An toàn vệ sinh lao động, môi trường làm việc tốt – điều kiện cần thiết để doanh nghiệp phát triển
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Vai trò công tác an toàn, vệ sinh lao động trong việc thực hiện chương trình phục hồi kinh tế – xã hội giai đoạn sau đại dịch COVID-19″.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh phát biểu, sáng 31/5/2022. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Phát biểu tại Tọa đàm, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh cho biết: Kể từ năm 2020 đến nay, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường và kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội từ sức khỏe, tính mạng, đời sống của các tầng lớp nhân dân, người lao động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trước bối cảnh đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách chưa có tiền lệ nhằm vừa chống dịch COVID-19, sản xuất an toàn và phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện “mục tiêu kép” với ưu tiên hàng đầu là chăm lo, bảo vệ sức khỏe và sinh mệnh người dân, cố gắng cao nhất bảo đảm các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành một số chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 để kịp thời hỗ trợ đoàn viên, người lao động, đội ngũ y tế.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nêu rõ, hiện nay, tình hình dịch bệnh đã tạm lắng. Tuy nhiên, việc chăm lo đời sống và bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho đoàn viên công đoàn và người lao động vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhằm góp phần tham mưu, đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, an sinh xã hội trong quá trình triển khai thực hiện chương trình phục hồi nền kinh tế của Chính phủ sau đại dịch.
Quyền Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động Nguyễn Anh Thơ cho rằng, những vấn đề cấp bách về an toàn, vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động cần được giải quyết trong giai đoạn 2021 – 2025 gồm: Ngăn chặn sự gia tăng tai nạn lao động, đặc biệt là các vụ tai nạn nghiêm trọng làm chết nhiều người trong lĩnh vực xây dựng, khai khoáng, hóa chất, hóa dầu; tăng cường giám sát ô nhiễm môi trường lao động, từng bước cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động, vệ sinh lao động, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu…
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Anh Thơ, các nghiên cứu, báo cáo khảo sát đã xác định rõ từng nguy cơ, rủi ro đối với an toàn sản xuất, an toàn cháy nổ, môi trường, sức khỏe nghề nghiệp, nguy cơ lây mắc COVID-19, cũng như các yếu tố về sinh học hóa chất hay bất kỳ nguy cơ gây tai nạn, sự cố, bệnh tật nào khác; đồng thời phân tích, đưa ra biện pháp, cách thức quản trị các rủi ro để phòng ngừa hiệu quả tai nạn, sự cố sản xuất, cháy nổ, ô nhiễm môi trường. Từ thực tế đó, ông Nguyễn Anh Thơ cho rằng, được làm việc trong môi trường an toàn, người lao động mới yên tâm làm việc, nâng cao năng suất lao động, góp phần vào sự phát triển ổn định của doanh nghiệp và phục hồi kinh tế và phát triển bền vững đất nước.
Trưởng Phòng Chính sách Bảo hộ lao động, Cục An toàn lao động (Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội) Nguyễn Khánh Long cho biết: Từ đầu năm 2020, Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 không chỉ đối với tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn gây ra những thiệt hại nặng nề đối với nền kinh tế do phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, phòng, chống dịch bệnh trong bối cảnh dịch bùng phát nhanh khi chúng ta chưa chủ động được nguồn vaccine để tiêm phòng cho người dân.
Để góp phần bảo đảm hiệu quả, bền vững của Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ, ông Nguyễn Khánh Long cho rằng các cơ quan, đơn vị chức năng cần tổ chức rà soát, đánh giá những nội dung chính sách, pháp luật hiện hành về an toàn, vệ sinh lao động, làm rõ những điểm còn hạn chế, bất cập, chưa phù hợp với xu thế chung của thế giới, gây hạn chế, khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động trong việc tuân thủ.
Bà Ingrid Christensen, Giám đốc Quốc gia của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam phát biểu, sáng 31/5/2022. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam nêu rõ, đối thoại xã hội là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo tốt công tác an toàn vệ sinh lao động, đồng thời khuyến khích các nông trại, hợp tác xã hợp tác với nhau để cùng hướng đến mục tiêu chung là khôi phục nền kinh tế trong nước.
“An toàn vệ sinh lao động là vấn đề quan trọng mà người sử dụng lao động nào, doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm để cải thiện đầu tư. An toàn vệ sinh lao động, môi trường làm việc tốt là điều kiện cần thiết để duy trì sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào”, bà Ingrid Christensen nhấn mạnh.
Nhiều đại biểu dự Tọa đàm kiến nghị, cần nghiên cứu, rà soát, đánh giá, dự báo về các yếu tố nguy cơ, rủi ro hiện tại và tương lai đối với việc làm của người lao động trong bối cảnh chung của thế giới và Việt Nam hậu đại dịch COVID-19, trong đó bám sát những khuyến nghị, hướng dẫn, các bộ công cụ của Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về an toàn vệ sinh lao động để nghiên cứu, áp dụng, cụ thể hóa trong điều kiện của Việt Nam. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các chương trình huấn luyện an toàn vệ sinh lao động hiện hành, bổ sung trong tài liệu huấn luyện kiến thức mới về nhận diện, đánh giá các nguy cơ hiện hữu và tương lai, các biện pháp chủ động phòng ngừa, ứng phó, không để xảy ra những tình huống bất ngờ, mất kiểm soát…
Khơi nguồn sáng tạo trong doanh nghiệp, nhà khoa học trẻ
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với đó là cuộc cạnh tranh về khoa học công nghệ trên toàn thế giới, việc thúc đẩy sáng kiến khoa học trong giới trẻ, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp rất cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Đổi mới sáng tạo là một trong những công cụ đắc lực, tiềm năng nhất để thúc đẩy nâng cao năng suất, đón đầu công nghệ mới giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Sản xuất các loại loa và tai nghe điện thoại di động tại nhà máy của Công ty TNHH Điện tử Foster (Bắc Ninh), tại Khu Công nghiệp Đô thị và Dịch vụ VSIP Bắc Ninh, xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh minh họa: Thống Nhất/TTXVN
Khuyến khích nhà khoa học trẻ sáng tạo
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy nhấn mạnh tại hội nghị các nhà khoa học trẻ 2022 (Young Scientist Summit) mới diễn ra: Việt Nam đã trải qua các giai đoạn phát triển mạnh mẽ, hiện nay cần phải "bứt phá" thông qua khoa học công nghệ. Để thúc đẩy sáng kiến khoa học trong giới trẻ, cần chuẩn bị nguồn lực từ sớm, đào tạo từ các trường trung học phổ thông. Đặc biệt, đối với các trường đại học, cần kết nối với sinh viên cũ đã học nước ngoài, tìm cách thu hút người tài cũng như xây dựng những cơ chế, chính sách để họ về làm việc, sáng tạo. Ngoài ra, cũng cần tạo điều kiện cho các sinh viên nghiên cứu, có nhiều chương trình cho giảng viên trẻ, tạo sự cạnh tranh, thay đổi môi trường học bởi đa phần người làm thạc sĩ, tiến sĩ giỏi đều ra nước ngoài học.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho biết: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia - Nafosted (Bộ Khoa học và Công nghệ) cũng có nhiều thay đổi để các nhà khoa học trẻ tự tin tham gia đề tài bởi trước đây, các nhà khoa học phải lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm mới được làm chủ nhiệm đề tài. Hiện nay, đã có nhiều hội đồng là các tiến sĩ trẻ, tạo cho nhà khoa học trẻ tự tin, mạnh dạn trải nghiệm. Những năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai các phương thức hỗ trợ kinh phí, đầu tư cho các đề tài bằng cơ chế Quỹ Nafosted, qua đó, các nhà khoa học trẻ có cơ hội khuyến khích sáng tạo, được hỗ trợ nghiên cứu khoa học cơ bản, tiếp cận trình độ khu vực và thế giới.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Tổ chức cán bộ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cũng cho rằng, hiện nay, so với thế hệ đi trước, các nhà khoa học trẻ có nhiều thuận lợi hơn, có nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ, phương pháp hiện đại... nên nhiều người mới ngoài 30 tuổi đã có học hàm tiến sĩ, là nghiên cứu viên, giảng viên chính, thậm chí nghiên cứu viên cao cấp, đạt được một số thành tựu khoa học có ý nghĩa thiết thực. Bên cạnh đó, các tài năng trẻ còn được thừa hưởng thành quả khoa học tiên tiến của thế giới; công trình của họ được công bố, quốc tế công nhận.
Ông ỗ Tiến Dũng, Giám đốc Quỹ Nafosted chia sẻ, đến nay Quỹ đã tài trợ cho khoảng 3.000 đề tài nghiên cứu, với sự tham gia của hơn 15.000 lượt nhà khoa học tại các trường đại học, viện nghiên cứu trên cả nước. Số đề tài có chủ nhiệm là nhà khoa học trẻ không quá 40 tuổi chiếm từ 55-65% số đề tài nghiên cứu cơ bản. Tỷ trọng nhà khoa học trẻ được hỗ trợ lớn, đóng góp quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tương lai. Quỹ thực hiện quản lý chất lượng nghiên cứu theo chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện, thúc đẩy các nhà khoa học, nhất là nhà khoa học trẻ tăng cường hợp tác nghiên cứu trong nước và quốc tế, thực hiện các nghiên cứu khoa học với chất lượng chuyên môn cao, tiếp cận trình độ khu vực và thế giới.
Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và có nhiều tác động khó lường, ảnh hưởng lớn đến kinh tế-xã hội, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên toàn cầu, Việt Nam vẫn duy trì được vị trí trong nhóm 50 quốc gia dẫn đầu là nỗ lực rất lớn và Việt Nam được đánh giá là đang bắt kịp đà tăng chỉ số đổi mới sáng tạo của thế giới khi thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì và phát triển tốt đã khẳng định việc đầu tư cho đổi mới sáng tạo.
Không có mô hình mẫu về đổi mới sáng tạo
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy nhận thấy, một thực tế là nhiều doanh nghiệp sản xuất vẫn sử dụng công nghệ 1.0 (sản xuất bằng tay), 2.0 (tự động chưa kết nối máy tính) và có khoảng cách rất xa ở mức 4.0. Thực tế, số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam có sử dụng các công nghệ 4.0 như in 3-D, robot còn rất ít, đây là vấn đề đáng "báo động" trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới đã phân tích các rào cản gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình đổi mới sáng tạo khi phần lớn các doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó 20% hoạt động xuất khẩu còn hạn chế do thiếu quy mô, công nghệ và mức độ "tinh vi" về kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang loại bỏ dần ưu thế của kinh nghiệm, phương thức quản trị tự phát và mô hình kinh doanh cũ. Đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận, giảm chi phí, tăng sự hài lòng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo ra thị trường mới, thu hút các nguồn lực, nâng cao uy tín của doanh nghiệp nhưng lại không có mô hình mẫu về đổi mới sáng tạo nên doanh nghiệp phải nhận định đúng và chọn mô hình để phát triển.
Đổi mới sáng tạo vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với doanh nghiệp Việt, khi nền sản xuất công nghiệp dựa vào gia công và thâm dụng lao động đang chiếm phần lớn trong trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. Xác định khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực chủ yếu cho tăng trưởng và phát triển bền vững, ông Nguyễn Đoàn Kết, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông cho biết: Rạng Đông đã chú trọng đầu tư vào khoa học và công nghệ, liên kết với các trường đại học lớn và xây dựng 3 trung tâm nghiên cứu về công nghệ ánh sáng, công nghệ số và phát triển các mô hình kinh doanh trên nền tảng thương mại số để hướng tới các sản phẩm có thiết kế Việt Nam, sản xuất trên dây chuyền Việt Nam và kinh doanh trên nền tảng của Việt Nam nhưng vẫn mang lại giá trị gia tăng cao, đáp ứng đủ điều kiện chất lượng để xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn, bởi việc thay đổi từ nhận thức, thói quen để thay đổi chiến lược, mô hình kinh doanh, cơ chế điều hành...
Đồng tình với quan điểm của các chuyên gia về việc không có mô hình mẫu về đổi mới sáng tạo cho tất cả doanh nghiệp, ông Nguyễn Đoàn Kết cho rằng mỗi doanh nghiệp phải nhận định và tìm bước đi phù hợp với năng lực, nguồn lực, trình độ thực tế của doanh nghiệp mình. Đối với Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông gặp thách thức là doanh nghiệp thiếu thông tin để xác định bước đi, lộ trình phát triển bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, thách thức về máy móc, thiết bị khi trải qua quá trình 60 năm hình thành và phát triển có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều nước, từ nhiều thời điểm khác nhau nên trong quá trình đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp đã tìm ra giải pháp công nghệ để tạo nên những kiến trúc hợp nhất các nền tảng công nghệ, máy móc.
Ông Nguyễn Tùng Lâm, Phó Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ) nhấn mạnh: việc tăng trưởng dựa vào vốn, tài nguyên, lao động trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị thu hẹp đã trở nên không còn phù hợp, do đó việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất dựa trên đổi mới sáng tạo là mô hình tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, khích lệ được sự đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, trong từng cá nhân và từng nhóm, lĩnh vực sản xuất. Trong khuôn khổ hợp tác của Tổ chức Năng suất châu Á (APO), các nền kinh tế thành viên đã thảo luận và nghiên cứu các giải pháp để "đi tắt đón đầu" thông minh bằng đổi mới sáng tạo, cải cách mô hình quản lý, đồng thời mở rộng năng lực áp dụng các thực hành và công nghệ mới, thế hệ mới. Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn trong nước cho thấy, Việt Nam phải đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo nói chung, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp nói riêng để phát triển bền vững.
Khởi sự kinh doanh của các doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4/2022 vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, hoạt động khởi sự kinh doanh đã có sự khởi sắc mạnh mẽ. Trong đó, số doanh nghiệp thành lập mới đạt cao nhất từ trước đến nay với 15 nghìn doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng...