Đó là khẳng định của các chuyên gia trước thông tin về ăn gỏi cóc, giã chân cóc để uống hoặc thịt cóc phối hợp với hạt gấc, rễ huyết dụ… giã nhỏ trộn giấm uống chữa chó dại cắn.
Thit cóc giã nhỏ trộn giấm
Theo các chuyên gia, cóc không thể chữa chó dại cắn và người bệnh dễ dàng tử vong vì ngộ độc cóc.
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Yến, trưởng khoa Dịch tễ, Viện Vệ sinh Dịch tễ TW cho biết, đến nay chưa có loại thuốc đặc hiệu nào chữa được bệnh dại lên cơn. Bệnh rất nguy hiểm với sức khoẻ con người. Nếu bị chó dại, mèo cắn truyền bệnh sang người mà không được xử lý vết thương và tiêm phòng văcxin thì tỷ lệ tử vong là 100%. TS Yến khẳng định, việc ăn cóc sống, uống nước cóc… để chữa bệnh là nhảm nhí. Thực tế, chưa có một tài liệu nào trong y văn thế giới đề cập đến vấn đề này.
Độc tố của một con cóc có thể giết chết từ 4 – 5 người khoẻ mạnh.
Theo TS Yến, ngay cả việc đơn giản là dùng cóc để đắp lên vết thương cũng có thể nguy hiểm tới tính mạng vì gây bẩn, nhiễm trùng vết thương và dễ nhiễm trùng huyết. Cách duy nhất để chữa khi đã bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn là nạn nhân phải rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng hay nước muối đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn lên…
Xử lý tại chỗ vết thương càng sớm thì tác dụng sát khuẩn, phòng virus dại tán phát càng hiệu quả. Sau đó, nạn nhân phải đến ngay cơ sở y tế để tiêm vaccine.
Đông y phủ nhận bài thuốc
BS Nguyễn Xuân Hướng, chủ tịch Hội Đông y cũng khẳng định, dùng thịt cóc ăn gỏi, uống nước… chữa lên cơn dại là mơ hồ và nguy hiểm. Đông y không có bài thuốc nào như vậy, đặc biệt là dùng cóc sống. Đông y chưa từng đề cập tới việc dùng thịt cóc chữa bệnh, trong đó có chó dại cắn. Chỉ có một số bài thuốc dùng gan, mủ cóc chữa bệnh, nhưng tất cả đều phải qua bào chế kỹ và phối hợp với các vị khác.
TS Phạm Duệ, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo, Trung tâm đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp, thậm chí cả gia đình ăn thịt, trứng, gan cóc đã nấu chín phải cấp cứu trong tình trạng hôn mê, co giật, tụt huyết áp, suy thận, loạn nhịp tim dẫn đến ngừng tim chứ đừng nói gì đến việc ăn cóc sống. Chất độc của cóc có trong nhựa cóc (là dịch tiết màu trắng đục từ các tuyến dưới da và mang tai, còn gọi là nọc cóc).
Trong nọc cóc có rất nhiều thành phần rất độc với hệ thần kinh, tâm thần và đặc biệt là độc nhất với tim. Nhựa cóc rất độc, rửa và nấu chín cũng không mất đi độc tố bufotoxine (đây là loại chất độc cực mạnh) gây rối loạn hệ thống tim mạch, thần kinh và có thể làm chết người. Độc tố của một con cóc có thể giết chết từ 4 – 5 người khoẻ mạnh. Một số loài cóc còn tiết ra độc tố tetrodotoxine có thể gây ngộ độc giống như cá nóc.
Theo Bee
Tin mới nhất
Gừng là vị thuốc cực bổ trong mùa đông nhưng những người này chớ dại ăn vào
09:25:37 24/12/2024
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản nên hạn chế sử dụng gừng. Nếu sử dụng, nên dùng với liều lượng nhỏ, sau bữa ăn và kết hợp với các thực phẩm khác để giảm kích ứng dạ dày.
Tóc bạc nhiều, uống hà thủ ô có giúp đen trở lại?
09:06:22 24/12/2024
Thời xưa, phương thức dùng hà thủ ô chủ yếu là sắc uống, chế thành viên hoàn, cao thuốc hoặc ngâm rượu. Hiện nay, với công nghệ hiện đại người ta bào chế thành các dạng tiện dùng như bột hà thủ ô, viên nang, trà tan.
Ăn bánh mì hàng ngày có tốt không?
08:56:49 24/12/2024
Bánh mì là món ăn sáng quen thuộc và tiện lợi được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc ăn bánh mì thường xuyên, đặc biệt là mỗi sáng, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Những "lần đầu tiên" và 10 sự kiện nổi bật nhất ngành Y tế TPHCM năm 2024
08:54:08 24/12/2024
Đấu thầu thuốc gộp cho tuyến y tế cơ sở, lần đầu triển khai thành công kỹ thuật thông tim bào thai nằm trong danh sách 10 sự kiện nổi bật của ngành Y tế TPHCM năm 2024.
5 loại gia vị phổ biến tốt cho tim mạch
08:51:43 24/12/2024
Một đánh giá khác của 13 nghiên cứu cho thấy quế có thể làm giảm mức chất béo trung tính và cholesterol toàn phần, cả hai đều là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
Khối u nặng 5kg nằm trong bụng người đàn ông
08:44:16 24/12/2024
Ngày 23/12, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa vừa phẫu thuật, loại bỏ khối u mỡ nặng 5kg cho bệnh nhân Đ.V.T. (58 tuổi, trú tỉnh Quảng Ngãi).
5 không sau khi massage để tránh phản tác dụng
08:13:47 24/12/2024
Massage là liệu pháp chăm sóc sức khỏe phổ biến, giúp giảm căng thẳng, thư giãn cơ thể và cải thiện tuần hoàn máu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa và tránh những tác động không mong muốn, bạn cần lưu ý một số điều sau khi massage:
Vì sao bạn dễ bị viêm họng, cảm cúm khi trời lạnh?
07:39:30 24/12/2024
Những người có vấn đề về hô hấp từ trước hoặc khả năng miễn dịch yếu đặc biệt có nguy cơ bị nhiễm trùng họng và các triệu chứng liên quan.
Hệ lụy từ nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc
07:37:33 24/12/2024
Theo các chuyên gia, nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc xảy ra khi các vi sinh vật như: Vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh, làm cho loại thuốc này không thể tiêu diệt hoặc làm giảm sự ...
Sai lầm khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng
06:00:38 24/12/2024
Chính vì vậy, một số bệnh nhân khi đã được điều trị thuốc và thấy đỡ khó thở lại dừng điều trị và không đi khám nữa. Như vậy, chúng sẽ tạo điều kiện hình thành nên những đợt cấp rất nặng bác sĩ Thủy nhấn mạnh.
Công bố 100 ca mổ não, tủy sống đầu tiên bằng Robot AI tại Việt Nam
22:45:12 23/12/2024
Hiện Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị y tế duy nhất tại Việt Nam sở hữu công nghệ mổ não và tủy sống bằng Robot AI Modus V Synaptive.
Vì sao bắp cải trở thành món ăn may mắn ngày đầu năm mới?
22:42:26 23/12/2024
Bắp cải không chỉ là món ăn quen thuộc, mà còn mang ý nghĩa may mắn đầu năm, tượng trưng cho tài lộc và thịnh vượng.