Ăn thịt có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Ăn nhiều thịt đỏ hoặc nhiều thịt chế biến hơn chẳng hạn như xúc xích, thịt xông khói… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Những người có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường loại 2 thường được yêu cầu ăn một chế độ ăn uống cân bằng và cắt giảm carbohydrate và đường tinh chế. Nhưng liệu thịt tự nhiên không chứa carbs có làm tăng nguy cơ mắc bệnh?
Thịt có làm tăng nguy cơ mắc bệnh?
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care xác định rằng, mối liên hệ tiềm ẩn giữa việc tiêu thụ thịt bằng phương pháp đốt lửa trần hoặc trên nhiệt độ cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Thịt nướng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh: NHẬT LINH
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, những người ăn thịt đỏ hoặc thịt gà nấu trên ngọn lửa trần hoặc sử dụng nhiệt độ cao như thịt nướng, thịt xông khói… có khả năng nhận được chẩn đoán bệnh tiểu đường cao hơn.
Các loại thịt được nấu theo kiểu này có hàm lượng amin dị vòng (HCAs) cao. Chúng được hình thành khi các thành phần có trong thịt (như protein và đường) phản ứng với nhiệt độ cao.
Theo Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu cũng đã liên kết các hợp chất này và các hợp chất khác được gọi là hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) làm tăng nguy cơ ung thư trong các nghiên cứu trên động vật. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa xác định được mối liên hệ giữa PAHs và ung thư ở người.
Video đang HOT
Khẩu phần ăn dễ gây bệnh tiểu đường
Các nhà nghiên cứu đã xác định mối liên hệ chặt chẽ giữa thịt đỏ chế biến và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thịt chế biến bao gồm xúc xích, thịt nguội và thịt được ướp muối.
So với nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, thịt có lượng calo và chất béo lớn hơn. Ăn một chế độ ăn nhiều thịt cũng làm tăng lượng mỡ nội tạng hoặc mỡ bụng. Các bác sĩ cho biết, mức độ mỡ bụng cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Nên có thể chất béo bão hòa được tìm thấy trong các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ, có thể góp phần vào nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, theo Healthline.
Những loại thịt có thể ăn khi bị bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường không nhất thiết phải cắt bỏ hoàn toàn thịt, nhưng có lẽ bạn nên lựa chọn nguồn thịt một cách khôn ngoan. Dưới đây là một số cách tốt để làm điều đó:
- Nên lựa chọn các loại thịt lợn nạc như thịt thăn.
- Bỏ da gà trước khi nấu.
- Mua thịt bò nạc, lý tưởng nhất là 90% nạc (hoặc hơn).
- Mua các loại thịt có nhãn “nạc” hoặc “chọn lọc”, điều này có nghĩa là chúng có ít chất béo hơn.
- Hạn chế thịt vào bữa trưa và chọn thịt nạc gà tây, giăm bông hoặc thịt bò nướng thay vì các lựa chọn nhiều chất béo hơn, chẳng hạn như xúc xích Ý hoặc thịt ba chỉ, nếu bạn muốn ăn nó.
3 món ăn sáng người Việt thích mà tế bào ung thư cũng "mê", càng ăn cái chết càng đến gần
Các chuyên gia khuyên bạn nên tránh sử dụng 3 món ăn dưới đây vào buổi sáng bởi chúng sẽ khiến cho các mầm mống ung thư trong cơ thể phát triển mạnh mẽ.
- Các sản phẩm thịt chế biến: Chất gây ung thư loại 1
Với hương vị thơm ngon, tiện lợi nên những sản phẩm chế biến từ thịt như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông, thịt hộp,... được ưa chuộng vào buổi sáng.
Theo đó, khi bạn mở danh sách thành phần của các sản phẩm thịt như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông,... thường sẽ có dòng chữ "natri nitrit". Đây là một loại nitrit, chức năng chính là làm cho thịt chín mềm, đồng thời kéo dài thời gian bảo quản. Bản thân nitrit không gây ung thư, nhưng sau khi phản ứng với protein của thịt sẽ tạo ra hợp chất nitrosamine gây ung thư.
Năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại thịt chế biến là chất gây ung thư loại 1, nghĩa là có bằng chứng rõ ràng chứng minh nó gây ung thư.
Chưa dừng lại ở đó, thịt chế biến sẵn có nhiều chất béo hơn thịt thông thường, có thể làm tăng lượng cholesterol xấu và tăng nguy cơ đột quỵ. Chính vì thế hãy hạn chế ăn thịt chế biến.
- Đồ chiên: Chất gây ung thư 2A
Bánh rán thơm ngon, bánh xèo thơm lừng, cánh gà rán, quẩy chiên... đây là những món ăn sáng yêu thích của nhiều người. Song bạn có biết rằng, đồ chiên rán được xếp vào loại chất gây ung thư loại 2A. Chất gây ung thư loại 2A có nghĩa là nó có khả năng liên quan đến ung thư.
Thực phẩm chiên ở nhiệt độ cao không chỉ làm vitamin và các chất dinh dưỡng khác bị phá hủy mà protein và chất béo cũng dễ bị biến tính ở nhiệt độ cao, có thể sinh ra các chất gây ung thư như benzopyrene và các amin dị vòng
- Dưa chua: Chất gây ung thư 2A
Cháo ăn kèm với dưa chua là món ăn sáng ưa thích của không ít người, đặc biệt là những người trung niên. Tuy nhiên, đây không phải là bữa ăn sáng lành mạnh.
Cơ quan Quốc tế về Nghiên cứu Ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới đã liệt kê các loại thực phẩm được ngâm muối mặn vào danh sách các chất có thể gây ung thư - chất gây ung thư 2A.
Theo đó, cách sản phẩm muối chua có chứa nhiều nitrit, mặc dù bản thân nitrit không gây ung thư nhưng khi đi vào cơ thể sẽ kết hợp với các sản phẩm phân giải protein trong dạ dày tạo thành nitrosamine gây ung thư.
Bữa sáng như thế nào để đảm bảo tiêu chí tránh bệnh tật?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một bữa ăn sáng lành mạnh là một bữa ăn giàu cacbon hydrate phức hợp (đường đa) có trong các loại ngũ cốc: gạo, mì, ngô, khoai củ.., cung cấp đủ protein, vitamin và khoáng chất, có nghĩa là vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Cùng với đó, bạn không nên ăn sáng quá sớm hoặc quá muộn, tốt nhất là từ 7-8h. Bữa ăn sáng nên cách thời gian thức dậy khoảng 30 phút. Trước khi ăn nên uống một cốc nước lọc ấm để kích hoạt lại hệ tiêu hóa cũng như thanh lọc cơ thể.
Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi ăn kiêng linh hoạt Có nhiều lý do khiến mọi người áp dụng chế độ ăn kiêng linh hoạt, bao gồm ý thức sức khỏe, quản lý cân nặng... Chế độ ăn kiêng linh hoạt (Flexitarian) còn được gọi là chế độ ăn bán chay là một chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật ngày càng phổ biến, nhấn mạnh vào việc ăn thực phẩm có...