“Ăn Tết vội” để kịp “hốt” lộc đầu năm
Vội vàng sửa soạn mâm cỗ và chỉ đón bữa cơm đầu năm mới, trưa ngày mùng 1 cả nhà chị Hiên (Hoài Đức, Hà Nội) đã cùng nhau ra ngoài đồng để hái rau, kịp làm hàng chở đi Hà Nội tranh thủ bán phiên chợ chiều.
Gác Tết để kiếm cơm
Đã nhiều năm nay, cứ dịp Tết đến trong khi nhà nhà chuẩn bị đi chúc Tết, thăm hỏi họ hàng thì hai vợ chồng nhà chị lại giục nhau ra đồng tranh thủ hái rau, chị Hiên cho biết:
Dạo trước Tết nhà chị toàn bán buôn, nhưng giờ tranh thủ ít chuyến bán lẻ để phục vụ “thượng đế.” Vì ngày Tết rau bán được giá, có năm tăng gấp 4-5 lần “chỉ bán loáng cái là hết,” nên nhà chị, người đi bán, người nán lại đồng hái rau chuẩn bị thêm hàng cho sớm ngày mùng 2.
Với nhà chị những ngày Tết chỉ diễn ra chớp nhoáng vẻn vẹn trong đêm Giao thừa và sáng ngày mùng Một.
Hàng rau ngày tết đắt khách
“Việc thăm hỏi chúc Tết họ hàng đành tranh thủ thời gian buổi tối để đi, còn những người thân cận sẽ dành mời họp mặt sau mấy ngày tranh thủ ‘kiếm cơm’ xong xuôi đã,” chị tươi cười nói.
Video đang HOT
Cái Tết của người nông dân là vậy, còn với những tiểu thương thành phố, nhiều người cũng tất tả để có rau bán sớm.
Chị Quỳnh, tiểu thương bán rau tại chợ Hoàng Văn Thái cho biết: Để có rau bán vào ngày mùng 1 Tết thì chị đã phải “om” hàng từ chiều 30 (tức 29) tháng chạp âm lịch. Năm nay, nguồn nhập rau khó khăn do thời tiết mưa rét kéo dài, nên giá cả có nhỉnh hơn so với trước.
Nhờ có mối quen nên từ mồng 1 đã chị hẹn các chủ vườn mang thêm rau để bán vào những ngày tiếp theo, tuy nhiên, những ngày này giá nhập đã cao gấp đôi ngày thường.
Theo kinh nghiệm buôn bán lâu năm chị Quỳnh chia sẻ: “Ngày Tết, nhà nào cũng thịt cá ê chề nhiều người lại thèm đĩa rau đổi vị.” Chính vì thế, chị tranh thủ dọn hàng sớm bán kiếm chút lời.
Được biết đây là năm thứ 3 chị không có Tết, tạm gác những ngày nghỉ đi chơi, với chị Tết lại chính là cơ hội làm ăn “béo bở.”
“Đầu năm bán sướng, chợ lác đác được mấy hàng bày bán, trong khi nhu cầu người mua lại thích rau tươi, nên chỗ nào hàng rau là khách vây quanh mua bán nhộn nhịp,” chị hớn hở nói.
Hằng năm, thu nhập những ngày bán hàng Tết của chị tăng gấp 3-4 lần so với ngày thường, nhiều khách mua còn dặn đặt thêm hàng để chuẩn bị cho bữa ăn sum họp đại gia đình đầu xuân nên chị cân nhắc chọn những loại rau nhiều nhà thường làm lẩu như rau cần, rau cải cúc, rau cải thảo….
Chính vì tính chất rau tươi nên ít người mua dành sẵn, đó cũng là cơ hội cho những người mở hàng sớm như chị “bán chạy”.
Bày hàng bán “lấy may”
Hàng rau được giá bán, cũng là động lực khiến nhiều tiểu thương “hi sinh” Tết như anh Quân, tiểu thương bán rau khu vực Hàng Da cho biết, công việc quanh năm gắn bó ở chợ, nên có đón một cái Tết chợ với anh cũng không vấn đề gì, với mong muốn mở hàng đầu năm suôn sẻ hi vọng cả năm buôn bán sẽ được thêm lộc.
“Nhiều khách hàng quen, còn hào hứng &’lì xì’ thêm khi còn thừa dăm bảy nghìn tiền lẻ, khác hẳn với ngày thường họ phải kì kèo mặc cả từng đồng một,” đó là những điều đặc biệt riêng mà không phải phiên chợ nào cũng có, anh xúc động kể.
Cầm túi đồ lỉnh kỉnh các loại rau trên tay, chị Minh (Cầu Giấy, Hà Nội) xuề xòa nói, “Tết năm nay nghỉ dài hơi, nhưng không được nghỉ trước Tết, cuối năm bận rộn không có thời gian chuẩn bị mua dành sẵn nên đầu năm mới đi mua một thể, tuy giá đắt hơn chút, nhưng nhà chị có rau tươi ăn, xem như đón lộc đầu năm mới.”
Còn với chị Mai (167 Trương Định) khách mua rau chia sẻ, biết trước giá rau Tết kiểu gì cũng đắt đỏ, chị đã cẩn thận “thủ sẵn” dành rau ăn trong vài ngày Tết nhưng cũng không khỏi trường hợp sót vài thức rau thơm lặt vặt, định trổ tài món bò xào thập cẩm lại thiếu mớ rau cần tây với vài quả cà chua chị lại lục đục ra chợ sắm, tiện tay chị mua thêm mấy mớ rau phòng khi có khách.
Phiên chợ đầu năm, không đông đúc như dịp trước Tết nhưng cũng nhộn nhịp hoạt động mua bán và không kém bớt các thức hàng.
Bên cạnh những hàng mở sớm bán các loại rau củ, các hàng cá, thịt bò cũng đông khách mua, những món bình dân như hàng đậu phụ nhiều người cũng chuộng ăn vì thèm món đổi vị…
Ngồi ở gian hàng quen thuộc, chị Mai tiểu thương hàng rau chợ đầu mối Phùng Khoang tâm lý nói, “cuối năm cập rập, chị em nghỉ Tết sát ngày chưa kịp mua sắm thì phiên chợ đầu năm là dịp để chiều lòng &’thượng đế’ sửa soạn Tết muộn và các tiểu thương như chị cũng tranh thủ được dịp hái lộc.
Theo 24h
Độc đáo phong tục gõ cửa xin lộc đầu xuân
Những ngày đầu năm mới, bà con đồng bào Vân Kiều ở phố núi Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) rồng rắn xuống phố gõ cửa từng nhà chúc tết và xin lộc đầu năm.
Đây là một tục đã có từ hàng chục năm nay, nét bản sắc riêng của người đồng bào. Họ đi chúc tết để hỏi thăm sức khỏe, chúc may mắn từng nhà và mong rằng năm mới này cuộc sống gia đình họ sẽ no ấm hơn.
Phố núi Lao Bảo rộn rã trong những tiếng cười nói, chúc tết của những đoàn người đồng bào Vân Kiều từ các bản Ka Tăng, Khe Đá, Ka Túp xuống phố. Mẹ Hồ Thị Nách (71 tuổi, trú bản Ta Roa, xã Hướng Lộc) chia sẻ, nét bản sắc riêng này bắt nguồn từ những năm tháng khó khăn khi người Kinh lên vùng đất Hướng Hóa làm kinh tế mới, ban đầu còn thiếu thốn đủ bề. Lúc đó, người đồng bào ở đây đã đùm bọc, giúp đỡ qua cơn khó khăn. Khi người Kinh đã có của ăn của để thì họ bắt đầu giúp đỡ lại bà con, nhất là trong các dịp Tết. Từ đó trở đi, cứ đầu năm mới, bà con vừa xuống phố chúc tết mọi nhà, vừa nhận lộc đầu năm.
Ông Hồ Văn Ta (71 tuổi, trú bản Ka Tăng, TT Lao Bảo) đã có hơn 10 năm đi xin lộc tâm sự: "Đến tuổi này, bố yếu lắm rồi, chỉ đi được vài nhà chúc tết thôi. Hồi trước còn khỏe đi bộ hàng chục km, gõ cửa chúc tết nhiều gia đình thì năm mới càng nhiều ấm no".
Dưới đây là hình ảnh những người bà con Vân Kiều đi xin lộc đầu xuân mới Quý Tỵ:
Theo dantri
Chùm ảnh Tết quê ngoại thành Hà Nội Trái ngược với hình ảnh lộng lẫy của phố phường thủ đô ngày Tết, Tết ở các huyện ngoại thành Hà Nội vẫn đậm chất quê. Ngày Tết ở xã Tân Tiến (Chương Mỹ, Hà Nội), trước cửa mỗi nhà đều dựng cây nêu Ngõ nhỏ lát gạch (nét đặc trưng của miền quê Bắc Bộ) thuộc xã Mê Linh (huyện Mê Linh,...