Ăn táo như thế nào là tốt nhất?
Chất polyphenol thực vật tự nhiên có nhiều lợi ích khác nhau đối với sức khỏe – và một tỷ lệ lớn chất này được tìm thấy trong vỏ táo.
Hóa ra là việc gọt vỏ táo rồi cắt miếng để ăn không tốt bằng ăn nguyên cả quả táo.
Mặc dù có thể dễ ăn hơn sau khi gọt hoặc bóc đi lớp vỏ cứng, nhưng đây thực sự không phải là cách ăn táo tốt cho sức khỏe.
TS. Joanna McMillan, một chuyên gia dinh dưỡng cho biết: “Táo chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giá trị và polyhenols là chất nổi bật giữ chìa khóa của nhiều lợi ích sức khỏe từ loại trái cây này”.
‘Khoa học mới nhất đã phát hiện ra rằng polyphenol táo có vai trò trong giảm cân và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Những nghiên cứu mới cũng cho thấy chất này thậm chí có thể làm chậm sự tiến triển của thoái hóa khớp”.
Polyphenol cũng được tìm thấy trong trà xanh và quả việt quất. Tuy chức chắn là bạn cũng nhận được một phần poluphenols từ phần thịt trắng của quả táo, song nói chung ăn táo cả vỏ vẫn tốt hơn.
Ăn táo bỏ vỏ không tốt bằng ăn cả vỏ.
“Vỏ táo chứa nhiều chất chống oxy hóa, kể cả polyphenol, hơn gấp 2,5 lần”, bà giải thích.
“Vì vậy, ăn nguyên cả quả táo thực sự là cách tốt nhất”.
Và có nhiều lý do để ăn vặt bằng táo nguyên cả vỏ.
1. Bí mật của vỏ táo
Chúng ta đã biết rằng ăn táo nguyên quả, như một phần của chế độ ăn lành mạnh, cân đốig, có thể giúp giảm cân dễ dàng hơn nhờ giúp kiểm soát sự thèm ăn và khiến bạn cảm thấy no lâu hơn.
Một đánh giá mới đã làm sáng tỏ thêm về cách táo giúp giảm cân.
Được đăng trên tờ Journal of the American College of Nutrition, tổng kết 13 nghiên cứu thấy rằng hàm lượng polyphenols cao trong táo, đặc biệt là ở vỏ, có thể trực tiếp tham gia vào việc giảm cân và ngăn ngừa tăng cân.
Video đang HOT
Khi nói đến việc ngăn ngừa tăng cân, polyphenol táo đóng nhiều vai trò khác nhau. Một số polyphenol làm giảm hấp thu chất béo và carbohydrate, những loại khác giúp cơ thể giáng hóa chất béo để sử dụng làm nhiên liệu, trong khi một số lại nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột giúp tạo ra một đường ruột khỏe mạnh, cân bằng và đa dạng.
Cũng như polyphenol, tổng kết cũng cho thấy chất xơ của táo thúc đẩy một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh và chỉ số đường huyết thấp của táo giúp quản lý lượng đường trong máu, kiểm soát insulin và đói.
2. Vỏ táo chống ung thư
Thường xuyên ăn táo có liên quan đến giảm nguy cơ một số bệnh ung thư phổ biến nhất bao gồm ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng và u lympho không Hodgkin.
Dựa trên nhận định này, một nghiên cứu gần đây của Ý đã thấy rằng polyphenol của táo ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư vú trong phòng thí nghiệm.
TS. McMillan cho biết: “Chúng tôi chưa thể gợi ý rằng việc ăn táo sẽ có tác dụng tương tự trên cơ thể, nhưng đó là một nghiên cứu thú vị đang bắt đầu làm sáng tỏ tại sao táo có thể có tác dụng chống ung thư”.
Ảnh
Thường xuyên ăn táo có liên quan đến giảm nguy cơ một số bệnh ung thư phổ biến nhất
3. Giúp cho hệ tim mạch khỏe mạnh
Câu ngạn ngữ “Một quả táo mỗi ngày, bác sĩ thất nghiệp ngay” có thể bắt nguồn từ khả năng bảo vệ sức khỏe tim mạch của quả táo.
Có khá nhiều nghiên cứu cho thấy ăn táo thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu của Trung Quốc đã chứng minh rằng cả polyphenol từ vỏ và thịt quả táo giúp hạ huyết áp và cholesterol, cải thiện tính đàn hồi của các tĩnh mạch và giảm tính kháng insulin, khi thử nghiệm trên động vật.
4. Da và xương
Trong một lĩnh vực nghiên cứu mới nổi, chúng ta vừa khám phá ra là táo có thể hữu ích trong việc quản lý bệnh thoái hóa khớp – một tình trạng bệnh ảnh hưởng đến 1/5 số người Úc.
Nghiên cứu gần đây của Nhật Bản đã tiết lộ polyphenol táo – đặc biệt là polyphenol procyanidin – giúp duy trì sụn khỏe mạnh trong các khớp và làm chậm sự tiến triển của viêm xương khớp trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật.
Bước tiếp theo là kiểm tra điều này trong các thử nghiệm trên người.
Nên ăn táo như thế nào?
1. Cắt táo cả vỏ thành từng miếng và ăn với một miếng pho mai.
2. Cắt táo thành miếng và phết bơ lạc.
3. Dùng máy xay sinh tố xay táo với rau bina, dưa chuột, cần tây, bạc hà, một lát chanh (cũng cả vỏ ngoài) và vài cục đá nhở để làm thành một cốc sinh tố xanh thơm ngon.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Làm thế nào để trẻ không bị thừa cân
Trẻ tuổi đi học nên uống sữa không đường, ăn đa dạng, không ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, ngủ 8-10 tiếng.
Theo tiến sĩ Cao Thị Thu Hương, Viện Dinh dưỡng, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật như thoái hóa khớp, đau thắt lưng do trọng lượng cơ thể tăng, sức nặng đè lên các khớp càng lớn. Trẻ dễ bị sỏi trong gan, gan nhiễm mỡ sớm, bệnh tim mạch (tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, đột quỵ...).
Trẻ thừa cân, béo phì có thể không có biểu hiện bệnh hiện tại nhưng khi trưởng thành có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ...
Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ dễ làm trẻ bị thừa cân, béo phì. Ảnh: H,B.
Dự phòng thừa cân béo phì cho trẻ 0-5 tuổi
Dinh dưỡng hợp lý
- Trong thai kỳ
Mức tăng cân hợp lý của bà mẹ là 10-12 kg. Trẻ chào đời nặng hơn 3,5 kg hoặc dưới 2,5 kg có nguy cơ bị thừa cân, béo phì cao hơn trẻ có cân nặng sơ sinh trong khoảng 2,5-3,5 kg.
- Nuôi con bằng sữa mẹ
Cho trẻ bú sớm (trong vòng giờ đầu), bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú kéo dài cho đến khi trẻ được 24 tháng.
- Chế độ ăn bổ sung hợp lý
Khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ cần được ăn bổ sung, ăn đủ số bữa theo lứa tuổi, khẩu phần cân đối, phối hợp nhiều nhóm thực phẩm.
- Ngủ
Cha mẹ tập thói quen cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc, trẻ cần ngủ trước 21h. Số giờ ngủ trung bình mỗi ngày tùy từng lứa tuổi. Trẻ sơ sinh, dưới một tuổi và 1-2 tuổi tương ứng cần ngủ 14-17 giờ; 12-15 giờ và 11-14 giờ. Trẻ 3-5 tuổi là 10-13 giờ.
Tăng cường hoạt động thể lực
Tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ qua các hoạt động như trượt cầu trượt, bập bênh, đu quay và các hoạt động ngoài trời ở sân trường, công viên và các khu giải trí khác.
Theo dõi tăng trưởng của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng tại gia đình và trường học để phát hiện sớm thừa cân, béo phì để xử lý kịp thời.
Dự phòng thừa cân béo phì cho trẻ 6-19 tuổi
Chương trình sữa học đường
Bổ sung sữa (không đường) vào bữa ăn học đường giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và chiều cao ở một số nước. Không sử dụng thức ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu/mỡ.
Chương trình bữa ăn học đường.
Thức ăn dành cho trẻ cần đa dạng (đạt 5 trong 8 nhóm thực phẩm), đảm bảo cung cấp đủ nguồn protein động vật và thực vật. Bữa ăn ở trường và ở nhà cần được phân phối hợp lý.
Sử dụng muối iốt với một lượng ít dưới 4 g mỗi ngày. Không nên ăn mặn. Uống nước đã đun sôi. Hạn chế nước ngọt, nước có ga...
Trẻ cần được ngủ đủ, trung bình 8-10 giờ mỗi ngày.
Tăng cường hoạt động thể lực, hạn chế thời gian tĩnh tại.
Hà An
Theo Vnexpress
Nằm liệt giường vì tự điều trị thoái hóa khớp bằng đắp lá, uống thuốc nam Thời gian gần đây, Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM tiếp nhận điều trị nhiều trường hợp thoái hóa khớp trong tình trạng nhiễm trùng nặng kèm theo nhiều biến chứng về thận... BS đang kiểm tra tình trạng khớp gối của bệnh nhân Thoái hóa khớp là tình trạng phần sụn nằm ở đầu xương mòn...