Ăn tiết canh giữa dịch cúm gia cầm là “tự sát”
Giao lưu trực tuyến với độc giả Báo Điện tử Dân Việt, Bác sỹ, Thạc sỹ Vũ Ngọc Long – Trưởng phòng Kiểm dịch Y tế biên giới (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) nói: Tuyệt đối không ăn tiết canh kể cả tiết canh lợn, dê, vịt, thủy cầm… vì chẳng khác nào là tự sát…
Cụ thể, ông Long cho hay không chỉ trong đợt cúm gia cầm đang đe dọa này mà dù thời điểm nào ăn tiết canh cũng là “con đường tự tự sát” nhanh nhất do hàng loạt các vi khuẩn như khuẩn cầu lợn, sán… có trong máu lợn, gà, thủy cầm gây ra.
Bác sỹ Long cũng cho biết: Kể cả các món tái chín làm từ gà, thủy cầm cũng là nguyên nhân khiến cúm gia cầm có cơ hội xâm nhập vào cơ thể người nhanh nhất.
Ăn tiết canh rất nguy hiểm. I.T
Còn theo lãnh đạo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), Tổ chức Thú y thế giới (OIE), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông nghiệp – Lương thực của Liên Hợp Quốc (FAO) đã phát đi cảnh báo: Vi rút cúm A/H7N9 đã được phát hiện trên gia cầm hoặc môi trường hoặc người ở cac tỉnh, thành phố của Trung Quốc, bao gồm một số tỉnh giáp với các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.
Video đang HOT
Các hoạt động buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Vì vậy, nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm độc lực cao khác (A/H5N2, A/H5N8) chưa có ở Việt Nam xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới là rất cao, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh có nhiều hoạt động buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc và rất đáng lo ngại.
Theo Danviet
Thứ trưởng Bộ Y tế: "Nâng mức độ cảnh báo về cúm gia cầm H7N9"
Ngày 3.3, tại cuộc Họp ban chỉ đạo phòng chống chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao trên người, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu nâng cao mức độ cảnh báo về cúm gia cầm lên mức độ 2 (có ca bệnh).
Theo thứ trưởng Long, mặc dù Việt Nam chưa có ca bệnh nhiễm virus cúm A (H7N9), tuy nhiên nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam rất cận kề, độc lực cao hơn. Do đó, Việt Nam cần phải nâng cao mức độ cảnh báo để sẵn sàng các biện pháp phòng tránh, điều trị khi thực sự có ca bệnh.
Thứ trưởng Long phân tích, hiện nay các ca bệnh H7N9 ở Trung Quốc đang gia tăng đột ngột, cao hơn nhiều so với các năm trước. Nhiều ca bệnh đã xuất hiện ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, là nơi có đường biên giáp với Việt Nam. Virus H7N9 cũng đã gia tăng về độc lực. Trong khi đó việc kiểm soát, ngăn chặn gia cầm nhập lậu vẫn còn khó khăn. Vẫn còn tồn tại tình trạng nhập lậu gia cầm và các sản phẩm qua các lối mòn, đường ngách mà các lực lượng tuần tra còn chưa kiểm soát hết.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chỉ đạo tại hội nghị.
Ngoài ra, gia cầm mang H7N9 không hề có các biểu hiện ốm yếu như khi mắc virus H5N1, do đó người nuôi, buôn bán, giết mổ có thể rất chủ quan. Virus H7N9 cũng chưa có vắc xin dự phòng trên gia cầm như H5N1. Tỷ lệ tử vong của các ca bệnh H7N9 cũng rất cao, 10 ca mắc thì tới 3-4 ca tử vong.
Trong khi đó, ở Việt Nam có hơn 7 triệu chăn nuôi gia cầm, mỗi năm có khoảng 1,2 tỷ con gia cầm. Đây là số lượng lớn rất khó kiểm soát triệt để. Tình hình gia cầm nhiễm virus H5N6 và H5N1 vẫn diễn ra rải rác khắp các tỉnh.
"Trước bối cảnh như vậy, tôi đề nghị Ban Chỉ đạo phòng chống cúm gia cầm cần nâng cao mức độ cảnh báo của dịch như đã có ca bệnh để sẵn sàng ứng phó. Tôi cũng yêu cầu Bộ NN&PTNN cùng nâng cao mức độ cảnh báo"- Thứ trưởng Long cho biết.
Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng thông báo, dịch cúm A(H7N9) bắt đầu được ghi nhận tại Trung Quốc từ tháng 3.2013, có nguồn gốc từ cúm gia cầm. Tổng cộng đến nay có hơn 1.200 ca mắc. Tuy nhiên, từ tháng 10.2016 đến nay là đợt dịch lớn nhất cả về quy mô, số lượng mắc và tốc độ lây lan với hơn 460 trường hợp mắc xảy ra tại 14 tỉnh thành phố. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2017 tại Trung Quốc đã ghi nhận trên 449 trường hợp mắc, trong đó 96 trường hợp tử vong (tỷ lệ 34,6%).
WHO đã được thông báo của Trung tâm Phòng chống bệnh tật Trung Quốc về kết quả giải trình tự gien của vi rút được phân lập từ 2 bệnh nhân cúm A(H7N9) tại Quảng Đông, đã phát hiện một số thay đổi của vi rút cúm A (H7N9) cho thấy vi rút đã thay đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.
Sự liên tục thay đổi như là một đặc điểm tự nhiên của vi rút cúm do quá trình tái tổ hợp, do đó quan trọng là phải tiếp tục cảnh giác với sự thích ứng của vi rút cúm gia cầm ở người và các loài động vật có vú khác. Hiện nay, chưa có bằng chứng về sự thay đổi của vi rút cúm A (H7N9) làm lây truyền dễ dàng từ người sang người.
Tình hình chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia cầm vẫn rất phức tạp
TS. Masaya Kato, đại diện WHO tại Việt Nam nhận định, việc gia cầm nhiễm H7N9 không có dấu hiện ốm bệnh là một yếu tố nguy cơ khiến người dân chủ quan. Do đó, cách tốt nhất là ngăn ngừa gia cầm nhập lậu, đồng thời khuyến cáo người dân làm vệ sinh sạch sẽ ở môi trường giết mổ, nuôi nhốt gia cầm để hạn chế lây lan virus H7N9 nếu có. Ngoài ra, theo TS M. Kato, cần phải khuyến khích các bác sĩ hiểu rõ về các triệu chứng của viêm phổi nặng do virus H7N9, nhờ đó là phát hiện được ca bệnh sớm nhất.
Theo ông M. Kato, hiện tình hình dich bệnh vẫn co thể diễn biến phức tạp, số trường hợp mắc tiếp tục gia tăng. WHO chưa khuyến cáo hạn chế việc đi lại, nhưng người dân cũng nên hạn chế đi vào vùng có ổ dịch hoặc các trang trại giết mổ, chăn nuôi gia cầm đang được thông báo có nhiễm H7N9.
Theo Danviet
Căng thẳng chống cúm gia cầm... trên không Các cơ quan chức năng lẫn các chuyên gia thú y đang rất lo ngại khi đến nay, Việt Nam vẫn chưa có phương án phòng chống chim trời tràn qua biên giới mang theo virus cúm gia cầm (CGC). Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Nguyễn Nam Hùng - Chi Cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn cho...