Ăn thịt chó có phi nhân đạo?
“Có nên ăn thịt chó không, khi mà món ăn này không chỉ gây ra đau đớn với một loài vật thông minh gần gũi với con người, mà còn mang đến nguy cơ về sức khỏe”.
Liên minh Bảo vệ chó Châu Á (ACPA) vừa được thành lập với mục đích chấm dứt nạn buôn bán thịt chó vô nhân đạo. Tháng 8/2013, tại Hà Nội, Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam sẽ tổ chức một hội nghị kết nối các thành viên của liên minh. Nhân dịp này, PV có cuộc trò chuyện với Tiến sỹ Tuấn Bendixsen – Trưởng đại diện Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam.
Thưa ông, tại Việt Nam, món ăn thịt chó rất phổ biến, thậm chí nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đó là văn hóa ẩm thực. Vậy, mục tiêu chấm dứt nạn buôn bán thịt chó vô nhân đạo của Liên minh liệu có “va chạm” gì với văn hóa này của người Việt?
Chúng tôi không khuyến khích ăn thịt chó, nhưng chúng tôi hiểu đó là một phần văn hóa của rất nhiều người Việt.
Chúng ta cũng nên đặt ra câu hỏi cho chính mình: Có nên ăn thịt chó không, khi mà món ăn này không chỉ gây ra đau đớn với một loài vật thông minh gần gũi với con người, mà còn khiến người ăn gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe.
Không kể đến khía cạnh đạo đức, thịt chó là món ăn là khoái khẩu với một số người nhưng là nỗi bất hạnh của người chủ bị mất chó.
Tại sao các ông khẳng định việc buôn bán và sản xuất thịt chó là phi nhân đạo?
Rất nhiều cuộc điều tra trên toàn châu Á đã chứng minh rằng tất cả các khâu trong chuỗi buôn bán cung ứng thịt chó từ khai thác, vận chuyển, phân phối, đến giết thịt đều vô cùng tàn bạo.
Hành trình buôn bán chó từ Thái Lan về Việt Nam kéo dài từ 3- 4 ngày. Hàng chục con chó bị nhốt chật cứng chen chúc, thậm chí chồng lên nhau trong một cái cũi chật hẹp (chỉ tầm 60 x 100 cm). Trong suốt quá trình ấy chúng thậm chí không được cho ăn và uống nước đầy đủ. Nóng nắng, chật chội, và bệnh dịch… khiến nhiều con chó đã chết trên đường vận chuyển.
Cách giết chó cũng rất phi nhân đạo. Những chú chó bị nhốt vào lồng, nhìn đồng loại của mình bị đập chết ngay trước mắt… Trong khi đó, chúng là loài động vật cực kì thông minh.
Tiến sỹ Tuấn Bendixsen – Trưởng đại diện Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam.
Video đang HOT
Giết chó là phi nhân đạo, vậy giết thị các con vật khác như lợn, gà, bò… thì sao. Cũng là “phi nhân đạo”, thưa ông?
Xét về khía cạnh lịch sử, thì từ xưa chó đã được nuôi dưỡng không phải để làm thức ăn cho con người. Lợn, bò, gà… được nuôi dưỡng trong các trang trại để cung cấp thức ăn cho con người.
Trong khi đó, chó là bạn, được coi như một thành viên trong gia đình. Chó là người bạn đồng hành, chúng giúp đỡ con người. Nhiều người tàn tật, người mù được hỗ trợ bởi những chú chó thông minh. Tai nạn, động đất, chó cứu người, trong khi các động vật khác không làm được điều này.
Bên cạnh đó, nạn buôn bán thịt chó, dù là phi pháp hay được pháp luật quy định, đều mang lại một mối nguy hại cho sức khỏe của con người.
Cụ thể, mối nguy hại ở đây là gì?
Nạn buôn chó liên quan trực tiếp đến việc bùng nổ các dịch bệnh như giun xoắn, bệnh tả, và bệnh dại.
Tổ chức Y tế Thế giới gần đây khuyến cáo rằng nạn buôn bán chó chính là tác nhân bùng phát dịch bệnh dại ở Indonesia và bệnh tả ở Việt Nam. Đáng lo ngại hơn cả là bệnh dại.
Chúng tôi phản đối việc buôn bán chó không qua kiểm dịch qua biên giới các nước, vì đó là một tác nhân gây ra bùng nổ dịch bệnh.
Về luật pháp, mọi cá thể động vật khi vận chuyển từ nước này sang nước khác phải có kiểm dịch, chứng nhận sức khỏe, nguồn gốc rõ ràng. Như vậy, trên thực tế với 1.000 con chó chuyển lậu qua biên giới trên mỗi chuyến xe thì không hề đáp ứng được các yêu cầu trên.
Vấn nạn buôn chó hoàn toàn là vấn đề lợi nhuận. Vì lợi nhuận quá cao, những người buôn chó hầu như chỉ quan tâm đến tiền, không quan tâm đến pháp luật và càng không quan tâm đến vấn đề nhân đạo đối với động vật.
Trân trọng cảm ơn ông!
Hội nghị kết nối các thành viên của liên minh Bảo vệ chó Châu Á (ACPA) nhằm kêu gọi và hỗ trợ giải pháp cùng với các chính phủ kiểm soát pháp luật chặt chẽ hơn, theo đúng quy trình dịch tễ và y tế. Việc làm đầu tiên là kêu gọi chấm dứt buôn bán chó lậu qua biên giới Thái Lan – Việt Nam để ngăn chặn bệnh dại. Theo thống kê của Cục Thú Y năm 2011, mỗi năm có hơn 100 người chết vì bệnh dại tại Việt Nam, và 342.000 người phải tiêm phòng dịch bệnh trên.
Liên minh ACPA bao gồm các tổ chức: Tổ chức Thay đổi vì Động vật (Change for Animals Foundation), Tổ chức Nhân đạo Quốc tế (Humane Society International), Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia), và Tổ chức Soi Dog -Thái Lan (Soi Dog Foundation), hoạt động trong khu vực và trên toàn cầu.
Theo 24h
"Ăn thịt chó là quyền của mỗi người"
Trong khi rất nhiều độc giả phản đối việc ăn thịt chó, nhiều người khác lại cho rằng hành động này không đáng lên án đến vậy. Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến cho rằng không nên mang khẩu vị của một người để xét về đạo đức của người đó.
Với câu hỏi Bạn nghĩ gì về ẩm thực thịt chó của người Việt?, đã có hơn 16.000 lượt độc giả tham gia bình chọn. Đặc biệt hơn cả, số người phản đối việc ăn thịt chó gần như ngang bằng với số người ủng hộ hành động này.
Ăn thịt chó là quyền của mỗi người
Kể về chú chó rất khôn và biết nghe lời chủ của mình, độc giả huynhcongdan...@gmail.com viết: "Trước khi con chó của nhà chết mấy ngày, ba tôi nấu cháo nhưng nó không ăn. Nó bỏ đi qua bên đồi đối diện nhà tôi. Khi tôi đi tìm, đã thấy xác nó ở trong hẻm đá. Chắc nó sợ chủ nó biết sẽ buồn vì nó đã chết hay sao ấy!". Tuy vậy, độc giả này vẫn không bỏ món thịt chó: "Tôi đã ăn thịt chó và tôi cũng không bỏ thịt chó. Nhưng tôi nghĩ mình vẫn là người sống có đạo đức, vẫn yêu thương đồng loại, làm việc tốt như bao người tốt khác!".
Độc giả traitimmuathu...@yahoo.com.vn đặt câu hỏi: "Thử hỏi những người lên án ăn thịt chó có bao giờ họ ăn loại thịt khác? Chẳng phải những con vật đó cũng phải qua giết mổ, chế biến rồi mới thành món ăn đó sao?"
Đưa ra ví dụ khác, độc giả ph.thanh...@gmail.com viết: "Có ai ăn trứng lộn chưa? Các bạn có biết một sinh vật hãy còn trong trứng đã bị đem đi đun sống đáng thương đến ngần nào? Hay các bạn nghĩ gì về những người giàu có chuyên săn lùng các loại thú quý hiếm để ăn?"
Nói về việc ăn thịt chó, độc giả Nguyễn Hữu Phong ( khanhphong...@gmail.com) cho rằng mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Trong cuộc sống ai cũng hướng tới cái thiện, cái đạo đức, văn minh. Độc giả này nhận xét: "Không phải ai ăn thịt chó cũng xấu. Thực ra đó chỉ là quy luật của cuộc sống, nó giống như vòng đời của một con người: sinh - lão - bệnh - tử. Ăn thịt chó là quyền của mỗi người. Đừng áp đặt cái riêng của mình cho người khác".
Một độc giả hi vọng ngành du lịch sẽ có một phương án quảng bá, giới thiệu món thịt chó dưới góc độ là một nét văn hóa đẹp của người Việt (Ảnh minh họa)
Độc giả nguyen_binh_khiem_...@yahoo.com tỏ nỗi xót xa: "Người ta nuôi chó, nuôi bò, nuôi lợn trong nhà, mua đồ đẹp cho chúng nhưng lại ngoảnh mặt với những người vô gia cư, người ăn xin, người tàn tật..."
Theo độc giả taixuatgiangho...@yahoo.com, mỗi đất nước có một nền văn hóa khác nhau, không thể áp đặt văn hóa nước này vào nước khác. Cũng như vậy, độc giả hongthuan...@gmail.com cho rằng mỗi nền văn hóa có một cách nhìn nhận và ứng xử khác nhau, không nên suy xét hay đánh giá một giá trị theo một khía cạnh nào đó. "Hãy để cho cuộc sống diễn ra theo vốn có của nó" - Độc giả này viết.
Với băn khoăn của mình, độc giả prettyboy...@yahoo.com viết: "Hình như chúng ta đang chối bỏ quá khứ ngàn đời nay, học theo nước ngoài không đúng cách. Tại sao người nước ngoài không ăn nước mắm mà chúng ta lại ăn?"
"Khách du lịch là những người đi chơi, đi nghỉ dưỡng hoặc để biết, để hiểu văn hóa của những nơi khác chứ không phải là để điều chỉnh văn hóa của nơi khác." Là ý kiến của độc giả phamtoan...@gmail.com về một số khách du lịch nước ngoài khi những du khách này nói rằng sẽ không đến Việt Nam nếu như không bỏ việc giết và ăn thịt chó. Độc giả này cũng hi vọng ngành du lịch sẽ có một phương án quảng bá, giới thiệu món thịt chó dưới góc độ là một nét văn hóa đẹp của người Việt.
Bỏ thịt chó để sống nhân ái hơn
Độc giả Minh Châu ( ntmchau...@yahoo.com) thắc mắc: Những người ăn thịt chó sao không nghĩ họ toàn ăn thịt chó ăn cắp? Chủ nhân của những con chó đó đã buồn đến thế nào. Không phải họ tiếc của, vậy có gọi là thân thiết không? Độc giả này cũng cho rằng: "Trong khi nhiều nước không còn ăn thịt loài vật thân thiết này nữa mà chúng ta vẫn nói đó là nét văn hóa. Không phải chúng ta quá lạc hậu so với thế giới sao? Tôi tin thời gian tới, món thịt chó cũng dần bị loại ra khỏi thực đơn, vì con người biết sống nhân ái hơn".
Phản đối thói quen ăn thịt chó, độc giả Lương Khánh ( traitim...@yahoo.com) kể lại một kỷ niệm: "Có lần tôi đi đến nhà một người quen thấy anh ta đang chuẩn bị làm thịt một con chó. Con chó bị cột chặt, nằm bẹp dưới đất. Tôi chăm chú nhìn vào con chó. Bỗng nhiên nó nhìn tôi và trào nước mắt. Tôi cảm thấy xót thương vô cùng và quyết định mua lại con chó này với giá cao. Sau đó tôi đem con chó đó về nhà và tháo dây ra. Lúc đầu tôi nghĩ nó sẽ bỏ đi ngay. Nhưng thật lạ, khi tôi thả ra, nó quỳ sụp 2 chân trước xuống, giống như là đang vái lạy tôi vậy. Tôi linh cảm con chó có thể mang linh hồn một con người, nhưng do số kiếp nên linh hồn đó phải mang hình hài một con chó! Xin hãy ngừng ngay việc ăn thịt con vật trung thành nhất theo đúng nghĩa của từ trung thành!"
"Tôi tin thời gian tới, món thịt chó cũng dần bị loại ra khỏi thực đơn, vì con người biết sống nhân ái hơn" - độc giả Minh Châu viết (Ảnh minh họa)
Độc giả nghi...@gmail.com vẫn chưa quên cảm giác khi nhìn thấy một xe chở đầy chó mang đi làm thịt: "Tôi hoảng lên khi thấy điều đó. Những tiếng kêu cứu ăng ẳng xót lòng. Một cái nhìn luớt qua cũng đủ làm tôi nhớ mãi. Đất nuớc đang hội nhập, thật khó để người nuớc ngoài lúc nào cũng nghĩ người Việt thiện cảm, hiền hoà khi việc làm thịt chó diễn ra tràn lan. Thà thay đổi nếp sống còn hơn là mất thiện cảm trong mắt người khác."
Theo độc giả ngobaoan...@gmail.com, không thể so sánh việc giết cho với giết gà, giết lợn bởi những con vật kia là gia súc gia cầm, còn chó mèo là thú nuôi. Trong khi đó, độc giả Nguyên Anh (rambo...@yahoo.com) viết: "Bớt một món cũng không làm ta ốm. Hãy sống có lòng nhân ái, bạn sẽ thấy đời đẹp và ý nghĩa hơn nhiều".
Còn độc giả Ngọc Hường ( peshock_qn...@yahoo.com) cho rằng đã đến lúc người Việt phải thay đổi thói quen ăn thịt chó: "Không cầu thì sẽ không có cung, sẽ không có bọn trộm chó ác nhân thất đức, sẵn sàng chém, đánh, tông xe vào người dân khi cố gắng cản chúng lại. Thật kinh khủng!"
Cũng không ủng hộ việc ăn thịt chó, nhưng một số độc giả lại có lập luận khác. Từng rất ghiền món "cầy tơ", độc giả Đinh Thành Hưng ( arianglong...@gmail.com) đã suy nghĩ lại. Độc giả này viết: "Từ khi tôi thấy người ta chế biến chó, tôi không muốn ăn nữa. Họ làm rất bẩn và dùng nhiều chiêu biến chó gầy thành chó mập. Thậm chí còn chôn xác con chó cho trương lên rồi mới chế biến. Những con chó bị dính thuốc, khi chết vẫn còn chất độc trong cơ thể..."
Tương tự, độc giả hieuty...@gmail.com đặt câu hỏi: "Ăn ở quán, các bạn có biết nguồn gốc thịt ở đâu không? Đa số những chú chó tội nghiệp đó đều bị "cẩu tặc" dùng những cách khác nhau để bắt con chó. Chó chết không chỉ là nỗi buồn của chính người chủ nuôi mà còn ảnh hưởng sức khỏe các bạn khi ăn những chất độc đã ngấm vào miếng thịt đó. Hãy dừng lại, suy ngẫm và hành động".
Theo 24h
Thịt chó: Không chỉ người VN bị "ném đá" Không chỉ người Việt, mà cả người Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều khu vực của Thụy Sĩ cũng ăn thịt chó như Việt Nam, cho dù thói quen này bị nhiều người cho là "mọi rợ". Người Hàn Quốc tin rằng ăn thịt chó giúp cơ thể chống lại thời tiết nóng bức trong mùa hè. Vì thế, xứ sở kim chi...