An toàn thông tin: Trụ cột trong chuyển đổi số
Đó là nhận định được ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đưa ra trong Hội nghị bàn tròn cấp cao lãnh đạo Công nghệ thông tin (CNTT) và An toàn thông tin (ATTT) năm 2022 tại TP Hồ Chí Minh chiều 21/9.
Hội nghị do Cục ATTT- Bộ TTTT, Công ty An ninh mạng Viettel và IEC Group phối hợp tổ chức với chủ đề “Tối ưu nguồn lực – Tăng cường hiệu quả đầu tư an toàn thông tin trong kỷ nguyên số” với sự tham gia của hơn 60 đạ diện lãnh đạo cấp cao từ các bộ, ngành, tập đoàn, doanh nghiệp trong các lĩnh vực Tài chính – ngân hàng, chứng khoán, năng lượng, vận tải.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: kinhtedothi.vn
Phát biểu tại hội nghị Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho rằng, an toàn an ninh mạng là 1 trụ cột, 1 nội dung quan trọng để tạo niềm tin số, thúc đẩy chuyển đổi số.
Theo ông Nguyễn Đức Hiển, trong xu thế phát triển, có 3 quá trình chuyển đổi quan trọng, đó là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và chuyển đổi lao động, từ chưa có kỹ năng hay kỹ năng thấp sang có kỹ năng, trình độ cao hơn.
Trong quá trình chuyển đổi số, vấn đề rất quan trọng chính là bảo đảm an toàn, an ninh mạng. “Khi thực hiện chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng là 1 trụ cột, 1 nội dung rất quan trọng để tạo niềm tin số, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Nếu không bảo đảm được an toàn, an ninh mạng thì quá trình chuyển đổi số cũng không thể thu được thành công như mong muốn”, ông Nguyễn Đức Hiển chia sẻ quan điểm.
Video đang HOT
Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Thành Phúc, Viện trưởng Viện Chiến lược TTTT cho hay, chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số đang diễn ra mạnh mẽ.
“Thời lượng người Việt trực tuyến trên Internet liên tục tăng, tạo ra thách thức vô cùng lớn cho những người chịu trách nhiệm về an toàn, an ninh mạng. Chỉ cần một sự cố an toàn, an ninh mạng nghiêm trọng có thể là ngưng trệ chương trình chuyển đổi số của cả một ngành, một địa phương, một doanh nghiệp”, ông Nguyễn Thành Phúc nói.
Ông Nguyễn Thành Phúc cũng thông tin, trên thế giới mỗi ngày có khoảng 900 cuộc tấn công mạng và 40 điểm yếu lỗ hổng bảo mật an toàn thông tin, chuỗi cung ứng tấn công có chủ đích, mã độc, tống tiền và nguy cơ tin tặc xâm nhập hệ thống các doanh nghiệp sẽ gia tăng.
Trung bình mỗi giờ ngừng truy cập Internet của các tổ chức, doanh nghiệp có thể thiệt hại khoảng từ 300.000 USD tới 1 triệu USD. Vì thế, chỉ cần một cuộc tấn công ngắn cũng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng.
Thực tế cho thấy, đại dịch Covid-19 đã bắt buộc nhiều doanh nghiệp phải bỏ qua các quy trình an toàn bảo mật cần thiết, trong khi các cuộc tấn công mạng đang diễn ra nhiều hơn. Do đó chuyển đổi số phải được thúc đẩy bởi an ninh mạng. Việc có 1 chiến lược an ninh mạng rõ ràng sẽ cho phép các tổ chức tiến nhanh và tự tin trong môi trường đầy nguy cơ và thách thức như hiện nay.
Khẳng định quan điểm an ninh mạng phải luôn song hành cùng chuyển đổi số, đại diện Viettel Cyber Security cho rằng, cần xác định và ưu tiên đưa nguồn lực an toàn thông tin vào cùng với lực lượng chuyển đổi số; phát triển hệ sinh thái sản phẩm theo định hướng tích hợp đồng bộ trên 1 nền tảng quản trị duy nhất; đồng bộ mô hình đầu tư các dự án chuyển đổi số với các dự án bảo đảm an toàn thông tin cũng như tăng cường năng lực phòng thủ bằng công nghệ. Đồng thời cần xây dựng mô hình chuyển đổi số cân bằng, vững chắc và an toàn giữa 3 bên gồm chủ đầu tư, đối tác chuyển đổi số và đối tác an toàn thông tin.
Thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng mật mã, an toàn thông tin vào chuyển đổi số tại Việt Nam
Quy tụ nhiều chuyên gia uy tín trong và ngoài nước, hội thảo "Nghiên cứu ứng dụng Mật mã và An toàn thông tin - CryptoIS 2022" sẽ được Học viện Kỹ thuật Mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì tổ chức ngày 28/4.
Được tài trợ chính bởi Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup - VINIF, hội thảo "Nghiên cứu ứng dụng Mật mã và An toàn thông tin - CryptoIS 2022" diễn ra theo hình thức trực tiếp tại Hà Nội, kết hợp với trực tuyến qua nền tảng số.
Theo Ban tổ chức, cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số, các cuộc tấn công vào hệ thống mạng, đánh cắp thông tin, làm lộ lọt, xuyên tạc thông tin... đang diễn ra hết sức phức tạp, gây thiệt hại lớn cho mỗi quốc gia. Vì vậy, vấn đề bảo mật và an toàn thông tin trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Diễn ra trong bối cảnh đó, hội thảo "Nghiên cứu ứng dụng Mật mã và An toàn thông tin - CryptoIS 2022" hướng tới mục tiêu tạo dựng và phát triển môi trường trao đổi học thuật, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng về mật mã, an toàn thông tin tại Việt Nam.
Phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ mật mã và tạp chí An toàn thông tin tổ chức sự kiện này, Học viện Kỹ thuật mật mã muốn kết nối và hình thành cộng đồng các cơ sở nghiên cứu, trường đại học, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước về mật mã, an toàn thông tin; khẳng định tầm quan trọng của mật mã và an toàn thông tin trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình chuyển đổi số.
Theo các chuyên gia, vấn đề bảo mật và an toàn thông tin đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Hội thảo "Nghiên cứu ứng dụng Mật mã và An toàn thông tin - CryptoIS 2022" là diễn đàn cho các học giả trong nước và quốc tế có cơ hội trao đổi và trình bày các công trình khoa học và kết quả nghiên cứu mới của bản thân về những lĩnh vực liên quan; tạo cơ hội tăng cường, mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học giữa Học viện Kỹ thuật mật mã với các trường đại học trong khu vực và quốc tế.
Các diễn giả tại hội thảo là những chuyên gia hàng đầu thế giới và Việt Nam, họ sẽ trình bày những nghiên cứu mới nhất giúp định hướng và tìm kiếm ý tưởng cho cộng đồng nghiên cứu tại Học viện nói riêng và Việt Nam nói chung.
Cụ thể, các diễn giả chính gồm có: Tiến sĩ Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, với tham luận "An toàn thông tin cho chuyển đổi số"; Giáo sư Phan Dương Hiệu, Trưởng nhóm An ninh mạng - Mật mã tại Viễn thông Paris thuộc trường Bách khoa Paris, trình bày báo cáo "Hướng tới mật mã phi tập trung"; Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ, mang đến báo cáo "Xây dựng khung kiến trúc tham chiếu bảo mật thông tin cho chính phủ điện tử Việt Nam"; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Triết, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Viện trưởng Viện John von Neumann, Đại học Quốc gia TP.HCM với tham luận về "An toàn thông tin và Trí tuệ nhân tạo"; Tiến sĩ Nguyễn Khoa, Giảng viên Cao cấp Khoa Máy tính và Công nghệ Thông tin - Đại học Wollongong (Úc), trình bày báo cáo "Tổng quan về mật mã hậu lượng tử".
Theo kế hoạch, trong ngày 28/4, bên cạnh 5 báo cáo mời, hội thảo "Nghiên cứu ứng dụng Mật mã và An toàn thông tin - CryptoIS 2022" còn có 2 phiên thảo luận song song về 2 chủ đề mật mã và an toàn thông tin với sự chủ trì của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam và các diễn giả khách mời từ nước ngoài.
Sẽ có hướng dẫn đảm bảo an toàn thông tin cho 35 nền tảng số quốc gia Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT trong quý II năm nay là xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn đảm bảo an toàn thông tin cho 35 nền tảng số quốc gia. Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số,...