả, đáng chú ý có thể kể đến MCK, Pháo, Wxrdie, HURRYKNG, Charles... Với tốc độ lan truyền như hiện tại, số video tham gia chiến dịch cũng như số kg gạo được quyên góp được dự đoán sẽ còn tăng cao vào những ngày tới.
SpaceSpeakers đã kêu gọi được 4 tấn gạo để gửi tặng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM sau 48 giờ phát động chiến dịch "Muzik Dập Dịch".
Được biết, 5 chủ nhân của các video có sức lan toả mạnh mẽ nhất sẽ có cơ hội góp mặt tại trại sáng tác "Space Jam #2". Ngoài ra, 20 video hay nhất sẽ được ghép lại thành 1 sản phẩm và phát hành trên kênh YouTube SpaceSpeakers. Với sự phát triển của Rap/Hip-hop trong những năm qua, SpaceSpeakers mong muốn dùng âm nhạc để kết nối cộng đồng, để tất cả mọi người có một mùa dịch "giãn cách chứ không xa cách". Theo đó, người hâm mộ đang rất mong chờ sản phẩm tham gia "dập dịch" từ các thành viên SpaceSpeakers còn lại cũng như những nghệ sĩ đình đám khác trong cộng đồng Rap Việt nói riêng và nhạc Việt nói chung trong thời gian gian tới.
Sản phẩm tham gia chiến dịch "Muzik Dập Dịch" của SOOBIN.
Touliver mix nhạc cực chất, gọi tên Soobin, Justatee, Hồ Hoài Anh, Tiên Tiên cùng tham gia "Muzik Dập Dịch"; Binz chơi ngông bên cây guitar điện Sau khi Rhymastic "thả vần" ngầu đét để hưởng ứng "Muzik Dập Dịch", Touliver và Binz cũng nhanh chóng tham gia và mang lại sức nóng cho chiến dịch này. Là tổ chức âm nhạc hàng đầu tại Việt Nam, SpaceSpeakers không thể đứng ngoài những hoạt động vì cộng đồng của giới nghệ sĩ. Chiến dịch "Muzik Dập Dịch" được SpaceSpeakers khởi...