Ăn trái cây ngay sau bữa ăn, sai lầm nhiều người mắc phải
Các nhà nghiên cứu lý giải, thức ăn sau khi đưa vào dạ dày sẽ phải lưu lại từ một đến hai giờ mới tiêu hóa xong. Lúc này dạ dày đang phải căng ra để chứa thức ăn.
Không nên ăn trái cây ngay sau khi vừa ăn bữa chính – Ảnh: Internet
Nếu trong khoảng thời gian “cao điểm” này, bạn tiếp tục ăn thêm trái cây sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày. Hơn nữa trong thành phần trái cây có chứa một số lượng lớn các loại axit, đường, glucose, fructose, tinh bột… càng làm tăng thêm sự lưu trệ tại cơ quan tiêu hóa.
Các nhà khoa học cho biết, thời gian lưu lại trong dạ dày của những loại thức ăn này cũng khác nhau, đường khoảng 1 tiếng, protein khoảng 2-3 tiếng, còn chất béo khoảng 5-6 tiếng.
Khi ăn trái cây ngay sau bữa ăn, trái cây vốn là loại thức ăn tiêu hóa nhanh sẽ chịu ảnh hưởng của chất bột, protein và chất béo – là những chất tiêu hóa chậm, những thứ này thường lưu lại ở trong dạ dày khoảng 1-2 tiếng hoặc lâu hơn, sau đó được phân giải nhờ các phản ứng hóa học xảy ra dưới tác dụng của dịch tiêu hóa, sau khi phân giải mới hấp thụ vào ruột non.
Nếu trái cây cũng bị chặn lại và lưu lại trong dạ dày cùng với các chất đó thì thành phần chủ yếu của trái cây là đường sẽ phát sinh phản ứng lên men dưới nhiệt độ cao trong dạ dày, tạo ra cồn và độc tố, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, táo bón…
Các thời tốt cho việc ăn trái cây
- 10 giờ sáng: Đây là lúc ta làm việc căng thẳng nhất, dễ cảm thấy bồn chồn, bứt rứt. Ăn trái cây lúc này thì mùi vị chua ngọt sẽ khiến bạn thấy tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng.
Video đang HOT
- 1 giờ trưa: Có thể hỗ trợ tiêu hóa, tốt nhất là những quả nhiều chất chua như cam, chanh, mơ, quýt, sơn trà.
- 4 giờ chiều: Lúc này thường ta đã đói bụng, trái cây có thể ăn để lót dạ. Nên chọn loại ít axit.
Quỳnh An
Theo motthegioi
Bảo Thanh bật mí cách để con không thiếu hụt năng lượng khi đến trường
Cha mẹ hãy coi bữa sáng là bữa ăn chính như trưa và tối. Thói quen bỏ bữa sáng có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh hoặc bồn chồn.
Bắt đầu ngày mới với nguồn dinh dưỡng dồi dào, trẻ sẽ tràn đầy năng lượng, học tập và hoạt động thể chất trong tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cha mẹ hãy coi bữa sáng là bữa ăn chính như trưa và tối. Thói quen bỏ bữa sáng có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh hoặc bồn chồn.
Bên cạnh đó, khi bước vào năm học mới, trẻ phải tập trung thời gian để học tập và hoạt động thể chất. Theo Times, chỉ riêng việc suy nghĩ cũng khiến cơ thể đốt cháy 320 calo/ngày. Vì vậy, sau giờ ra chơi hoặc giữa buổi sáng cũng là thời điểm bé dễ bị thiếu hụt năng lượng, cảm thấy mệt mỏi trong những tiết học tiếp theo.
"Khủng hoảng" năng lượng khi bước vào năm học mới
Mới đây, diễn viên Bảo Thanh, chia sẻ trên trang cá nhân những lo lắng về việc chuẩn bị bữa sáng và bữa phụ cho nhóc tỳ của mình.
Nữ diễn viên Về nhà đi con, cho biết: "Ngoài việc tất bật chuẩn bị quần áo, sách vở, dụng cụ học tập, tâm lý... cho cu Bỉn khi bước vào năm học mới, Thanh còn gặp thêm một loại stress mang tên 'bữa sáng cho con'. Thanh khá bận rộn nhưng tuyệt đối không bao giờ quên chuẩn bị bữa sáng cho Bỉn. Ngày nào phải đi quay hay diễn ở tỉnh, không tự tay chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà, Thanh rất nhớ. Từ trước đến nay, tôi luôn biết bữa sáng quan trọng, nhưng cụ thể như thế nào lại không rõ. Đây là sai lầm có thể khiến con bị thiếu hụt năng lượng khi đến trường".
Diễn viên Bảo Thanh chia sẻ kinh nghiệm nuôi con trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình.
Qua tìm hiểu, Bảo Thanh hiểu rằng bữa ăn sáng thường ngày chỉ cung cấp được 23% năng lượng cho trẻ. Trong khi đó, con cần đến 30% năng lượng vào buổi sáng để có thể khỏe khoắn, năng động trong những hoạt động vui chơi, học tập.
Hơn thế, việc cho bé ăn no không đồng nghĩa sẽ đủ năng lượng. Thậm chí, bữa ăn vội vàng với đồ ăn nhanh, nhiều giàu mỡ còn chứa hàm lượng chất béo khá cao, có thể làm hao hụt năng lượng của trẻ.
Nếu không ăn sáng, trẻ sẽ có xu hướng tiêu thụ nhiều calo hơn. Điều này liên quan đến nguy cơ bị béo phì. Bỏ bữa sáng, trẻ sẽ cảm thấy đói nhiều hơn vào giữa buổi hoặc ăn quá nhiều vào bữa tiếp theo.
Không chỉ vậy, việc thay đổi môi trường, thói quen sinh hoạt, tâm lý khi quay trở lại trường có thể khiến trẻ mệt mỏi, uể oải trong giờ học. Ngoài ra, ở trường, bé có nhiều hoạt động thể chất, vui chơi cùng bạn bè như chạy nhảy, đá bóng, bơi lội, đạp xe... sẽ tiêu tốn 118-400 calo mỗi giờ.
Ước tính nhu cầu năng lượng trung bình mỗi ngày cho trẻ em tiểu học dao động từ 1.400-1.600 calo với bé trai và 1.200-1.400 calo với bé gái. Nếu trẻ hoạt động nhiều, mức năng lượng tối thiểu cần cho một ngày là 1.800-2.200 calo với bé trai và 1.800-2.000 calo với bé gái. Hiện nay, có đến 17% trẻ em bị thiếu dưỡng chất mỗi ngày.
Không được ăn sáng đầy đủ và bổ sung năng lượng vào giữa buổi trẻ có nguy cơ thiếu hụt năng lượng, dẫn đến mệt mỏi, thiếu tập trung, giảm khả năng ghi nhớ trong các giờ học tiếp theo.
Làm sao để tiếp thêm cho con 7% năng lượng còn thiếu?
Bảo Thanh cho hay sau khi tìm hiểu, cô nhận ra mình mắc nhiều lỗi sai trong việc chuẩn bị bữa sáng cho con.
Bảo Thanh luôn chuẩn bị cho thức uống Milo để mang theo đến trường. Ảnh: NVCC.
"Bữa sáng, con không cần ăn quá no mà nên đầy đủ các nhóm chất cần thiết là trái cây/rau, protein, sữa và ngũ cốc. Nhóm trái cây, rau củ là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ và một số chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể. Nhóm protein (chất đạm) là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.
Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa chứa đầy đủ các chất đạm, chất béo, đường, vitamin và chất khoáng giúp cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt, trong sữa có hàm lượng canxi cao, dễ hấp thụ. Ngũ cốc (nhóm chất bột đường) cung cấp 50-60% tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày của trẻ", nữ diễn viên sinh năm 1990 tiết lộ.
Cô cũng bật mí bí quyết để giúp con đủ dinh dưỡng cho cả ngày dài là uống một hộp thức uống năng lượng Milo bữa sáng ngay sau bữa ăn đầu tiên trong ngày. Chúng bổ sung gần 7% năng lượng những món ăn sáng thông thường chưa cung cấp đủ.
"Bỉn rất thích loại thức uống này nên Thanh cũng yên tâm cất thêm vào balo cho con một hộp Milo giờ ra chơi và vài chiếc bánh ngọt để bé có thể sử dụng ngay khi thấy đói, mệt hoặc sau giờ chơi thể thao", Bảo Thanh chia sẻ.
Theo Zing
Cho bé ăn trái cây thay rau, liệu có ổn? Bé nhà tôi không chịu ăn rau nhưng rất thích ăn trái cây, tôi thử cho bé ăn nhiều trái cây thay luôn phần rau nhưng có vẻ việc tiêu hóa không ổn lắm. Ảnh minh họa Bạn đọc Minh Yến ( yennguyen...@gmail.com), hỏi: Con gái tôi năm nay 3 tuổi, rất lười ăn rau, đã làm đủ cách từ dọa dẫm đến...