Ăn tim lợn mốc xanh, bồi bổ vi cá mập nhựa
Một vấn đề nổi cộm của thị trường hàng hóa tiêu dùng tuần qua là vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm khi liên tiếp phát hiện nhiều thực phẩm bẩn, giả như vi cá mập làm từ nhựa dẻo, hải sản tẩm thuốc Trung Quốc, tim lợn đông lạnh mốc xanh, nghi vấn gạo giả….
Phát hiện hơn 1 tạ tim lợn đông lạnh mốc xanh
Bất ngờ kiểm tra các hộ kinh doanh thực phẩm đông lạnh nhập lậu tại chợ Phùng Khoang, lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện hơn 1 tạ tim lợn đang trong giai đoạn cấp đông, màu đen và mốc xanh được bày bán cho người tiêu dùng.
Tim lợn đã mốc xanh
Người bán hàng thái lát mỏng những quả tim đông lạnh mềm nhũn đã rã đông để cung ứng cho khách hàng. Quá trình chế biến không có bất cứ vật dụng gì đảm bảo VSATTP.
Vi cá mập làm từ… nhựa dẻo
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản vừa cho biết, qua kiểm tra, phân tích mẫu từ người dân cung cấp, đã phát hiện vi cá mập giả mạo, khi đốt mùi khét của nhựa dẻo.
Vi cá mập giả mạo, có thể làm từ nhựa dẻo
Đây không chỉ là hành vi gian lận thương mại, vi phạm về vấn đề an toàn thực phẩm, người tiêu dùng có thể “tiền mất, tật mang”.
Bảo quản hải sản bằng thuốc Trung Quốc
Theo báo Chất lượng Việt Nam, những mớ cá, tôm, mực… trắng nõn nà, tươi ngon bày bán ở chợ đã trải qua một giai đoạn tẩm ướp bằng các loại hóa chất như: thuốc tẩy trắng, đạm urê và thậm chí là thuốc của Trung Quốc.
Hải sản ngâm vào trong nước có pha chất cấm. Ảnh minh họa
Báo Hà Tĩnh cũng thông tin, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa phát hiện một cơ sở kinh doanh hải sản trên địa bàn huyện Lộc Hà có hành vi sử dụng một loại thuốc cấm có xuất xứ từ Trung Quốc.
Rùng mình công nghệ ‘lên đời’ thực phẩm thối
Gần đây, cơ quan chức năng liên tục phát hiện những cơ sở sử dụng hóa chất để ngâm, tẩm chất độc hại để “lên đời” thực phẩm bẩn khiến người tiêu dùng khiếp sợ.
Video đang HOT
Những con gà trắng nhợt , thịt heo thối rữa chỉ cần ngâm vào hóa chất một thời gian ngắn sẽ trở nên tươi ngon, bắt mắt sau đó tung ra thị trường tiêu thụ.
Mật gấu, mật tê giác chế từ… mật chó
Báo Đời sống Pháp luật cho hay, mật gấu thật thường bán giá rất cao, khách hàng là người giàu có khá giả, đường dây tiêu thụ cũng rất kín đáo. Còn mật gấu bán trôi nổi trên thị trường đa phần là mật dỏm.
Chủ tiệm thuốc tại phố Lãn Ông cho biết trên báo này, mật gấu có thể mua khá dễ dàng tại các trang trại nuôi gấu nhưng nếu không cẩn thận cũng sẽ mua phải mật lợn, mật bò sấy khô.
Gạo nghi là hạt nhựa có mùi khét sau khi rang
Mấy ngày nay, dư luận xôn xao về vụ gạo nghi là giả ở TP.HCM. Theo chia sẻ của anh P. V trên trang cá nhân, sau một bữa cơm, gia đình anh có nhặt được 5 đến 7 viên sạn màu trắng nghi là hạt nhựa. Sau khi rang những hạt gạo trở nên vàng và chuyển sang đen… vì cháy.
Hình ảnh được cho là gạo giả khi rang cháy kết dính như nhựa và có mùi khét. Ảnh cắt từ clip
Điều đáng nói, những hạt gạo này khi cháy đã bốc khói nghi ngút và có mùi khét như mùi nhựa. Đặc biệt, những viên gạo cháy quyện vào nhau như những cục nhựa kết dính.
Người Hà Nội liều mình ăn rau Trung Quốc
Đợt mưa lớn kết hợp với nắng to vừa qua khiến nhiều diện tích rau bị thiệt hại nặng nề. Tại các chợ Hà Nội, giá nhiều loại rau tăng gần 3 lần so với trước thời điểm mưa to mà chất lượng cũng kém hẳn, rau bị dập nát nhiều.
Trong khi đó, các mặt hàng rau, củ của Trung Quốc đổ về chợ nhiều hơn. Rau xanh đắt đỏ nên nhiều người chuyển sang mua rau củ Trung Quốc vì giá các loại rau này ổn định hơn.
Hạ lãi suất: USD, vàng đều giảm
Sau khi NHNN quyết định hạ lãi suất tiền gửi đồng USD và biến động trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp đồng loạt giảm mạnh giá vàng miếng mua vào và bán ra đồng thời hạ giá mạnh đồng USD. USD trên thị trường chợ đen cũng liên tục giảm giá mạnh.
Tuy vậy, có một thực tế là thói quen tích trữ USD nhỏ lẻ của người dân không dễ gì thay đổi.
Xe sang tăng giá, xe nhỏ giảm sâu
Văn phòng Chính phủ đang tổ chức lấy ý kiến với phương án 2, tăng thuế tới 90-150% theo kiến nghị của Bộ Công Thương. Theo đó, xe sang triệu USD sẽ tăng giá gấp đôi. Trái ngược với khả năng tăng sốc của xe sang, các dòng xe nhỏ ở Việt Nam sẽ hưởng một mức giá vô cùng hấp dẫn khi thuế tiêu thụ đặc giảm về mức 20% cho xe bình dân.
Cũng liên quan đến ô tô, hãng sản xuất xe lớn nhất nước Đức , Volkswagen, vừa tuyên bố sẽ thu hồi 11 triệu xe có dính lỗi vi phạm về khí thải. Nhiều quốc gia đã ra lệnh điều tra và cấm bán một số dòng xe của Volkswagen . Trong khi đó, có thông tin rằng tập đoàn này đang có kế hoạch xây dựng cơ sở lắp ráp và phân phối xe ôtô tại Việt Nam.
Xăng tiếp tục tăng giá
Từ 15h ngày 3/10, giá xăng tăng lần thứ 2 liên tiếp nhưng mức tăng rất nhẹ, chỉ từ gần 190 đồng/lít. Còn 3 mặt hàng dầu sẽ quay đầu giảm giá nhưng cũng giảm ở mức nhẹ.
Tính tới đợt điều chỉnh giá chiều 3/10, giá xăng đã có 7 lần giảm giá và 6 lần tăng giá. Giá dầu diezen đã có 8 lần giảm và 3 lần tăng giá. Dầu hoả có 12 lần giảm và 2 lần tăng giá và madut có 9 lần giảm và 3 lần tăng giá có tổng mức tăng là 1.710 đồng.
Theo Hạnh Nguyên (Tổng hợp)
Vietnamnet
"Thực phẩm an toàn" trong siêu thị có thực sự an toàn?
Tại siêu thị, dù đã bỏ một số tiền gấp đôi, thậm chí gấp ba, gấp bốn lần so với giá chợ song chưa chắc người tiêu dùng đã mua được hàng chất lượng như mình mong muốn, khi cái mác "hàng sạch, hàng đảm bảo" chỉ là một cách ngụy trang để những sản phẩm kém chất lượng được bày bán một cách công khai với giá cả đắt đỏ. Thực phẩm "bẩn" và nỗi hoang mang trên mâm cơm nhà
Khi tình trạng thực phẩm bẩn, mất an toàn đang là nỗi lo của các bà nội trợ, nhiều người có kinh tế đã lựa chọn một cách an toàn hơn cho mâm cơm nhà mình là vào mua thực phẩm trong hệ thống các siêu thị, các cửa hàng rau sạch để mong muốn sẽ có nguồn thực phẩm chất lượng tốt hơn ở các chợ cóc, chợ tạm.
Thói quen đi siêu thị mua hàng của các bà nội trợ bắt đầu từ mong muốn tìm kiếm nguồn thực phẩm an toàn cho gia đình. Các siêu thị với đủ chiêu thức khuyến mại, giảm giá, tặng quà đã thu hút được một lượng khách hàng cực lớn vào hầu hết các ngày trong tuần. Mặt khác, các siêu thị lại mọc lên tại các khu chung cư cao cấp, nên ít ra đã phục vụ được hàng nghìn hộ gia đình tiêu thụ hàng hóa cho mình. Tuy nhiên, hàng hóa đưa vào các siêu thị đã thực sự được kiểm định gắt gao hay chưa, đúng với cái "mác" an toàn thực phẩm mà họ đóng gói trên các tem nhãn hay chưa... thì chỉ có những người... cung cấp hàng mới biết.
Còn nhớ năm ngoái, khi đoàn kiểm tra liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội do Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã phát hiện một số siêu thị có bán "rau an toàn" không rõ nguồn gốc, xuất xứ, cụ thể là một số hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội đã nhập mặt hàng rau củ quả từ Công ty TNHH Sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm (Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội) với cái mác "rau an toàn" để bán cho người tiêu dùng với giá cao. Nhưng trên thực tế, phần lớn các mặt hàng "rau an toàn" này được mua ở chợ Vân Trì và một số nguồn trôi nổi trên thị trường rồi đóng gói, dán tem giả và trong phút chốc trở thành rau an toàn.
Đại diện phía nhà cung cấp còn tiết lộ, khi các siêu thị có nhu cầu mua các loại rau trái vụ, họ còn nhập cả hàng Trung Quốc về, và vẫn với quy trình đóng gói, gắn tem, số rau này đã trở thành "rau an toàn" có xuất xứ tại Việt Nam.
Thực phẩm bán ở siêu thị.
Sau vụ việc này, người nông dân tại làng rau an toàn ở Đông Anh cũng đã bị phản ánh là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại, thuốc kích thích sinh trưởng nên các loại rau chỉ vài ba ngày là có thể thu hoạch rồi cung cấp cho các đại lý rau an toàn. Điều đáng lo ngại là các loại thuốc bảo vệ thực vật được người nông dân ở đây dùng là loại có độc tố cao, vạch màu vàng như Marshal, Peran, Cóc chúa... để diệt sâu, bọ nhảy nhanh và hiệu quả hơn so với các loại khác, nhưng họ hoàn toàn không quan tâm đến việc những loại thuốc đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng thế nào.
Trong khi đó, để cung cấp số lượng rau được gọi là an toàn cho cả địa bàn Hà Nội, thì người nông dân không thể nào chờ đợi cho đủ ngày tháng an toàn theo quy định để thu hoạch. Còn người tiêu dùng vì tin vào cái mác chất lượng "rau an toàn" bán trong các siêu thị, cửa hàng rau sạch nên không những bị "móc túi" một cách trắng trợn mà còn không tránh nổi sự độc hại cho chính gia đình mình.
Rau an toàn ở siêu thị liệu có an toàn?
Chị Vũ Thị Thu Hường, Giám đốc Siêu thị Hoàng Cầu (Hoàng Cầu, Hà Nội) chia sẻ: "Ngày trước, siêu thị chúng tôi dự tính sẽ có quầy rau sạch để phục vụ nhu cầu thiết yếu của khách hàng quen thuộc. Chúng tôi cũng đã có một số đầu mối đến chào hàng và đích thân tôi đã đến một số địa điểm trồng rau sạch trên địa bàn Hà Nội để khảo sát quy trình trồng rau, đóng gói của nông dân ở đây. Song cùng thời điểm ấy, có một số thông tin về nguồn rau bị lấy từ các chợ cóc, từ người bán rong, rau không rõ nguồn gốc xuất xứ gắn mác rau sạch để tuồn vào các siêu thị, cửa hàng rau sạch đã khiến tôi phải suy nghĩ lại.
Việc báo chí phản ánh hoàn toàn có thật, bởi vì trên thực tế, mình không thể ngày nào cũng đi kiểm tra xem có đúng loại rau mình đặt hàng không, có phải đúng xuất xứ ở nơi vùng rau an toàn không, và việc người tiêu dùng bị đánh lừa cũng là việc hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi vì theo tôi, tờ giấy chứng nhận an toàn thực phẩm chỉ là điều kiện cần, chứ chưa đủ, cái đủ là tùy thuộc vào lương tâm của người trồng rau, bán rau. Bởi vì suy nghĩ ấy, nên tôi quyết định không bán rau an toàn để không ảnh hưởng đến uy tín của siêu thị và cũng là không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng".
Anh Nguyễn Trung, một chủ cửa hàng rau an toàn ở khu đô thị mới Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: "Nếu nói rau sạch thì hoàn toàn không có rau sạch đâu. Nếu có rau an toàn thì phải chính thức mình đến tận các cơ sở quen biết để lấy rau mới đảm bảo có rau an toàn được. Còn nếu cứ có số điện thoại để gọi đặt hàng mang đến thì đảm bảo là có sự trà trộn của rau trôi nổi. Người tiêu dùng thì cũng chỉ biết dùng, chứ không có cách nào để xác minh là rau sạch hay không. Một tờ giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm thì không phải là quá khó để các cơ sở rau an toàn tìm được.
Trước đây, tôi từng làm việc tại một hệ thống siêu thị khá nổi tiếng ở Hà Nội, tôi biết chắc rằng, người nhận hàng chỉ biết nhận hàng, chứ ít khi họ kiểm tra nguồn rau cũng như bất cứ nguồn thực phẩm nào khác có thực sự như đã cam kết hay không. Cuối cùng, người thiệt nhất chỉ là khách hàng, trả tiền cao nhưng bù lại, nhận được một thứ không khác gì ngoài chợ cóc hoặc của các bác gánh hàng rong".
Chị Ngô Thị Hải, nhà ở Cầu Giấy, Hà Nội, khách hàng thường xuyên của Siêu thị Big C chia sẻ: "Trước đây hàng tuần tôi đều có mặt ở siêu thị mua đồ về dùng cho cả tuần, nhưng gần đây có nhiều thông tin về thực phẩm "bẩn" tuồn vào siêu thị nên tôi cũng ít mua đồ thực phẩm, mà chủ yếu đi ngắm nghía đồ tiêu dùng. Thực sự là bây giờ, khách hàng không biết bấu víu vào đâu để có niềm tin khi các loại thực phẩm mình mua về dù dán tem mác an toàn, hạn sử dụng này nọ đàng hoàng nhưng đều không đạt được chất lượng như đã cam kết. Tôi đọc trên báo thấy hàng loạt các loại thịt lợn, thịt gà không rõ nguồn gốc, thải loại được đưa vào siêu thị, bởi vậy mà giá thịt lợn, đặc biệt thịt gà ở siêu thị nhiều chi phí nhưng luôn rẻ hơn ở chợ cóc. Bởi vậy bây giờ tôi cũng ít mua những thực phẩm có sẵn ở siêu thị, mua gà thì ra chợ cóc mua gà sống nhìn thấy rõ mười mươi về ăn cho yên tâm".
Có nhiều khách hàng khi mua phải hàng... kém chất lượng ở siêu thị cũng đã phản ánh với báo chí hoặc trên các trang thông tin cá nhân của mình về các loại thực phẩm ở siêu thị như bánh bao mốc dù chưa hết hạn sử dụng, táo, xoài thối, hoa quả hỏng được đóng gói sẵn với giá rẻ... Còn nhớ, cách đây không lâu, một siêu thị trên địa bàn Hà Nội đã dính vụ bê bối bán thực phẩm kiểu "treo đầu dê bán thịt chó". Sản phẩm nho xanh được bán tại đây được quảng cáo là có xuất xứ từ Ninh Thuận nhưng đồng thời được dán cờ nước ngoài.
Đại diện siêu thị "cãi chày cãi cối", cho rằng đó là sự nhầm lẫn của người dán nhãn mác (nhãn quốc kỳ trên sản phẩm được coi như bằng chứng về xuất xứ của sản phẩm đó) và nho xanh đích thị được nhập từ một công ty ở Ninh Thuận. Tuy nhiên, cơ quan chức năng đã xác minh, số nho này được siêu thị mua ở... chợ đầu mối Long Biên và siêu thị nói trên đã bị xử phạt 35 triệu đồng.
Những vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc đã và đang diễn ra hằng ngày khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng. Trên thực tế, các hậu quả mà thực phẩm bẩn mang lại cho người tiêu dùng không phải sẽ ngay tức khắc phát bệnh mà nó đang ngấm ngầm hình thành trong cơ thể con người, hủy hoại nhiều thế hệ. Dù bạn có là người tiêu dùng thông thái hay là người có kiến thức uyên thâm về an toàn vệ sinh thực phẩm thì cũng khó có thể biết mình đang đứng ở chỗ nào trong ma trận thực phẩm "bẩn" len lỏi vào các ngóc ngách của đời sống. Chỉ biết cầu mong vào lòng "hảo tâm" và lương tri của người làm ra nguồn thực phẩm ấy. Mà họ, thì biết ở đâu mà tìm...
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội: Sống giữa ma trận của thực phẩm "bẩn"
Ông Vũ Vinh Phú.
Nói về vấn đề an toàn thực phẩm tưởng là chuyện "muôn năm cũ" nhưng thực ra lại là vấn đề nan giải, trước mắt và lâu dài cần phải thực hiện. Như các cụ nói, bệnh từ miệng, hiện nay, người tiêu dùng đang đi vào ma trận thực phẩm. Đừng nói đến chuyện người tiêu dùng thông thái, có biết gì đâu mà thông thái, ăn mớ rau muống thì 10 năm sau mới ung thư, biết thế nào mà lần, sợ là phải, sợ vì biết mình đang ăn cái chết vào mồm.
Tôi có bà hàng xóm kể lại, hôm nọ có bà bạn đến chơi cho mấy ôm rau muống "sạch", sạch tức là cái loại trồng cho gia đình và con cháu bà ấy ăn thôi, còn lại là mang ra chợ bán tuốt. Theo tôi, chịu trách nhiệm chính về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm 80% là ở các cấp vĩ mô, từ Bộ Công Thương, các vị giám đốc Sở Y tế, Sở Công Thương... Họ phải chủ động bảo vệ người tiêu dùng chứ. Chủ tịch TP Hà Nội nói thành phố sáng, xanh, sạch đẹp, nhưng tôi phải thêm một câu là an toàn, thiếu an toàn, là thiếu hết. Còn người tiêu dùng và doanh nghiệp phải chịu 20%.
Tôi là Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, nghe thì có vẻ "kêu" nhưng thực ra "hữu danh vô thực", chúng tôi không có quyền hành gì, chỉ đến để động viên các anh chị em đừng làm ẩu, phải đặt lợi ích người tiêu dùng lên trên hết... nghe thì tốt mà họ không nghe cũng phải chịu. Nhiều năm trong nghề, tôi cho rằng, ở siêu thị, thì rõ ràng chân chính hơn ở các chợ cóc chợ tạm. Rõ ràng, phải là người thu nhập trên chục triệu mới có tiền đi siêu thị hằng tuần. Ở chợ cóc, chợ tạm hay bà hàng rong thì làm gì có địa chỉ, tem mác hay hạn sử dụng, ở siêu thị có địa chỉ và có các thông tin cần thiết, mã vạch... để biết xuất xứ hàng hóa... Tuy nhiên, sự pha tạp là hoàn toàn có.
Ví dụ nói về rau an toàn, ở điều kiện của chúng ta hiện nay, chưa thể có rau sạch vì điều kiện tự nhiên môi trường chưa cho phép, chỉ có thể có rau an toàn. Mà an toàn ở trong điều kiện cho phép của quy định an toàn thực phẩm và an toàn của ông nông dân trồng rau là khác nhau. Ai đảm bảo là quy định được thực thi, ai đảm bảo là người nông dân sẽ làm đúng quy trình hay chỉ tặc lưỡi cho xong việc, rồi thì sống chết mặc bay, đằng nào thì cũng không sao nhiều năm tháng rồi, và chưa ai chết ngay vì... rau bẩn cả. Mà ngay tại Hà Nội, nguồn nước ô nhiễm, không khí ô nhiễm, đất ô nhiễm, làm gì có rau sạch, rau sạch phải trồng trong nhà kính, nước phải cải tạo lại, đất phải đúng tiêu chuẩn rau an toàn... nên mọi thứ chỉ là tương đối.
Ở Đông Anh, chợ rau bẩn cách chợ rau sạch có chục mét, ai biết là rau có chân để chạy sang "nhà" của nhau. Ở các nước, rau sạch phải được đóng gói bao bì cẩn thận, có chỉ tiêu, chất lượng hẳn hoi, chừ như chúng ta, rau sạch Vân Nội chỉ được xác nhận bằng cái dây bó rau. Cái này lại phải hỏi đến các lớp tập huấn kỹ thuật của Bộ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tôi e rằng, tập huấn cũng chỉ là nửa vời, tập huấn rau an toàn nhưng các nhà tổ chức vừa đi khỏi là họ đem thuốc ra phun luôn tại trận. Phun xong tươi tốt thì mang đi bán. Người tiêu dùng làm sao mà biết được, chỉ biết rau tươi rau héo, chứ biết sao được rau an toàn.
Việc rau mất an toàn gây ra nhiều hệ lụy, việc sức khỏe người tiêu dùng là vấn đề tiên quyết, cái mất lớn hơn nữa, là chúng ta làm nông thôn hóa thủ đô Hà Nội. Với thực tế nhà nhà trồng rau trên sân thượng, chung vốn nuôi nhau con lợn để mổ có lợn sạch mà ăn. Thật chẳng ở đâu như chúng ta đang sống giữa một ma trận thực phẩm bẩn như bây giờ...
Theo Trần Hoàng Thiên Kim
Công An Nhân Dân
Báo cáo Chính phủ sự cố rơi thanh sắt tại đường sắt trên cao Ban Quản lý Dự án đường sắt thuộc Bộ Giao thông vận tải vừa có báo cáo nhanh lên Chính phủ về sự cố mất an toàn thi công tại Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, xảy ra sáng 25/8, khiến một thanh thép rơi trúng xe ô tô con đang lưu thông. Báo cáo nhanh bằng văn...