Ăn thịt lợn chưa được nấu chín, chàng trai Thái Lan 18 tuổi bị sán dây ký sinh trắng xóa khắp người
Một chàng trai 18 tuổi ở Thái Lan thời gian gần đây bị đau đầu, nôn mửa và co giật sau khi ăn thịt lợn chưa nấu chín và một số thực phẩm khác. Sau khi kiểm tra y tế, các bác sĩ phát hiện toàn cơ thể cậu bị phủ bởi những dải màu trắng là hàng ngàn con sán dây ký sinh.
Chúng ta vẫn thường được dạy rằng phải ăn chín, uống sôi, đặc biệt là thịt lợn – loại thực phẩm có thể chứa đựng hàng ngàn loại kí sinh trùng. Tuy nhiên, một chàng trai 18 tuổi ở Thái Lan đã bị đau đầu, nôn mửa và co giật sau khi ăn thịt lợn chưa nấu chín và một số thực phẩm khác. Sau khi được thăm khám sóc y tế, cậu phát hiện ra rằng cơ thể mình đã bị ký sinh bởi lượng lớn sán dây.
Toàn bộ cơ thể được bao phủ bởi các dải màu trắng
Theo Đại học Khoa học và Công nghệ Suronali và Trung tâm Nghiên cứu Ký sinh trùng (PDRC) tại Thái Lan, trường hợp nói trên đã đến bệnh viện địa phương vì đau đầu, nôn mửa, co giật và biến dạng cảm giác.
Sau khi được kiểm tra bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ cho thấy các mô não, đầu, ngực, bụng và chân tay của chàng thanh niên này đều bị ký sinh bởi lượng lớn sán dây. Nếu nhìn vào các ảnh chụp cộng hưởng cơ thể của bệnh nhân, có thể thấy toàn bộ cơ thể bị bao phủ bởi các dải màu trắng, nhìn rất đáng sợ.
Hình ảnh sán dây ký sinh “trắng xóa” khắp người chàng trai Thái Lan 18 tuổi được Trung tâm Nghiên cứu Ký sinh trùng (PDRC) Thái Lan chia sẻ.
Bác sĩ nhận định nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bệnh nhân đã ăn thịt lợn chưa nấu chín hoặc rau, trái cây không hợp vệ sinh. Ngoài ra, anh ta có thể đã không rửa tay trước khi ăn, khiến cơ thể anh ta bị nhiễm ký sinh trùng. Sau khi điều trị bằng thuốc như steroid và thuốc chống giun, tình hình sức khỏe của bệnh nhân đã được cải thiện.
Nhiệt độ của thịt lợn chín kỹ cần phải trên 140 độ
Theo bác sĩ Hong Hao, một chuyên gia về tiêu hóa và gan ở Hồng Kông, sán dây dài nhất trong cơ thể người có kích thước đạt kỷ lục lên tới hơn 30 mét. Hầu hết bệnh nhân bị sán dây đều không có triệu chứng. Một số người thường cảm thấy đầy hơi, đau bụng, đi phân lỏng và dễ nôn. Một số người sẽ bắt đầu giảm cân và một số ít người sẽ tìm thấy trứng hoặc sán trong phân.
Ông cho rằng nguy cơ nhiễm sán dây lớn nhất đến từ việc ăn thịt lợn, đặc biệt trong quá trình băm thịt, sán dây có cơ hội được “trộn đều”, vì vậy chúng có thể len lỏi trong từng vụn thịt nhỏ nhất. Ông khuyến cáo mọi người nên ăn thịt lợn được nấu chín kỹ ở nhiệt độ trên 140 độ, tốt nhất là trên 160 độ để loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng.
Ngoài ra, Trung tâm An toàn thực phẩm Hồng Kông cũng đã đưa ra một loạt khuyến nghị cho việc ăn thịt lợn:
- Thịt lợn phải được nấu chín kỹ trước khi tiêu thụ. Phần chính giữa của miếng thịt phải được nấu ở nhiệt độ 75 độ C trở lên trong ít nhất 15 giây.
- Nếu thịt lợn vẫn có nước màu hồng sau khi nấu hoặc phần chính giữa của miếng thịt lợn có màu đỏ, nó nên được nấu lại cho đến khi miếng thịt chín hoàn toàn.
- Khi sử dụng thịt lợn để nhúng lẩu, bạn nên sử dụng 2 bộ đũa và dụng cụ khác nhau để gắp thực phẩm sống và chín. Đồng thời, tránh đặt quá nhiều thức ăn trên bàn để tránh nhiễm chéo thực phẩm sống và chín.
Thiếu máu nên ăn, uống gì để nhanh phục hồi?
Khi thiếu máu cơ thể mệt mỏi, làm việc chóng mệt, hay ngủ gà ngủ gật, hay bị ngất .... Thiếu máu có thể được cải thiện qua việc ăn uống hàng ngày với các thực phẩm giàu sắt, acid folic.
Thiếu máu là tình trạng cơ thể bị thiếu hụt hồng cầu nghiêm trọng dẫn đến hàng loạt các vấn đề đối với sức khỏe. Nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt hồng cầu này chủ yếu đến từ việc cơ thể đang bị thiếu chất sắt trầm trọng. Sắt là chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành hồng cầu và giúp hồng cầu vận chuyển dinh dưỡng và oxy đi nuôi các cơ quan trong cơ thể.
Có hai loại chất sắt được biết đến trong thực vật và động vật hiện nay, đó là sắt heme và sắt non-heme. Sắt heme có thể tìm thấy dễ dàng trong thịt của các loại động vật, còn sắt non-heme thì được tìm thấy nhiều hơn từ thực vật. Cả hai loại sắt này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hemoglobin, chất giúp hồng cầu và máu có màu đỏ, có thể lưu giữ oxy để vận chuyển.
Video đang HOT
Sắt đóng vai trò hình thành nên hồng cầu trong máu
Do đó mà nhu cầu bổ sung sắt để giúp cho người bị thiếu máu là vô cùng cần thiết. Vậy thiếu máu nên ăn gì? Hãy tham khảo những thực phẩm giàu sắt sau đây để có thể giúp bạn bổ sung lượng máu cần thiết cho cơ thể.
1. Các loại thịt
Các loại thịt nói chung đều chứa lượng sắt heme vô cùng dồi dào. Điều này giúp cơ thể có thể hấp thụ đủ lượng sắt cần thiết để sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa chứng thiếu máu. Các loại thịt bò, thịt lợn sẽ có lượng sắt cao hơn so với các loại thịt gia cầm như gà, vịt.
Các loại thịt nên ăn: thịt bò, thịt lợn, gà, vịt
Các loại thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt dồi dào
2. Các loại rau có màu xanh đậm
Một số loại rau có màu xanh đậm là nguồn cung cấp chất sắt nonheme phong phú. Ngoài ra, các loại rau này có thể cung cấp folate và vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng hơn.
Các loại rau nên ăn: Rau cải xoăn, rau chân vịt, rau cải ngồng, cần tây, rau đay, rau dền các loại, xương xông, lá lốt, rau ngót, rau bí
Rau có màu xanh đậm tốt cho người bị thiếu máu
3. Các loại hải sản
Hải sản nói chung, đặc biệt là những loài có vỏ là nguồn cung cấp chất sắt và folate lý tưởng cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa cơ thể không bị thiếu máu. Ngoài ra, hải sản chứa nhiều khoáng chất như canxi, kẽm, photpho có lợi cho xương khớp và giúp phòng ngừa các bệnh về xương khớp có thể gặp phải.
Các loài cá, thủy sản nên ăn: bao gồm cua biển, tôm, cá thu, trai, hàu, cá mòi, cá cơm.
Nguồn sắt từ hải sản vô cùng dồi dào
4. Gan, tim, thận động vật
Gan của các loài động vật như lợn, bò, gà, vịt, ngan... có chứa hàm lượng sắt và folate dồi dào. Người bệnh bị thiếu máu có thể ăn gan để bổ sung lượng sắt cho cơ thể. Tuy nhiên vì đây là nội tạng của động vật cho nên không được khuyến khích sử dụng quá nhiều. Ngoài gan ra, bạn có thể ăn tim, lưỡi của động vật cũng có thể cung cấp lượng sắt tương tự.
Gan động vật cung cấp lượng sắt và folate phong phú
5. Các loại đậu, đỗ
Các loại đậu là nguồn thực phẩm rẻ tiền, dễ kiếm, hoàn toàn phù hợp cho bất kỳ người nào mà lại cung cấp nguồn chất sắt và vitamin không hề thấp.
Một số loại đậu,đỗ nên ăn: Đậu nành, Đậu xanh, Đậu Hà Lan, Đậu đen...
Một số loại đậu rất tốt cho người bị thiếu máu
6. Các loại hạt
Nhiều loại hạt cung cấp lượng sắt tốt cho cơ thể. Chúng lại hoàn toàn phù hợp cho một bữa ăn giàu dinh dưỡng đi kèm với các loại rau, salad hoặc trái cây nhằm gia tăng sức đề kháng và cải thiện tình trạng thiếu máu của cơ thể.
Các loại hạt nên ăn: Hạt điều, Hạt hướng dương, Hạt bí, Hạt hồ trăn,...
Các loại hạt bổ sung đầy đủ sắt cho cơ thể
7. Thực phẩm giàu tinh bột
Một số loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai lang, khoai tây, bánh mì có chứa lượng sắt không hề nhỏ góp phần bổ sung nguồn thiếu hụt của cơ thể. Theo như nghiên cứu, cứ 100g khoai tây đã chứa đến 3,2mg sắt, chiếm đến 20% nhu cầu sắt mà cơ thể cần mỗi ngày.
Thiếu máu nên ăn gì? Thực phẩm giàu tinh bột là thứ bạn cần
8. Các loại trái cây giàu vitamin C
Thiếu máu nên ăn gì? Các loại trái cây giàu vitamin C là nguồn thực phẩm lý tưởng dành cho người bị thiếu máu. Vitamin C sẽ giúp cơ thể giữ lại và hấp thụ sắt hiệu quả, từ đó tăng quá trình chuyển hóa các chất được vận chuyển bởi hồng cầu tốt hơn.
Các loại trái cây nên ăn: Cam, Củ cải đường, Chanh, Dâu tây, Nho, Cà chua..
Nên bổ sung vitamin C từ trái cây cho người bị thiếu máu
9. Ăn nho khô
Nho khô là loại trái cây được sấy khô để tiện lợi cho quá trình bảo quản. Tuy vậy nó cực kỳ nhiều sắt, canxi, photpho và kẽm giúp tốt cho máu và các cơ quan trong cơ thể. Những chất chống oxy hóa trong nho khô còn giúp kích thích cơ thể sản sinh hồng cầu, góp phần ngăn ngừa tình trạng thiếu máu xảy ra.
Nho khô chứa nhiều sắt hơn bạn tưởng
10. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa là loại đồ uống chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao và có lợi cho sức khỏe. Ngoài các khoáng chất như canxi, sắt, magie, photpho rất bổ dưỡng cho cơ thể và bổ máu. Các vitamin A, C và B12 có vai trò quan trọng trong việc giữ sắt ở lại cơ thể và hình thành nên hồng cầu, từ đó bạn sẽ không còn bị thiếu máu nữa.
Sữa tươi rất tốt cho người bị thiếu máu
Thiếu máu nên kiêng ăn, uống gì?
1. Cà phê
Trong cà phê có chứa một lượng nhỏ polyphenol, có khả năng ức chế cơ thể hấp thụ chất sắt. Do đó với người thường sử dụng quá nhiều cà phê, họ có nguy cơ cao bị thiếu máu và dưỡng chất hơn những người sử dụng cà phê một cách điều độ.
2. Rượu, bia
Rượu bia chứa nhiều chất có khả năng ngăn cản quá trình trao đổi chất ở gan cũng như cơ thể. Điều này khiến gan dễ bị tổn thương, cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng quan trọng trong việc hình thành hồng cầu dẫn đến thiếu máu.
3. Một số loại ngũ cốc
Một số loại ngũ cốc nguyên cám như lúa mạch, yến mạch, ... có chứa rất nhiều gluten. Đây là chất có khả năng ức chế quá trình hấp thụ folate, tổng hợp sắt ở cơ thể để tạo nên hồng cầu. Do đó ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ trong thời gian thai kỳ.
4. Thực phẩm chứa quá nhiều canxi
Canxi là chất có khả năng ngăn cản cơ thể hấp thụ sắt, vậy nên bạn cần bổ sung lượng vừa đủ canxi để cơ thể cần mỗi ngày. Tránh việc bổ sung quá nhiều canxi có thể khiến bạn vừa bị thiếu máu, vừa có nguy cơ mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu, gai cột sống...
Vitamin C có thể được sử dụng để điều trị bệnh gút? Vitamin C có thể mang lại lợi ích cho những người được chẩn đoán mắc bệnh gút vì nó có thể giúp giảm axit uric trong máu. Tại sao giảm axit uric trong máu tốt cho bệnh gút? Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), bệnh gút (gout) là do quá nhiều axit uric trong cơ thể. Vì lý...