Ăn theo người lớn, chương trình rap đầu tiên cho trẻ em bị chỉ trích
Dựa trên độ hot của các chương trình rap đầu tiên hiện nay, các công ty giải trí bắt đầu thực hiện gameshow rap dành cho đối tượng trẻ em. Chương trình vừa qua đã thực hiện vòng casting đầu tiên.
Tuy nhiên, Rap Kids Vietnam 2020 lại nhận về nhiều ý kiến trái chiều của cư dân mạng. Màn đáp trả của phía BTC lại càng gây mất thiện cảm với khán giả hơn.
Nhiều gương mặt nhí xuất hiện trong chương trình Rap Kids. (Ảnh: BTC)
Chương trình rap đầu tiên cho trẻ em
Sau King Of Rap và Rap Việt , Rap Kids bắt đầu xuất hiện, trở thành chương trình rap đầu tiên cho trẻ em. Vừa qua, chương trình đã tổ chức casting và quy tụ những gương mặt nhí ấn tượng. Một loại hình âm nhạc mới được áp dụng cho đối tượng trẻ em, nhiều khán giả cho rằng điều này không phù hợp.
Rap Kids đã tổ chức casting cho các tài năng nhí. (Ảnh: BTC)
Khán giả cho rằng để tạo nên một bản rap hoàn chỉnh, nghệ sĩ phải có trải nghiệm nhất định trong cuộc sống. Một rapper không chỉ rap mà còn phải viết lyrics sâu sắc. Những trẻ em ở tuổi ăn, tuổi học và mới lớn đều không thể làm được những điều này.
Rất khó để trẻ em theo đuổi rap. (Ảnh: BTC)
Phản hồi gây phẫn nộ từ BTC
Bên dưới bài đăng về Rap Kids , nhiều khán giả để lại bình luận phản đối. Cư dân mạng tranh luận với admin Fanpage chương trình về việc để trẻ em thi rap sẽ gây ảnh hưởng đến chúng.
Video đang HOT
Nhiều ý kiến trái chiều về rap xảy ra. (Ảnh: Chụp màn hình)
Thay vì trấn an dư luận, phía admin của Fanpage chương trình lại đáp trả một cách gay gắt. Người này thể hiện sự hung hăng, tức giận vì Rap Kids không được đón nhận. Hơn nữa, cách viết câu cú sai chính tả của admin cũng bị cư dân mạng mỉa mai.
Bình luận khiến khán giả khó chịu từ phía BTC chương trình. (Ảnh: Chụp màn hình)
Trước nay trẻ em tiếp cận âm nhạc thông qua các cuộc thi hát thông thường. Việc chương trình rap đầu tiên cho trẻ em phải nhận phản hồi trái chiều là điều dễ hiểu.
5 dấu hiệu cho thấy trẻ bị bắt nạt trên mạng
Đột ngột tăng, giảm thời lượng dùng điện thoại và ủ rũ sau khi lên mạng là hai dấu hiệu cho thấy con bạn bị bắt nạt trên mạng.
Do đại dịch Covid-19, nhiều trẻ em phải học qua Internet và vô tình trở thành mục tiêu bị bắt nạt trên mạng bởi để lộ cuộc sống qua camera, ví dụ như ở trong ngôi nhà tồi tàn với đông anh chị em.
Nếu tự hỏi con có phải nạn nhân bị bắt nạt trên mạng không, phụ huynh có thể xem xét năm dấu hiệu dưới đây.
Thời lượng sử dụng thiết bị điện tử của trẻ đột ngột thay đổi
Các bố mẹ có thể đoán được con mình dành bao nhiêu tiếng mỗi ngày cho Internet. Nếu nhận thấy sự thay đổi đáng kể về thời lượng bé dùng thiết bị điện tử, kể cả tăng hay giảm, bạn nên kiểm tra xem con có bị bắt nạt trên mạng hay không.
"Trẻ đột ngột sử dụng thiết bị điện tử nhiều hơn bình thuờng có thể do muốn theo dõi kẻ bắt nạt viết gì về con và những bạn khác nhận xét thế nào. Ngược lại, nếu trẻ ngừng động tới thiết bị điện tử, khả năng cao là con đang cố lảng tránh hành vi bắt nạt", tiến sĩ Tenille Richardson-Quamina, chuyên gia nghiên cứu về bắt nạt trên mạng ở Fort Lauderdale, Florida cho biết.
Trẻ có vẻ ủ rũ sau khi lên mạng
Thường xuyên thay đổi tâm trạng không phải điều lạ, nhất là đối với trẻ tuổi teen. Tuy nhiên, ủ rũ sau khi sử dụng thiết bị điện tử có thể là dấu hiệu trẻ đang trải qua điều gì tồi tệ.
Theo bà Richardson-Quamina, ngoài những biểu hiện như giận dữ, buồn bã và thất vọng, bố mẹ cũng nên xem con có tỏ ra "vui vẻ một cách gượng ép" hay không bởi điều này cho thấy trẻ đang cố gắng che giấu điều gì đó.
Trẻ bị bắt nạt trên mạng cũng dễ bị căng thẳng, lo hãi, hay giật mình.
Trẻ bí mật hơn về việc sử dụng thiết bị điện tử
Để giấu việc mình bị bắt nạt trên mạng, trẻ có thể ra ngoài để dùng điện thoại, tắt các trang web ngay lúc thấy bố mẹ đi tới hoặc từ chối nói chuyện khi được hỏi làm gì trên máy tính.
Trẻ nhắc đến việc đang xử lý "rắc rối"
Đôi khi, trẻ muốn chia sẻ với bố mẹ về vấn đề bị bắt nạt nhưng không biết cách diễn tả chính xác. Thay vào đó, chúng nói về cách mình xử lý rắc rối, những câu nói xấu hay trò trêu ghẹo.
"Trẻ có thể không sử dụng những thuật ngữ của người lớn nên bố mẹ cũng cần biết dùng ngôn ngữ của con khi nói về bắt nạt trên mạng", Richardson-Quamina khuyên.
Trẻ thay đổi thói quen hàng ngày, từ ăn uống đến ngủ nghỉ
Bị bắt nạt, dù trên mạng hay ngoài đời, cũng dẫn đến các vấn đề về thể chất và tinh thần. Theo Bailey Huston, điều phối viên tại Trung tâm Phòng chống Bắt nạt Quốc gia Mỹ, trẻ là nạn nhân của bắt nạt thường bị rối loạn giấc ngủ, tự ti, hay sợ hãi và lo âu, thu mình. Triệu chứng đau bụng, đau đầu cũng rất phổ biến.
"Bố mẹ cũng có thể nhận thấy trẻ thay đổi về thói quen ăn uống, tránh giao tiếp xã hội, hay cáu gắt", Katie Hurley, nhân viên xã hội, tác giả cuốn sách No More Mean Girls cho biết.
Ảnh: Children's Health Queensland.
Để vượt qua tình trạng bị bắt nạt trên mạng, trẻ cần tình yêu và sự hỗ trợ của bố mẹ. Dưới đây là cách phụ huynh có thể giúp con khi trẻ bị bắt nạt.
Đầu tiên, hãy lắng nghe và cảm thông
Bố mẹ có xu hướng cố gắng sửa chữa mọi chuyện, nhưng điều quan trọng đầu tiên cần làm là đáp ứng nhu cầu cảm xúc, cần được chia sẻ của trẻ. Hãy nhờ trẻ diễn giải những chuyện đang xảy ra, cho xem các bài đăng/đoạn chat và chụp màn hình.
Nhắc trẻ rằng con không đơn độc
Bắt nạt trên mạng có thể khiến trẻ cảm thấy bị cô lập, không có ai bên cạnh. Hãy xóa đi suy nghĩ này của trẻ bằng cách chứng minh cho con thấy có những người quan tâm và luôn ở bên con.
Lưu lại tình huống
Một trong những khía cạnh độc đáo của bắt nạt trên mạng là để lại dấu vết. "Bạn nên lưu đường link, in email, website và chụp toàn bộ những bài đăng chứa nội dung tiêu cực về con", Huston khuyên.
Đừng lấy điện thoại của trẻ
Một trong những lý do trẻ không đề cập đến việc bị bắt nạt trực tuyến là sợ bố mẹ sẽ tịch thu điện thoại hoặc giới hạn thời gian truy cập mạng xã hội. Theo Richardson-Quamina, dù bố mẹ có ý tốt khi làm vậy, trẻ vẫn có cảm giác bị phạt.
"Thay vì không cho trẻ dùng điện thoại, hãy ở cạnh con và cùng tìm cách để con dùng Internet một cách an toàn", Huston nói. "Điều này sẽ củng cố thông điệp rằng bị bắt nạt không phải lỗi của trẻ đồng thời động viên các con cởi mở chia sẻ về các vấn đề tiêu cực trên mạng".
Nói chuyện với nhà trường
Nếu trẻ cảm thấy thoải mái, bạn có thể trình bày vấn đề và đưa bằng chứng cho các giáo viên hoặc nhà quản lý trường học. Theo Huston, nhiều trẻ không dám chia sẻ việc bị bắt nạt với thầy cô vì sợ mọi chuyện sẽ xấu đi.
Tiếp tục trò chuyện
Bố mẹ nên dành thời gian để trò chuyện với con mỗi tuần, xem trẻ cảm thấy thế nào khi lên mạng.
"Đừng dừng nói chuyện với trẻ về cuộc sống trên mạng, ngay cả sau khi đã báo cáo tình trạng của con", Richardson-Quamina khuyến cáo. "Hãy kết nối với trẻ bằng cách nhờ con dạy cho bạn về những ứng dụng hay trò chơi mới nhất. Đừng chỉ quan tâm đến con khi có điều không hay xảy ra".
Loạt ảnh kỷ niệm không thể nào quên với hội chị em 8X và 9X, đảm bảo xem xong chảy nước mắt vì bao ký ức đẹp ùa về Hẳn là khi xem xong chị em sẽ phải thốt lên "Ôi mình đã già vậy sao?" Khi thế hệ gen Z trưởng thành, lớn lên và trở thành những người trẻ tài năng của tổ quốc thì cũng là lúc thế hệ X, Y già đi và bước qua tuổi thanh xuân. Rất nhiều năm trôi qua, cùng với sự phát triển...