Ăn táo bao lâu nay nhưng chưa chắc bạn biết bí mật thú vị này: Lớp màu trắng bên ngoài vỏ quả thực chất là gì?
Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy bên ngoài vỏ táo thường xuất hiện một lớp màu trắng, đặc biệt là sau khi rửa dưới nước. Nó có ăn được hay không?
Từ lâu, táo đã là loại trái cây được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là rất tốt cho sức khoẻ. Chẳng phải tự nhiên mà người ta hay truyền tai nhau câu nói: “an apple a day keeps the doctor away” (mỗi ngày một quả táo, bác sĩ không tới nhà).
Tuy vậy khi mua táo về nhà và rửa dưới vòi nước, thậm chí chỉ cần để lâu mà không ăn liền, ta sẽ thấy xuất hiện một lớp màu trắng như bột phủ bên ngoài vỏ quả. Nhiều người lo ngại chẳng biết đây thực chất là gì, có nên rửa sạch trước khi ăn hay không?
Nếu thường xuyên ăn táo, bạn sẽ để ý bên ngoài vỏ quả thường xuất hiện một lớp màu trắng có dạng bột.
Trên thực tế, mỗi quả táo đều có một lớp sáp bảo vệ tự nhiên bên ngoài vỏ quả. Tuy nhiên khi thu hoạch, chúng sẽ được rửa sạch để chuẩn bị lên kệ của siêu thị. Quá trình này khiến lớp sáp đó bị mất đi, độ ẩm của táo cũng bị giảm xuống và chúng sẽ nhanh hỏng hơn.
Táo sau khi thu hoạch thường mất đi lớp sáp tự nhiên được xem là “vỏ bọc” giúp bảo vệ quả.
Chính vì vậy để tăng “tuổi thọ” cho loại trái cây này, người ta thường phủ lên chúng một lớp màng bảo vệ riêng, thường được gọi là sáp công nghiệp. Nhiều công ty có uy tín đã sản xuất loại sáp riêng làm từ nguyên liệu tự nhiên, thường là chất szelak (nhựa từ chất thải của côn trùng như sáp ong, nhựa cánh kiến đỏ…) hay carnauba (chiết xuất từ lá một loại cây cọ mọc ở Brazil). Tuy nhiên, các loại sáp bảo quản này có giá thành tương đối cao, điều đó được phản ánh nhờ vào mức giá tương ứng của các loại táo nhập khẩu trên thị trường hiện nay.
Đặt 2 trái táo có và không phủ sáp công nghiệp cạnh nhau, bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt!
Sáp công nghiệp giống như một chiếc “mặt nạ” giúp vỏ táo trông bóng bẩy và đẹp mắt hơn, đồng thời duy trì độ ẩm của táo, kéo dài thời gian bảo quản và ngăn quả bị thối do các vi sinh vật có hại gây ra. Theo một văn bản của Bộ Y tế Ba Lan ban hành vào ngày 18/9/2008 thì chúng an toàn cho sức khỏe. Tương tự, Cơ quan Thực phẩm và Thuốc của Mỹ (FDA) cũng công nhận đây là chất không có hại với con người.
Video đang HOT
Lớp sáp này giúp cho vỏ táo lúc nào cũng căng bóng, đẹp mắt và thu hút chúng ta hơn trên các kệ hàng trong siêu thị.
Nếu là loại sáp ở những quả táo đắt tiền thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng.
Dù vậy, nếu vẫn không tin tưởng về nguồn gốc cũng như chất lượng lớp sáp màu trắng bên ngoài vỏ quả táo, bạn có thể loại bỏ chúng bằng cách rửa hoặc ngâm chúng trong nước nóng (nếu có thể hãy cho thêm một ít bột baking soda và nước cốt chanh). Sau đó dùng một chiếc bàn chải đánh răng nhỏ để chà hết đi lớp sáp phủ bên ngoài vỏ.
Ngoài ra còn có một cách khác nhanh hơn chính là… gọt vỏ táo và ăn như nhiều người vẫn làm hiện nay. Dù biết sẽ mất khá nhiều khoáng chất có lợi cho sức khoẻ ở phần vỏ quả, tuy nhiên an toàn là trên hết bạn nhỉ!
Chỉ cần rửa hoặc ngâm táo trong nước nóng và chà nhẹ lớp vỏ bên ngoài, bạn có thể loại bỏ lớp sáp này nếu không an tâm khi ăn.
Vì sao phụ nữ thích son đỏ?
Son đỏ được xem là màu sắc cơ bản nhất mà bất cứ cô gái nào cũng phải sở hữu trong bộ sưu tập mỹ phẩm.
Trong giới thời trang, người phụ nữ luôn phải có hai món đồ cho bản thân chính là áo sơ mi trắng và một thỏi son đỏ. Về mặt thị giác, sắc đỏ giúp người đối diện cảm thấy thu hút, hình ảnh của phái đẹp cũng trở nên nổi bật hơn. Ảnh: ELLE.
Theo nhiều tài liệu về lịch sử, thói quen sử dụng son đỏ đến từ phụ nữ vùng Lưỡng Hà. Họ thường tô điểm cho đôi môi bằng loại đá quý đập nhuyễn. Nữ hoàng Cleopatra mang đến cách thức khác khi nghiền nát bọ cánh cứng và kiến để có màu đỏ tươi trên đôi môi của mình. Vảy cá cũng được thêm vào hỗn hợp nhằm tăng độ bóng cho mỗi thỏi son. Ảnh: ELLE.
Đến thế kỷ thứ 16, quá trình sản xuất son môi trở nên an toàn hơn khi chế biến từ hỗn hợp sáp ong và thực vật. Người châu Âu thời bấy giờ tin rằng những thỏi son màu đỏ sẽ giúp ngăn chặn cái chết. Điều đó trở thành lý do Nữ hoàng Elizabeth I luôn được hầu nữ tô điểm đôi môi bằng sắc thái này. Sự phổ biến của son môi nhanh chóng được thay đổi. Vào những năm 1700, mỹ phẩm bị nghiêm cấm sử dụng ở Anh, khi nghị viện thông qua đạo luật cho phép chồng hủy bỏ hôn nhân nếu vợ từng trang điểm trước khi cưới. Ảnh: ELLE.
Mãi đến đầu thế kỷ 20, mỹ phẩm mới phổ biến trở lại. Năm 1915, Maurice Levy phát minh ra thỏi son môi bằng kim loại đầu tiên giúp phụ nữ có thể dễ dàng đựng trong ví nhỏ. Năm 1923, ống son môi xoay được cấp bằng sáng chế. Các công ty như Chanel, Guerlain, Elizabeth Arden, Helena Rubenstein và Max Factor bắt đầu sản xuất loại mỹ phẩm này. Ngôi sao điện ảnh Clara Bow thường tô điểm đôi môi bằng gam màu đậm, bắt chước sắc thái đỏ truyền thống khi xuất hiện trong những bộ phim đen trắng. Ảnh: ELLE.
Những năm 1930, tiếp thị và quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong ngành kinh doanh son. Helena Rubenstein - nhà sáng lập tập đoàn mỹ phẩm Helena Rubenstein - là người đầu tiên quảng cáo dòng son môi có chứa tinh chất chống nắng. Đến năm 1940, loại mỹ phẩm này trở nên khan hiếm vì chiến tranh và nhà hóa học Hazel Bishop phát minh ra mẫu son đỏ không phai màu suốt cả ngày. Ảnh: ELLE.
Sang đến những năm 1950, son môi ngày càng được yêu thích và sử dụng rộng rãi, đặc biệt là màu son đỏ dần trở thành biểu tượng của sự gợi cảm. Phụ nữ học tập Marilyn Monroe, Rita Hayworth, Ava Gardner và Elizabeth Taylor tô điểm đôi môi với sắc thái đỏ rực. Đến những năm 1960-1970, nhiều màu son khác xuất hiện. Gam đỏ mất vị trí độc tôn và thay bằng son màu kem. Bên cạnh đó, sự nổi dậy của phong trào Punk khiến tông đen, tím trở nên thịnh hành trong cộng đồng yêu thời trang. Ảnh: ELLE.
Đến thập niên 1980, màu đỏ đậm trở lại với sự lăng xê của Madonna. Nữ ca sĩ đã giúp màu son Russian Red nổi tiếng bằng cách tô điểm đôi môi của mình trong suốt tour lưu diễn vòng quanh thế giới. Ảnh: ELLE.
Những năm 1990, trào lưu Grunge mở ra thời kỳ của dòng son môi tông nâu, được lăng xê bởi nữ minh tinh Drew Barrymore. Tuy nhiên, son đỏ vẫn là màu sắc yêu thích của siêu mẫu thế giới với mong muốn bản thân nổi bật trên sàn diễn, trong đó có Cindy Crawford. Ảnh: ELLE.
Đến thế kỉ 21, son đỏ vẫn được phái nữ ưa chuộng. Một đôi môi đỏ rực trở thành phong cách đặc trưng của nhiều ngôi sao Hollywood. Theo các nhà tâm lý học, sắc thái này gợi cảm giác ấm áp, thúc đẩy năng lượng tích cực và cảm xúc tình yêu của con người. Ảnh: ELLE.
Taylor Swift thường tô điểm đôi môi bằng son đỏ khi diện trang phục gợi cảm, gam màu trung tính. Bởi son đỏ như dấu hiệu thông báo cho đối phương biết rằng phụ nữ không yếu đuối trong cuộc sống. Sự quyến rũ của đôi môi lẫn phong thái tự tin đem đến cho phái đẹp sức hấp dẫn trong mắt đối phương. Ảnh: ELLE.
Với làn da tối màu, các cô gái nên chọn son màu nâu đỏ, mận chín, rượu vang hay đỏ sẫm như nữ ca sĩ Rihanna. Phái đẹp cũng cần tránh các gam màu sáng như đỏ cam hay cam thuần để không lộ nhược điểm làn da. Ảnh: ELLE.
Cách lựa chọn đúng màu son môi không chỉ phù hợp với tông da, mà còn đến từ thời điểm sử dụng. Trước khi quyết định mua, các cô gái hãy đặt nhiều câu hỏi để xem rằng màu son này dùng cho dịp gì hay suy nghĩ về việc phối trang phục có trong tủ quần áo. Ảnh: ELLE.
Mất chưa đầy 10 phút làm son môi từ củ dền lên màu "siêu đẹp" lại chống thâm môi "Làm son bằng củ dền" là một trong những công thức làm son handmade gây khá nhiều tò mò cho các bạn gái Củ dền là một loại nguyên liệu được ưu tiên lựa chọn khi các chị em cần tạo màu cho món ăn của mình thêm bắt mắt. Không thể bàn cải về độ khéo tay và sáng tạo của các...