Ăn sữa chua gây nguy cơ ung thư cao?
Sữa chua có thể gây ra bệnh ung thư vú, đó là thông tin mới đây nhất của các nhà khoa học Mỹ tại Trung tâm nghiên cứu Kaiser Permanent, California.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết các sản phẩm kem, sữa chua, phô mai có chứa hormone estrogen, loại hormone này có khả năng kích thích sự phát triển của bệnh ung thư vú.
Cuộc nghiên cứu được tiến hành trên 1.500 hồ sơ bệnh nhân nữ được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư vú từ năm 1997-2000 dựa trên tần số tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa.
Dựa vào kết quả đó, các nhà khoa học đã rút ra được kết luận 50% những người thường xuyên dùng kem, sữa chua, pho mát, sô-cô-la nóng đều có nguy cơ tử vong trong vòng 12 năm. Đồng thời nguy cơ tử vong của những người mắc ung thư vú lên đến 50% nếu thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất béo trong sữa mỗi ngày.
Lí giải kết quả trên các chuyên gia cho biết các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa được bán trên thị trường Anh và Mỹ đều được vắt từ những con bò mang thai và giàu hormone estrogen.
TS. Better Caan- trưởng nhóm nghiên cứu trên cho biết: “Các thực phẩm sữa có hàm lượng chất béo cao thường không được khuyến cáo là thực phẩm không lành mạnh. Nếu chuyển sang dùng thực phẩm ít béo sẽ giảm đươc 64% nguy cơ mắc các bệnh khác. Tiếc là hiện tại có quá ít những nghiên cứu như của chúng tôi để cảnh báo các chị em phụ nữ. Một lời khuyên chung nhất cho chúng ta là giữ một số cân nặng phù hợp, sử dụng ít đồ uống có cồn và tập thể dục hàng ngày sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, cũng như đảm bảo một sức khỏe toàn diện”.
Thêm nữa, lượng hormone tiêm vào bò lấy sữa này còn lưu lại trên cơ thể của trẻ, kích thích quá trình dậy thì và tăng nguy cơ ung thư ở trẻ. Nếu kết hợp sữa chua với các chất chứa nhiều dầu mỡ như lạp xưởng, thịt hun khói… lại có thể tạo ra N-nitrosamine có khả năng gây ung thư rất cao.
Sữa chua còn có chứa đường lactose, 1 loại protein khó tiêu. Khi trẻ ăn vào có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn,…. Vì vậy với những trẻ không hấp thụ được đường lactose sẽ cảm thấy khó chịu khi dùng sữa chua.
Video đang HOT
Trong thành phần của sữa chua có chứa đường, nếu lạm dụng quá nhiều sữa chua trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng quá mức cần thiết. Ngoài ra, nhiều loại sữa chua có chứa hàm lượng chất béo rất cao và là nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em. Đây là lý do gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác như tiểu đường, bệnh tim, rối loạn giấc ngủ và cả trầm cảm.
Theo Chất lượng Việt Nam, đối với những trẻ bị dị ứng với sữa cũng nên cẩn thận với sữa chua vì nó có thể gây khó thở, phát ban, nôn mửa…; thậm chí có thể tử vong. Với những trẻ có hệ tiêu hóa không ổn định thì sữa chua là liều thuốc chữa trị hiệu quả. nhưng với trẻ thường xuyên bị đầy hơi, cha mẹ nên hạn chế lượng probiotics bé tiếp nạp hằng ngày.
Vì vậy, người tiêu dùng cần lưu ý khi dùng sữa chua như: Không nên ăn sữa chua lúc đói: Khi đói, dịch vị trong dạ dày có độ pH từ 2 trở xuống sẽ làm men lactic trong sữa chua dễ bị huỷ hoại. Đồng thời, không nên ăn sữa chua và uống thuốc cùng lúc vì các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, cần phải đặc biệt lưu ý đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khi chọn mua sữa chua, cũng như quá trình bảo quản khi trữ trong nhà.
Theo Trí Thức Trẻ
Những hóa chất nguy hiểm gây ung thư vú
Một số hóa chất phổ biến trong cuộc sống hằng ngày đã được chứng minh là gây ung thư vú trên chuột thí nghiệm và nhiều khả năng cũng gây bệnh này trên người.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu trên tạp chí Environmental Health Perspectives đã liệt kê 17 chất cần tránh và đưa ra cho phụ nữ những lời khuyên về cách giảm thiểu sự tiếp xúc.
Những chất này bao gồm xăng, dầu diesel và khí thải động cơ khác, chất chống cháy, vải chống dính bẩn, chất tẩy sơn và những chất phụ gia tẩy trùng trong nước uống.
Một số nguồn chất gây ung thư vú lớn nhất trong môi trường là benzene và butadien, có thể phát sinh từ khí thải động cơ, máy cắt cỏ, khói thuốc lá và thức ăn bị cháy.
Những lo ngại khác bao gồm các dung môi làm sạch như methylen chlorid, các dược phẩm dùng trong liệu pháp thay thế hoóc môn, một số chất chống cháy, hóa chất trong vải chống dính bẩn và lớp phủ chống dính, chất styrene từ khói thuốc là và cũng được dùng để sản xuất Styrofoam.
Nhiều chất gây ung thư cũng được phát hiện trong nước uống.
Cách ngăn ngừa
"Mọi phụ nữ tiếp xúc với những chất này đều có thể tăng nguy cơ bị ung thư vú", Julia Brody, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
"Không may là mối liên quan giữa các hóa chất độc và ung thư vú phần lớn không được chú ý. Việc giảm phơi nhiễm hóa chất có thể cứu được tính mạng của rất rất nhiều người".
Đây là nghiên cứu đầu tiên liệt kê toàn diện các tác nhân có thể gây ung thư vú và cách thức chi tiết để đo lường những chất này trong máu và nước tiểu của người phụ nữ.
Nghiên cứu cũng khuyến nghị 7 biện pháp để tránh tiếp xúc với những chất này:
- Hạn chế tiếp xúc với khí thải từ các động cơ hoặc máy phát, không để xe chạy không tải, và sử dụng máy cắt cỏ, máy xén lá và máy nhổ cỏ chạy điện thay vì những loại chạy bằng ga.
- Sử dụng quạt thông gió trong khi đun nấu và hạn chế lượng thức phẩm nướng hoặc cháy mà bạn ăn mỗi ngày.
- Không mua đồ đạc làm bằng bọt xốp polyurethane, hoặc yêu cầu những đồ nội thất không được xử lý chất chống cháy.
- Tránh dùng các loại thảm, đồ đạc và vải không dây bẩn.
- Nếu sử dụng dịch vụ giặt khô, hãy tìm nơi không dùng PERC (perchloroethylene) hoặc các dung môi khác. Hoặc hãy yêu cầu "giặt ướt".
- Sử dụng máy lọc nước uống lõi carbon cứng.
- Không đưa hóa chất vào nhà bằng cách bỏ giày dép ngoài cửa, sử dụng máy hút bụi có bộ lọc HEPA (bộ lọc tiểu phân khí hiệu năng cao), và lau chùi bằng khăn lau ướt.
Cẩm Tú
Theo Asiaone
Hóa chất phổ biến gây ung thư vú Những hóa chất thường xuất hiện trong đời sống hằng ngày được chứng minh đã góp phần gây nên ung thư vú ở chuột thí nghiệm, và dự đoán con người cũng bị ảnh hưởng tương tự. Phần lớn tác nhân ung thư vú đến từ môi trường ô nhiễm - Ảnh: Shutterstock Báo cáo đăng trên chuyên san Environmental Health Perspectives đã...