An toàn thực phẩm cuối năm 2018: Mớ rau, quả trứng cũng đòi xuất xứ
Sự việc nhiều chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình bị phạt do vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ thời gian qua cho thấy, đã đến lúc việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm phải hướng đến sự bài bản.
Mức phạt đã tăng
Ông Đào Bá Thanh ở xã Liên Châu ( Thanh Oai, Hà Nội) đến giờ vẫn còn bất ngờ về việc mình vận chuyển trứng lên Hòa Bình tiêu thụ bị cơ quan chức năng tỉnh này phạt với số tiền lên tới 5,5 triệu đồng. Nguyên nhân là do ông không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Chuyến hàng đó ông bị lỗ nặng, lại còn mất quá nhiều thời gian đi nộp phạt.
Được biết, chiếc xe tải chở trứng của ông Thanh đã bị lực lượng Quản lý thị trường phối hợp Đội 4, Phòng PC46 Công an tỉnh Hòa Bình, Trạm Chăn nuôi và Thú y TP.Hòa Bình kiểm tra. Sau khi xác định ông Thanh có hành vi vi phạm vận chuyển sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, lực lượng chức năng đã tịch thu và tiêu hủy 25.940 quả trứng các loại, phạt vi phạm hành chính 5,5 triệu đồng.
Lực lượng chức năng kiểm tra, tiêu hủy sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. ảnh Thuần Việt
Không riêng ông Thanh, nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình cũng bị lực lượng chức năng xử lý với nhiều lỗi vi phạm. Điển hình như cơ sở sữa đậu nành Đông Á, địa chỉ xóm Mát, xã Dân Chủ (TP. Hòa Bình) do ông Trần Quốc Tuấn làm chủ đã vi phạm không duy trì việc kiểm soát chất lượng kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ theo quy định, phạt vi phạm hành chính 12,5 triệu đồng.
Thống kê cho thấy, qua các đợt tiêu hủy hàng hóa vi phạm do các cơ quan chức năng thực hiện, hàng hóa vi phạm làm giả nhãn hiệu, hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ chiếm phần lớn. Điển hình như vụ tiêu hủy hơn 1 tạ ruốc thịt không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng trăm hộp bánh quy giả do lực lượng Quản lý thị trường TP.Hòa Bình phát hiện, tịch thu không để lưu thông ngoài thị trường.
Video đang HOT
Theo quy định, hàng hóa trên đường vận chuyển phải có hóa đơn, chứng từ kèm theo chứng minh nguồn gốc là hợp pháp ngay tại thời điểm kiểm tra. Chính vì vậy, việc đảm bảo truy xuất nguồn gốc rất quan trọng. Đây cũng là điều kiện quan trọng để các loại nông sản có thể được lưu thông tại nhiều thị trường khó tính.
Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ
Hòa Bình là tỉnh nằm trung tâm trên trục giữa các tỉnh Tây Bắc nối với TP.Hà Nội. Vừa qua, con đường cao tốc nối giữa TP.Hà Nội với tỉnh Hòa Bình đã hoàn thành. Đây chính là cơ hội để các loại nông sản, thủy sản sạch của Hòa Bình được tiêu thụ trên những thị trường có sức tiêu dùng lớn. Vấn đề còn lại là, làm thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như truy xuất nguồn gốc.
ng Vương Đắc Hùng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hoà Bình cho biết, Hoà Bình có một số mặt hàng chủ lực gắn với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như cam, bưởi, mía, lợn bản địa, gà đồi, cá Sông Đà… Gần 80ha sản xuất nông sản của tỉnh có chứng nhận VietGAP, chứng nhận an toàn thực phẩm như rau, củ, quả, thịt cá… được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng.
Mặc dù vậy, vấn đề đầu ra cho sản phẩm nông sản của Hoà Bình vẫn đang là bài toán khó. Bởi hiện nay, giá cả nông sản vẫn bấp bênh, không ổn định. Nguyên nhân là do tỉnh chưa hình thành được nhiều mô hình sản xuất lớn gắn với tiêu thụ. Đó là chưa kể một số ý thức của nông dân về sản xuất an toàn chưa cao.
Đây chính là lý do khiến Hòa Bình mong muốn được hỗ trợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên cổng thông tin điện tử đến các cộng đồng doanh nghiệp ở Hà Nội, các hệ thống siêu thị, nhà hàng, trung tâm tổ chức sự kiện…
Theo thống kê, đến năm 2020, diện tích cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đạt trên 12.000ha, sản lượng đạt trên 30 vạn tấn; mía đạt 7.500ha, sản lượng trên 53 vạn tấn; số lồng cá trên 4.500 lồng, sản lượng 10.000 tấn; gà ta đạt 5,2 triệu con… Đến năm 2025, quy mô sản xuất và sản lượng có thể tăng thêm 30%. Ngay từ lúc này, việc tìm các kênh phân phối hiệu quả là rất quan trọng. Chính vì vậy, vấn đề đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm phải được ưu tiên hàng đầu.
Ông Nguyễn Gia Phương-Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Hà Nội (HPA) cho biết, việc kết nối tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh, thành là rất quan trọng vì Hà Nội có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp trong khi khả năng đáp ứng chưa được nhiều. 50-60% vẫn nhập từ các địa phương khác nên tiềm năng kết nối với Hoà Bình nói riêng là rất lớn.
Theo Danviet
Liên Châu hô biến "rốn nước" thành những cánh đồng trăm triệu
Là xã khó khăn với xuất phát điểm thấp, qua hơn 6 năm nỗ lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Liên Châu, huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã tích cực dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và hình thành các vùng sản xuất lớn, tạo bước đột phá trong xây dựng NTM, nâng cao thu nhập cho người dân.
Thành tỷ phú nhờ nuôi cá, ếch, trồng cây ăn quả
Bây giờ, ở cánh đồng thôn Từ Châu, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai đã phủ kín một màu xanh của nhãn, bưởi..., bởi tại đây đang có hàng chục trang trại của các nông dân tham gia chuyển đổi và đang cho hiệu quả kinh tế cao.
Trong đó, điển hình là trang trại của tỷ phú Nguyễn Văn Huynh với diện tích 3ha được quy hoạch khoa học, khép kín nhằm tận dụng tối đa diện tích đất, mặt nước để trồng cây ăn quả, thả cá và nuôi ếch thương phẩm.
Từ trồng cây ăn quả, thả cá và nuôi ếch thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Nguyễn Văn Huynh ở xã Liên Châu có thu nhập cả tỷ đồng. Ảnh: Thu Hà
Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại, anh Huynh cho biết: "Cánh đồng này trước đây cấy được 2 vụ lúa nhưng vụ mùa không chắc ăn vì hằng năm bị úng ngập. Năm 2006, tôi là một trong những hộ tiên phong chuyển đổi phát triển kinh tế trang trại. Hiện, tôi đã quy hoạch tổ chức sản xuất 4 ao cá thương phẩm và 1 ao cá giống, còn lại xây trại nuôi ếch, trồng hàng trăm cây nhãn, bưởi... Từ mô hình này, năm 2017 gia đình tôi có thu nhập 1 tỷ đồng".
Là xã thuần nông, Liên Châu có 2.882 hộ gia đình với hơn 8.500 nhân khẩu. Đồng đất nơi đây thấp trũng nên được coi là "rốn nước" của huyện Thanh Oai. Từ năm 2002 về trước, nhiều diện tích chỉ cấy được một vụ lúa bấp bênh, đồng ruộng manh mún, năng suất thấp, đời sống người dân khó khăn.
"Cái khó ló cái hay", địa phương đã khuyến khích một số hộ dồn điền đổi thửa thực hiện mô hình lúa - cá - vịt, mô hình nuôi cá - trồng cây ăn quả nên thu được hiệu quả kinh tế cao.
Ông Đào Quang Huệ - Chủ tịch UBND xã Liên Châu cho biết, Đảng bộ Liên Châu đã có nghị quyết chuyên đề về dồn điền đổi thửa, tạo đột phá trên vùng đất trũng. Sau khi dồn điền đổi thửa xong, xã đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc thù của địa phương; chú trọng một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu như lúa chất lượng cao, cây ăn quả, thủy sản, chăn nuôi gà, vịt đẻ...
Xây dựng thương hiệu chuỗi "Trứng vịt Liên Châu"
Hiện, toàn xã Liên Châu đã chuyển đổi thành công 119ha ruộng trũng ở 2 thôn Từ Châu, Châu Mai trước đây chỉ cấy được 1 vụ lúa bấp bênh nay đã hình thành khu trang trại kết hợp thả cá, chăn vịt, trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao.
Đáng chú ý, để phát triển nghề truyền thống nuôi vịt ấp trứng, Liên Châu đã thành lập Hội Chăn nuôi và sản xuất trứng vịt Liên Châu để liên kết các hộ chăn nuôi vịt. Năm 2017, xã cũng đã đăng ký xây dựng thành công thương hiệu "Trứng vịt Liên Châu", trung bình mỗi ngày Hội Chăn nuôi và sản xuất trứng vịt Liên Châu cung cấp cho thị trường khoảng 8 vạn quả trứng. Trong đó, có 15% sản lượng trứng được tiêu thụ qua chuỗi với 6 cửa hàng tiện tích trên địa bàn Hà Nội.
Bên cạnh đó, xã cũng duy trì hơn 160ha vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở 2 thôn Từ Châu, Châu Mai. "Nhờ có hướng đi đúng và tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nên đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn xã đã tăng lên đáng kể, hộ nghèo giảm nhanh và bền vững hàng năm. Nếu như năm 2011, hộ nghèo toàn xã là 8,8%, thu nhập bình quân đầu người đạt 17 triệu đồng, thì đến nay 2 tiêu chí này đã đạt chuẩn, với hộ nghèo chỉ còn 1,9%, thu nhập bình quân trên 38,3 triệu đồng/người/năm...
Hiệu quả kinh tế đất sản xuất nông nghiệp đạt 270 triệu đồng/ha. Năm 2017, xã Liên Châu đã được công nhận đạt chuẩn NTM"- Chủ tịch UBND xã Liên Châu thông tin.
Theo Danviet
Vợ chồng già bệnh tật còm cõi chăm con bại não gần 30 năm Ở tuổi ngoài 60, lẽ ra được an nhàn bên con cháu nhưng vợ chồng ông Nguyễn Văn Huệ (Thanh Oai, Hà Nội) vừa phải chống chọi với bệnh tật, vừa chăm con gái bị bại não. Năm 31 tuổi, ông Nguyễn Văn Huệ (năm nay 65 tuổi, Từ Am, Thanh Thùy, Thanh Oai, Hà Nội) xin rời môi trường quân ngũ để...