Ăn thức ăn thừa cất 2 ngày trong tủ lạnh, một người bị viêm dạ dày ruột cấp tính
Nghĩ rằng trời mùa thu mát mẻ, thức ăn để trong tủ lạnh không dễ hỏng, anh Lưu (32 tuổi, Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc) đã phải nhập viện cấp cứu vì bị viêm dạ dày ruột cấp tính do ăn thức ăn thừa để 2 ngày trong tủ lạnh.
“ Thời tiết mùa thu đang mát mẻ hơn. Vì thế, tôi nghĩ rằng thức ăn không thể dễ bị hỏng như vậy, nên không bảo quản thức ăn, không ngờ bây giờ lại phải nhập viện“, anh Lưu hối hận trên giường bệnh.
Anh Lưu, (32 tuổi, Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc) vốn là người thích ăn dưa cải. Trời mùa hè nóng nực nên anh cũng hiếm khi ăn nó. Khi trời bắt đầu vào thu, tiết trời cũng mát mẻ hơn, cơn thèm ăn dưa cải của anh Lưu cũng bộc phát, anh vội vàng đi siêu thị mua dưa cải về ăn.
Món dưa cải muối yêu thích của anh Lưu (Ảnh: Mạng tin tức Cáp Nhĩ Tân).
Ăn tối xong, anh cất phần dưa cải thừa vào tủ lạnh. Mãi 2 ngày sau, anh mới nhớ ra rằng trong tủ lạnh vẫn còn dưa cải, không nghĩ nhiều, anh Lưu mang ra ăn nốt phần còn lại.
Tối hôm đó, bụng anh bắt đầu hơi khó chịu, nôn và tiêu chảy. Sau khi trằn trọc gần như cả đêm, các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, anh Lưu được gia đình đưa đến Bệnh viện số 2 Cáp Nhĩ Tân cấp cứu.
Khi đến bệnh viện, anh Liu ở trong tình trạng da tím tái và yếu ớt. Bác sĩ Li Li, Trưởng Khoa Cấp cứu qua kiểm tra chẩn đoán anh Lưu bị viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi điều trị, các triệu chứng của anh cuối cùng cũng thuyên giảm.
Video đang HOT
Anh Lưu bị viêm dạ dày ruột cấp tính vì ăn dưa cải đã cất trong tủ lạnh 2 ngày (Ảnh minh họa: Kuaibao).
Bác sĩ Li Li cho biết chức năng tiêu hóa của cơ thể con người suy giảm dần sau mùa thu, sức đề kháng bệnh tật của đường ruột cũng bắt đầu suy yếu. Nếu có chế độ ăn uống không lành mạnh, nó có nhiều khả năng gây ra viêm dạ dày ruột cấp tính. Với trường hợp của anh Lưu, bác sĩ Li Li nhấn mạnh rằng việc loại bỏ thức ăn thừa là nên làm, đặc biệt đối với những thực phẩm lạnh.
Điều này là bởi thức ăn khi được bảo quản trong tủ lạnh có thể sản sinh hoặc tạo điều kiện cho một số vi khuẩn gây bệnh phát triển, nếu không được hâm nóng hoặc xử lý nhiệt trước khi ăn có thể dễ dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe, như trường hợp của anh Lưu. Do đó, tốt nhất không nên tiêu thụ thức ăn thừa là thực phẩm lạnh mà không được bảo quản hoặc đã bảo quản trong thời gian dài.
Về bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính, bác sĩ Li Li thông tin thêm: Viêm dạ dày ruột cấp tính là viêm niêm mạc đường tiêu hóa với các triệu chứng lâm sàng là đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa hoặc kèm theo các mức độ khác nhau của sốt, sợ lạnh, suy nhược, chóng mặt, đau miệng… Trong những trường hợp nghiêm trọng có thể bị nôn mửa và tiêu chảy, mất nước, sốc và nhiễm toan.
Do đó, khuyên bạn mùa thu nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống, vệ sinh ăn uống để tránh “bệnh từ miệng mà vào”.
2 loại dưỡng chất giúp phòng ngừa hiệu quả ung thư tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất, vì khó chẩn đoán sớm và tiên lượng sau điều trị kém.
Ung thư tuyến tuỵ xảy ra khi tế bào ung thư phát triển trong chủ mô của tuyến tụy. Tụy là một tuyến nằm phía sau dạ dày và phía trước cột sống. Tụy sản xuất ra dịch tiêu hóa và các hormone điều hòa lượng đường huyết trong máu. Tế bào của tụy ngoại tiết sản xuất ra dịch tiêu hóa thức ăn, còn tế bào của tụy nội tiết sản xuất insulin và một số hormone khác.
Các triệu chứng ban đầu của ung thư tuyến tụy không rõ ràng, khó phát hiện sớm, đôi khi bị chẩn đoán nhầm thành viêm ruột hoặc viêm dạ dày.
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến tụy?
Theo GS Satoshi Nakagori, Đại học Y khoa Tokai, Nhật Bản, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy cao gấp 2 đến 3 lần so với người bình thường. Con số này ở người có thói quen hút thuốc lá là 2 lần; người bị viêm tụy mãn tính do uống rượu bia là 7-10 lần.
Chuyên gia này cũng cho biết thêm, khi bệnh ung thư tuyến tụy có triệu chứng thì gần 80% đã ở tình trạng không thể phẫu thuật.
Do đó, nếu mọi người xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, đau lưng, chán ăn, vàng da, nước tiểu nâu, sốt mà không thể giải thích, thì cần sớm đi thăm khám để tìm ra căn nguyên.
Ung thư tuyến tụy được điều trị như thế nào?
Có nhiều cách thức để điều trị ung thư tuyến tụy bao gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến tụy.
- Hóa trị liệu và xạ trị.
Hóa trị liệu dùng thuốc hóa chất để diệt tế bào trong khối u. Xạ trị dùng tia X-quang hoặc các tia phóng xạ khác để tiêu diệt tế bào ác tính. Phẫu thuật được dùng để cắt bỏ khối u hoặc điều trị các triệu chứng của ung thư tụy.
Tiên lượng của bệnh nhân ung thư tuỵ dù đã được tích cực điều trị bằng các phương pháp hiện đại nhưng vẫn còn rất kém. Theo báo cáo của Hiệp Hội Ung Thư Mỹ, tỷ lệ bệnh nhân ung thư tụy ngoại tiết sống sót sau chẩn đoán 1 năm chỉ khoảng 23% và sau chẩn đoán 5 năm, chỉ còn 4% bệnh nhân sống sót.
Dưỡng chất giúp phòng ngừa hiệu quả ung thư tuyến tụy
Bổ sung axit folic và vitamin B6 là giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa ung thư tuyến tụy.
Một nghiên cứu được thực hiện trên 150 bệnh nhân ung thư tuyến tụy và 459 trường hợp đối chứng đã chỉ ra: Nhóm ăn nhiều axit folic nhất có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy thấp hơn 69% so với nhóm ít ăn nhất; nhóm ăn nhiều axit folic và vitamin B6 nhất giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy tới 76%.
Những thực phẩm giàu axit folic và vitamin B6 mà bạn có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn hàng ngày bao gồm: đậu nành, đậu tằm, nấm đông cô, trứng, gan heo, rau chân vịt, măng tây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, thịt đỏ...
Lượng axit folic được khuyến nghị là 400 microgam và không vượt quá 1000 microgam mỗi ngày. Trong khi đó, lượng vitamin B6 khuyến nghị hàng ngày là 1,5 mg.
Các nhà khoa học đã khẳng định 1/3 số bệnh ung thư có thể phòng ngừa, 1/3 có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và cùng với điều trị chăm sóc hỗ trợ sẽ làm tăng chất lượng sống cho 1/3 số bệnh nhân ung thư còn lại.
Do đó, với bệnh ung thư, bên cạnh lối sống lành mạnh, chơi thể thao, suy nghĩ tích cực, tránh xa rượu bia thuốc lá, thì khám sàng lọc và phát hiện sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Lạm dụng nước thanh nhiệt ngày hè có thể gây hại cho sức khỏe Theo y học cổ truyền, vào mùa hè nhiều người thường sử dụng nước thanh nhiệt để giải nhiệt tuy nhiên cần tránh lạm dụng vì dễ gây tác dụng phụ. Theo quan niệm của y học cổ truyền, "nhiệt" là một trong những nguyên nhân gây bệnh thường gặp, nhiệt nặng hơn được gọi là "hỏa". Nhiệt được tạo nên từ nhiều...