Ăn ‘Sướng’, ăn ‘Nhàn’ ở con ngõ thường gây nhầm lẫn giữa phố cổ
Ngõ Trung Yên (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) dài chỉ chừng 200 m, nằm luồn lách nối hai con phố rất nhỏ, nhà cửa chen chúc, thế mà đủ cả phở Sướng, ngan Nhàn…
Hà Nội chứa trong lòng bao điều bí mật và bất ngờ, với những con ngõ đầy ắp đồ ăn ngon hút hồn những tín đồ ẩm thực. Nào ngõ Đồng Xuân với cơm đầu ghế, ngõ Tạm Thương với rượu rắn gia truyền, ngõ Tràng Tiền dập dìu cổ cồn trắng, ngõ Cấm Chỉ ăn uống bát ngát ngày đêm, ngõ Ấu Triệu nem chua nướng “ướp” bằng tiếng chuông giáo đường…
Nhưng đâu đã hết, hãy còn một con ngõ nổi tiếng hơn tất cả, mà cũng dễ nhầm lẫn hơn tất cả: ngõ Trung Yên. Bởi khi nghe đến địa danh Trung Yên, người ta rất dễ nhầm với khu Trung Yên của vùng Cầu Giấy, chứ không nghĩ đấy lại là một địa danh cổ xưa Kẻ Chợ, nhất là với những người không phải dân phố Hàng.
Ngõ Trung Yên bắt đầu từ phía phố Đinh Liệt.
Ngõ Trung Yên chỉ dài tầm 200 m, một đầu từ phố Đinh Liệt, một đầu trổ ra chợ Hàng Bè cũ nằm trên phố Gia Ngư. Khu này trước đây vốn là một cái hồ có tên là Thái Cực thông với hồ Gươm, thuộc thôn Trung Yên, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương cũ. Vật đổi sao dời, bãi bể nương dâu, hồ nước thành phố phường, chỉ để lại những dấu chỉ liên quan đến hồ như Cầu Gỗ, Hàng Bè, Gia Ngư… và con ngõ Trung Yên mà thôi. Nhưng thế mới là lẽ biến hóa của Thái Cực, từ nhị nguyên mà biến đổi đến vô cùng.
Nằm trong vùng lõi của khu phố cổ, lại kết nối với một cái chợ ăn uống sành sỏi nhất Hà thành là Hàng Bè, cũng chẳng khó hiểu khi tại sao con ngõ Trung Yên lại nổi tiếng vì những món ăn, những quán ăn đã thành thương hiệu, khắc trong “bia miệng” và “bia mạng xã hội”. Mười mấy hàng ăn chen chúc trong con ngõ nhỏ, tạo nên một khung cảnh nhộn nhịp, đông đúc, náo nhiệt và đầy cọ xát. Quán ăn chen quán ăn, lưng người cọ lưng người, tiếng gọi đồ hòa lẫn tiếng gọi đồ, shipper đồ ăn nhanh cạnh tranh giao hàng công nghệ…
Chẳng thiếu thức gì trong con ngõ ấy, đồ ướt, đồ khô, đồ chín, đồ tái, đồ ăn chơi, đồ ăn no… thôi thì đủ cả. Mỳ vằn thắn Trung Hoa, bún bò Nam Bộ, hủ tíu miền Tây, phở bò, phở gà, miến ngan, miến mực, bún cá, bún đậu giả cầy, trà sữa Nhật Đài, trà đá, thuốc lá lẻ… cùng tụ hội.
Thế nên ngõ đã nhỏ hẹp lại càng trở nên chật chội, nhất là vào khung giờ cao điểm ăn uống trưa chiều, bởi danh tiếng của những quán ăn trong ngõ. Nếu đi từ đầu Đinh Liệt vào, khách sẽ gặp ngay quán phở Sướng của ông Sướng, cũng như phở Vui của ông Vui ở phố Hàng Giày cách đó không xa.
Ngan Nhàn lúc nào cũng đông.
Phở Sướng nổi tiếng vì cái tên nghe sao mà sướng thế, nhất là khi được ngồi chĩnh chện trong lòng quán nhỏ như mắt muỗi mà chén bát phở tái gầu, mặc kệ bao kẻ xếp hàng đợi đến lượt. Phở Sướng không phải ngon đệ nhất nhưng cũng thuộc danh phở, đến nỗi thiếu chút nữa bị một đại gia tơ lụa, ẩm thực cướp thương hiệu.
Qua phở Sướng, nếu không thích bún đậu giả cầy thì sẽ đến ngan Nhàn. Đây là quán ngan nổi tiếng nhất nhì Hà Nội. Thứ nhất là bởi ngan của Nhàn ngon, thường được cánh sành ăn khen ngợi. Thứ hai vì Nhàn đanh đá, khiến cho cái câu chuyện Nhàn chửi khách làm dậy sóng mạng xã hội hay truyền thông không biết bao lần.
Cái chuyện mắng chửi khách là bản tính, là chiêu trò hay thêu dệt thì cứ kệ đi. Nhưng cho dù có bị hô hào tẩy chay nhiều lần, ngan Nhàn vẫn cứ đông nghìn nghịt, bởi ngan Nhàn ngon quá, đành nhẫn nhịn chịu đựng, chịu mắng để được ăn. Dân ta vốn nhẫn nhịn với miếng ăn, dù vẫn dạy nhau “miếng ăn là miếng… nhục”.
Kế ngay ngan Nhàn là quán bún cá Sâm cây si. Bà Sâm hồi xưa bán bún cá ở gốc cây si chợ Hàng Bè. Chợ tan, quán vỡ nên di chuyển vào đây, vẫn giữ cái thương hiệu đã ăn chết trong lòng khách quen là Bún cá Sâm cây si. Thôi thì đọc nhanh là “Bún cá Sân Si” cho thuận miệng.
Bún cá ở đây khác với những nơi khác là dùng cá rô chiên giòn để làm nhân, thay vì dùng cá quả. Bún cá với nước chua chua nhờ cà chua và dứa, cá rô rán giòn và rau cải xanh tạo nên thứ bún độc đáo, không giống canh bánh đa cá rô cũng chẳng giống bún cá thường. Ngoài ra món fillet cá cuốn thịt băm, mộc nhĩ rồi tẩm bột rán cũng đem lại hương vị thú vị cho một món ăn chơi kết hợp giữa cá và thịt.
Điểm cuối của con ngõ phía chợ Hàng Bè.
Quán bún cá “Sân Si” nằm ngay khúc cong, chuyển hướng của ngõ khiến khách bộ hành gợi lên nhiều suy nghĩ về Thất tình Lục dục của cuộc nhân sinh. Nếu đi từ đầu Gia Ngư lại, ta sẽ Bò (bún bò Nam Bộ) qua Sân si để đến Nhàn và Sướng. Sân si là giận dữ, ngu muội, nếu bỏ được Sân si thì con người sẽ Sướng và Nhàn. Hoặc theo chiều ngược lại, đã Sướng – Nhàn rồi mà vẫn Sân si thì lại phải Bò hết con ngõ cuộc đời để đến với dãy bán gà cúng, xôi cúng ngày rằm, ngày lễ chạp đầu Gia Ngư bên kia thôi. Chọn chiều nào là do mình cả mà.
Theo Ngoisao.net
Thanh xuân này, nhất định phải cùng hội bạn thân đến Hội An Đà Nẵng một lần
Nổi tiếng với những địa danh cổ kính và yên bình của Việt Nam, Hội An - Đà Nẵng luôn nằm trong danh sách điểm đến ai ai cũng muốn ghé thăm dù chỉ một lần.
Với nhiều kỳ quan độc đáo, hành trình khám phá Đà Nẵng - Hội An hứa hẹn sẽ là một chuyến đi thú vị, đặc biệt với hội bạn lầy lội. Bạn thân ơi, thanh xuân này nhất định phải cùng nhau đến Đà Nẵng - Hội An một chuyến nhé.
1. Di chuyển đến Đà Nẵng - Hội An
Nhóm mình gồm 4 người, từ Sài Gòn đi máy bay ra Đà Nẵng. Vì chúng mình đi vào tháng 2 là mùa thấp điểm du lịch nên chi phí khá rẻ, hết khoảng 4.000.000 VND / người cho 5 ngày (đã gồm cả vé máy bay khứ hồi và vé Bà Nà Hill).
Để di chuyển trong thành phố, trước lúc đi mình có liên hệ thuê xe máy trước để thoải mái vi vu và không tốn tiền taxi đi lại giữa các nơi. Bạn có thể nhận và trả xe ở sân bay rất tiện. Vừa tới sân bay là mình gọi bên cho thuê xe mang ra, giá 130.000 VND / ngày cho xe Air Blade. Các bạn có thể tìm trên Google là "Thuê xe Anh Rạng" nhé.
Ngoài ra, bạn có thể đặt dịch vụ đưa đón sân bay để di chuyển về nội thành nhé.
Sau khi nhận xe là mình ra Hội An luôn, cách Đà Nẵng khoảng 30 km. Mình book homestay "Halo Homestay" trên Traveloka, chất lượng dịch vụ rất tốt, giá chỉ 450.000 VND / phòng cho 4 người, sạch sẽ. Điểm cộng nữa là homestay cho mượn xe đạp miễn phí để dạo phố.
2. Khám phá Hội An
Loanh quanh Phố cổ
Để khám phá phố cổ Hội An thì bạn nên dậy thật sớm, loanh quanh chụp hình lúc sáng sớm khi các cửa tiệm còn đang đóng cửa để cảm nhận đúng cái chất cổ kính, yên bình nơi đây. Và tất nhiên để có nhiều bức ảnh đẹp nữa.
Bạn có thể tìm thấy tường vàng, bông giấy bất cứ ngóc ngách nào trong phố cổ.
Phải dậy thật sớm khi các cửa tiệm còn đang đóng cửa để cảm nhận đúng cái chất cổ kính, yên bình.
Khung cảnh nên thơ dọc theo bờ sông Hoài.
Chỉ cần một hội bạn "lầy lội" thì bất cứ chỗ nào cũng có thể tạo nên bức hình sống ảo cực độc đáo.
Sau đó, tụi mình vô Faifo Coffee ở số 130 Trần Phú chụp view Hội An trên cao. Bạn nên tranh thủ vô sớm lúc vắng người để có những bức hình "lừa tình" nhất nhé.
Lên Faifo Coffee ngắm Hội An từ trên cao.
Làng bích họa Tam Thanh
Sau khi về Homestay thay đồ, mình lên đường đi Làng bích hoạ Tam Thanh cách Hội An khoảng 40 km. Trong làng có nhiều chỗ giữ xe, uống nước nghỉ ngơi. Tới đây thì bạn có thể sống ảo ở bất kì ngóc ngách nào vì chỗ nào cũng đẹp và nên thơ.
Bất kì ngóc ngách nào trong Làng bích họa Tam Thanh bạn cũng có thể "sống ảo".
Thảo sức sáng tạo những concept độc đáo.
Hay nếu có ý định chụp hình cưới thì cũng rất xuất sắc luôn nhé.
Lò gạch cũ Duy Vinh
Chiều về tụi mình ghé lò gạch cũ Duy Vinh - một địa điểm chụp hình siêu ảo được giới trẻ vô cùng thích thú. Các bạn tìm trên Google map "lò gạch cũ Duy Vinh" là ra nhé. Ở đây leo trèo khá nguy hiểm, đặc biệt là các bạn nữ thì không leo lên nổi. Do vậy, trong nhóm phải có bạn nam siêu khoẻ để đèo bồng lên.
Cánh đồng ruộng xanh mướt quanh Lò gạch cũ Duy Vinh.
Lò gạch cũ Duy Vinh khá cheo leo.
Tối đến, bạn có thể thăm thú Hội An và ngắm đèn lồng lung linh. Ai thích có thể đi thuyền trên sông Hoài và thả hoa đăng. Các quán ăn vặt trên đường đi bộ cũng rất nhiều nhưng bạn lưu ý nhớ hỏi giá trước. Hội An thường xuống đèn sớm, tầm 10 giờ là các quán bắt đầu đóng cửa rồi.
Gợi ý cho các bạn thêm nhiều chỗ ăn uống siêu phẩm Hội An nha:
Bánh mì Phượng, chỗ này siêu nổi tiếng, giá 20.000 VND - 30.000 VND
Nước Mót (số 150 Trần Phú)
Bánh đập hến trộn: Quán số 9 (74 Nguyễn Tri Phương)
Cơm gà Bà Buội (số 22 Phan Chu Trinh)
Cơm gà Xí (số 47/2 Trần Hưng Đạo) giá 20.000 VND, rất ngon.
Mì quảng Sinh (số 170/5 Lý Thường Kiệt) giá 25.000 VND. Mì quảng gà, bò ất chất lượng.
Cao Lầu Liên (số 16 Thái Phiên)
Bánh mì Sum (số 149 Trần Hưng Đạo)
Đậu hũ, tàu phớ trân châu dừa dọc đường rất nhiều
Faifo coffee (số 130 Trần Phú)
Xoong Garden (số 83 Nguyễn Phúc Chu)
Đèo Hải Vân
Những địa điểm check-in trên đèo Hải Vân gồm có:
Hải Vân Quan (nằm trên đỉnh đèo Hải Vân)
Mỏm đá nhìn toàn cảnh thành phố (dọc đường chỗ có mấy cô bán hàng)
Cây thông cô đơn
Cây thông cô đơn trên đường lên đèo Hải Vân.
Nhất định phải nắm tay người thương đến đây một lần.
3. Khám phá Đà Nẵng
Vi vu Đà Nẵng
Ban ngày, bạn có thể check-in những điểm nổi tiếng trong thành phố Đà Nẵng như: cầu Tình yêu, cá chép hóa rồng, Cung văn hóa thiếu nhi hoặc trên Bán đảo Sơn Trà: đỉnh Bàn Cờ, chùa Linh Ứng, cây đa ngàn năm...
Tối đi xem cầu Rồng phun lửa. Nếu đi vào chủ nhật như tụi mình thì 22 giờ có thể đi xem cầu quay ở sông Hàn nữa.
Cung văn hoá thiếu nhi Đà Nẵng.
Địa điểm check-in siêu thú vị mà không phải ai cũng biết.
Bà Nà Hill
Đến Đà Nẵng thì nhất định check-in Bà Nà Hill nhé. Lưu ý các bạn nên đi vào các ngày trong tuần, vì cuối tuần sẽ siêu đông. Bạn có thể chơi ở đây cả ngày từ 7 giờ sáng tới 7 giờ tối.
Vé Bà Nà kèm Buffet trưa luôn là 890.000 VND / người. Buffet siêu ngon, sạch sẽ, hiện đại.
Đi chơi Bà Nà Hill các ngày trong tuần sẽ bớt đông, nếu đến sớm bạn sẽ tha hồ có không gian để chụp hình.
Gợi ý cho các bạn thêm nhiều chỗ ăn uống tại Đà Nẵng:
Khu ẩm thực Chợ Cồn: rất nhiều đồ ăn ngon và rẻ.
Bánh mì chấm (hẻm 28 Chu Văn An) giá 12.000 VND / phần rất ngon và rẻ, có thêm xôi, nước mía, chanh muối.
Lẩu bò Hồng (số 443 Điện Biên Phủ), ngon rẻ, phục vụ rất ổn.
Chè Xuân Trang (số 31 Lê Duẩn)
Dừa dầm Đà Nẵng: quán dừa Bến Tre (số 190 Bạch Đằng)
Bánh canh ruộng ở cuối đường Trần Hưng Đạo, góc Lê Văn Duyệt, chỉ 10.000 VND / tô.
Bánh tráng kẹp: quán Dì Hoàng (số 142/46/09 Điện Biên Phủ)
Bánh xèo Bà Dưỡng (K280/23 Hoàng Diệu)
Bún bò Gánh (số 37 Lý Thái Tổ)
Cafe Nối (K113/18 Nguyễn Chí Thanh)
Bánh mì bà Lan (số 62 Trưng Nữ Vương)
Sữa tươi trân châu đường đen Bon Bon (số 78 Đống Đa)
Chúc các bạn sẽ có những chuyến đi thật thanh xuân như tụi mình nhé.
Theo blog.traveloka.com
Hà Nội vẫn tràn lan bóng cười Sau 21 giờ, đến những tuyến phố cổ như Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện, Mã Mây (TP Hà Nội) sẽ bắt gặp các bạn trẻ, thậm chí vẫn còn là học sinh, đang lắc lư trong tiếng nhạc chát chúa tại các tiệm cà phê, sàn nhảy. Bóng cười vẫn được buôn bán, sử dụng ngang nhiên tại phố cổ Hà Nội Để...