Ăn sò huyết nướng cho bổ máu vào mùa đông, chuyên gia cảnh báo hãy ghi nhớ điều này
Không chỉ là món ăn khoái khẩu, sò huyết còn được Đông y sử dụng làm thuốc quý nên nhiều người càng thích thú khi ăn sò huyết nướng khi trời trở lạnh.
Sò huyết nướng – Món ăn khoái khẩu vào mùa đông được nhiều người săn tìm
Trong vô vàn những món ăn giúp cơ thể được bồi bổ lại ấm áp hơn, sò huyết nướng có lẽ là món đồ ăn khoái khẩu được rất nhiều người ưa chuộng. Vào mùa đông, khi cơ thể luôn cần nguồn năng lượng dồi dào, món ăn này giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết, có hàm lượng cực cao như: Đạm, magiê, kẽm, omega-3…
Không chỉ là món ăn khoái khẩu, sò huyết còn được Đông y sử dụng làm thuốc quý.
Chiều tối, ngồi bên những quán hàng ốc sò nghi ngút, thưởng thức một đĩa ốc sò huyết nướng giúp bổ máu, lại không lo tích mỡ… thì chẳng còn gì tuyệt hơn. Từng con sò huyết đẫm dưỡng chất, nướng lên nóng hổi làm người ăn vừa xuýt xoa vừa thích thú.
Không chỉ là món ăn khoái khẩu, sò huyết còn được Đông y sử dụng làm thuốc quý. Theo Đông y, thịt sò và vỏ sò đều được dùng để tạo nên những bài thuốc chữa bệnh. Với tính ấm, vị ngọt, mặn, ăn sò huyết có tác dụng bổ máu, kiện vị, cực tốt cho người bị thiếu máu, tiêu hóa kém, ô trung, chữa chứng huyết hư… Đó là lý do nhiều chị em cực say mê với món ăn này, nhất là sò huyết được dùng ở dạng nướng trông vô cùng dồi dào dinh dưỡng lại cực khoái khẩu.
Mặc dù vậy, ăn sò huyết nướng có thực sự an toàn cho sức khỏe hay không? Điều này không hẳn đảm bảo. Nhất là khi chúng ta có xu hướng ăn sò huyết nướng ở dạng tái, chưa chín kỹ vì tin rằng như vậy càng giúp bổ máu hơn.
Ăn sò huyết nướng ngoài đường phố, vỉa hè – Những rủi ro đi kèm cần phải xác định rõ
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), sò huyết là một loại nhuyễn thể sống trong bùn, nước nên nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây bệnh cực cao. Trong số đó, không thể không loại trừ nguy cơ mắc bệnh: Thương hàn, kiết lị, tả, thậm chí giun sán và nhiễm khuấn kháng kháng sinh E.coli… Bổ dưỡng là vậy nhưng rõ ràng bạn phải ăn món ăn này một cách an toàn.
Video đang HOT
Sò huyết là một loại nhuyễn thể sống trong bùn, nước nên nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây bệnh cực cao.
Hiện nhiều người ăn sò huyết tái sống vì nghĩ món ăn này rất bổ béo, nguồn dinh dưỡng được tận dụng tối đa và bệnh nhân thiếu máu được lợi hơn cả khi ăn ở dạng này. Đây là suy nghĩ cực sai lầm khiến bạn có nguy cơ bi ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy kéo dài, thậm chí đem theo cả ổ giun sán vào bụng làm tổ mà không hay biết.
Chuyên gia nhận định, sò huyết rất ngon và bổ dưỡng, nhất là món sò huyết nướng nhưng việc ăn uống sò huyết nướng ở quán ăn, vỉa hè, đường phố… có đảm bảo hay không thì đòi hỏi người làm “có tâm” đến độ nào. Sống trong bùn lầy quanh năm suốt tháng, sò huyết chứa rất nhiều những tạp chất, nguồn lây bệnh nguy hiểm. Do đó, việc ăn uống ngoài hàng quán không đảm bảo đôi khi có thể khiến bạn dễ mắc phải những căn bệnh kể trên.
Sò huyết rất ngon và bổ dưỡng, nhất là món sò huyết nướng nhưng việc ăn uống sò huyết nướng ở quán ăn, vỉa hè, đường phố… có đảm bảo hay không thì đòi hỏi người làm “có tâm” đến độ nào.
Chưa kể, sò huyết nướng có thể không đảm bảo chín kỹ. Khi ăn phải đồ tái sống, kể cả huyết từ sò huyết chưa chín hẳn vì nhiều người cho rằng ăn vậy càng bổ béo, cũng có thể khiến bạn rước họa. Nguy cơ ăn đồ tái sống nói chung không loại trừ được việc nhiễm giun sán mà giới chuyên gia gần đây thường xuyên phải nói ra rả. Sẽ là thảm họa nếu cứ cho rằng ăn sò huyết nướng tái, ăn sò huyết sống… giúp tận dụng dưỡng chất tối đa. Bởi có lẽ, chưa kịp bồi bổ cho cơ thể thì bạn đã có nguy cơ bị giun sán làm tổ trong cơ thể đến héo mòn, xanh xao.
Theo chuyên gia, tốt nhất nên mua sò huyết và tự làm tại nhà để thưởng thức. Trước khi chế biến cần ngâm sò huyết vào nước nhiều lần, nên ngâm vào nước gạo hay nước muối cho nhả hết bùn đất, dùng bàn chải cọ vỏ sò rồi rửa lại bằng nước sạch. Khi chế biến sò huyết cần đảm bảo chín kỹ rồi mới thưởng thức, tuyệt đối không ăn ở dạng tái sống.
Tiểu Nguyễn
Theo baodansinh
Điểm danh những loại củ ăn vào mùa đông còn tốt hơn cả nhân sâm
Có những loại củ được thu hoạch vào mùa đông thường rất dồi dào năng lượng, phù hợp với việc làm thực phẩm để bồi bổ sức khỏe.
- Khoai lang
Khoai lang là thực phẩm giàu vitamin A. Chỉ cần 1 củ khoai nướng trung bình cũng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Không những thế, trong thành phần của khoai lang còn có vitamin C, kali, canxi và sắt.
- Măng thu hoạch vào mùa đông
Măng được thu hoạch vào mùa đông thường chưa nổi lên khỏi mặt đất và giá trị dinh dưỡng của chúng cũng tương đối cao.
Theo đó, măng nằm sâu trong lòng đất (bao gồm cả phần củ) rất giàu protein và axit amin, rất phù hợp để nấu ăn với nhiều loại thịt.
Bên cạnh đó, măng mùa đông cũng rất giàu chất xơ, giúp nhuận tràng, giải quyết được rất nhiều vấn đề liên quan đến đường ruột, khó tiêu, táo bón.
- Củ khoai từ
Đông y quan niệm củ khoai từ có tính bình, giàu carbohydrate, protein, vitamin B, vitamin C, vitamin E và đặc biệt là các thành phần trong chất nhớt dính... Vì thế đây là loại củ có lợi cho thận, lá lách và dạ dày.
- Củ cải trắng
Danh y xưa thường nói: "Ăn củ cải vào mùa đông và gừng vào mùa hè, các bác sĩ không phải kê đơn thuốc.". Có nghĩa củ cải là 1 thực phẩm tốt mùa đông và gừng là thực phẩm phù hợp cho việc chăm sóc sức khỏe vào mùa hè.
Các hoạt chất glucoside trong củ cải trắng có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể mang lại tác dụng làm đẹp, chống lão hóa.
Không những thế, củ cải trắng còn chứa 1 hoạt chất tạo cay giống như mù tạt, có tác dụng thanh nhiệt và chống viêm. Vì thế, sử dụng củ cải trắng với thịt dê để nấu ăn không chỉ làm giảm nóng và đờm, mà còn làm giảm dầu mỡ, rất ngon và tốt cho sức khỏe.
- Khoai tây
Các vitamin phong phú trong khoai tây có tác dụng trong việc làm giảm loét dạ dày, điều họa dạ dày. Chưa kể, kaki có trong loại củ này cũng có thể giúp cơ thể điều hòa huyết áp. Khoai tây cũng có hàm lượng tinh bột cao, cung cấp rất nhiều calo cho cơ thể để chống lại cái lạnh.
- Củ sen
Củ sen giàu tannin và hương thơm độc đáo của nó có thể giúp bạn tạo cảm giác ngon miệng và tăng cường khả năng hấp thụ, tiêu hóa.
Protein, chất nhầy và chất xơ trong củ sen cũng có thể được kết hợp với cholesterol trong thực phẩm, giống như chất nhầy đó cuốn trôi lượng mỡ thừa trong các thành phần thức ăn, từ đó có tác dụng hạ lipid tốt. Người có bệnh về mỡ máu nên thường xuyên ăn củ sen.
Quỳnh Chi
Theo ĐS&PL
Bệnh trầm cảm theo mùa: Tất tần tất các triệu chứng, liệu bạn có mắc phải? Về cơ bản, tình trạng này còn mang tên rối loạn trầm cảm chính (MDD) xảy ra theo mùa. Trầm cảm theo mùa (SAD) là một trong những vấn đề sức khỏe dễ bắt gặp nhất khi thay đổi thời tiết, đặc biệt vào mùa lạnh. Mùa đông ngày ngắn kết hợp với nhiệt độ thấp khiến không ít người cảm thấy buồn...