Ẩn số bất ngờ trong top 5 Không quân hùng mạnh nhất thế giới
Quốc gia nào sẽ nằm trong danh sách “5 Không quân hùng mạnh nhất TG năm 2030 ngoài những cái tên quen thuộc như Nga, Mỹ, Trung Quốc?
Theo nhà phân tích Kyle Mizokami, danh sách Không quân hùng mạnh nhất thế giới năm 2030 sẽ rất quen thuộc, áp đảo là các lực lượng truyền thống như Mỹ, Nga, Anh.
Trung Quốc sẽ là một “ứng viên” mới. Nước này đang tiếp tục xây dựng lực lượng không quân để tương xứng với vị thế của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Vậy vị trí còn lại sẽ thuộc về quốc gia nào?
1. Mỹ
Các phi đoàn máy bay của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ tạo thành lực lượng “không quân” hùng mạnh nhất trên thế giới vào năm 2030.
Tới thời điểm này, Không quân Mỹ (USAF) vẫn vận hành 187 tiêm kích F-22 Raptor. Bên cạnh đó là 178 chiếc F-15C “Golden Eagles” với radar và cảm biến hồng ngoại được nâng cấp đáng kể.
Ngoài ra, USAF sẽ trang bị được phần lớn trong tổng số 1.763 tiêm kích F-35A dự kiến để thay thế F-16C và A-10. Họ cũng phần nào “trẻ hóa” phi đội máy bay tiếp dầu của mình bằng 100 chiếc KC-46.
Tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35
Máy bay ném bom B-21 lúc này sẽ được đưa vào sản xuất, với đơn đặt hàng 100 chiếc.
Trong khi đó, Hải quân Mỹ sẽ chuẩn hóa phi đội tiêm kích trên hạm bằng 2 mẫu F-35C và F/A-18E/F Super Hornet. Máy bay trinh sát/tiếp dầu không người lái MQ-25 Stingray được đưa vào biên chế, mở rộng phạm vi hoạt động của các chiến đấu cơ có người lái.
Những chiếc V-22 Osprey sẽ đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển nhu yếu phẩm và thư từ cho tàu sân bay đang hoạt động ngoài đại dương.
Video đang HOT
Còn Thủy quân lục chiến Mỹ có vẻ sẽ có 1 phi đoàn F-35 đầy đủ vào năm 2030, gồm 2 phiên bản B (cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng) và C.
2. Trung Quốc
Tổng số máy bay của Trung Quốc sẽ giảm nhưng chất lượng các loại máy bay, như Su-30, J-11, J-15 và J-10 sẽ tăng lên. Tuy nhiên, chúng vẫn chỉ có thể được gọi là chiến đấu cơ “thế hệ 4 “.
Để bắt kịp với Mỹ và các cường quốc khác thì chương trình tiêm kích thế hệ 5 mà Trung Quốc đang phát triển (J-20 và J-31) phải thành công.
Máy bay chiến đấu chỉ là một thành phần trong lực lượng không quân Trung Quốc (Không quân và Không quân Hải quân). Hiện nay, Không quân Trung Quốc đã triển khai mẫu máy bay vận tải tầm xa nội địa đầu tiên, gọi là Y-20 và tới năm 2030, họ sẽ có khả năng vươn ra toàn cầu.
Tiêm kích tàng hình J-20 và J-31 của Trung Quốc
Nước này cũng đang mở rộng phi đội máy bay hỗ trợ, gồm máy bay cảnh báo sớm và máy bay tiếp dầu.
Trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông đang gia tăng, Trung Quốc sẽ tiếp tục xu hướng tăng số lượng và khả năng của các máy bay ISR (tình báo – giám sát – trinh sát), đặc biệt là những mẫu máy bay không người lái như Divine Eagle.
3. Nga
Vào năm 2030, Không quân Nga sẽ trở thành lực lượng khó ngăn chặn và mọi chuyện có thể diễn biến theo nhiều hướng khác nhau.
Trong viễn cảnh lý tưởng nhất (Nga thoát khỏi tình trạng suy thoái, giá dầu và giá các mặt hàng xuất khẩu tăng, phương Tây nới lỏng lệnh cấm), Không quân Nga có thể trở thành lực lượng mạnh thứ 2 thế giới về hỏa lực.
Hai chương trình quan trọng nhất dành cho Không quân Nga gồm máy bay chiến đấu tàng hình PAK FA và máy bay ném bom chiến lược PAK DA.
Tiêm kích tàng hình thế hệ năm T-50
Còn được biết đến với cái tên T-50, PAK FA sẽ mang lại cho Nga một mẫu chiến đấu cơ ngang ngửa với tiêm kích F-22 của Mỹ. Suy cho cùng, Moscow không thể cứ dựa vào các mẫu máy bay cũ (như MiG-29, Su-27/30/34).
Chương trình máy bay ném bom chiến lược PAK-DA được thiết kế để cho ra đời một mẫu máy bay ném bom tàng hình, cận âm, có khả năng mang vũ khí hạt nhân để thay thế những chiếc Tu-160 Blackjack và Tu-22M Backfire đã già nua.
Tất nhiên, tất cả những điều này chỉ có thể trở thành hiện thực nếu nền kinh tế Nga được phục hồi. Nếu không, Nga sẽ phải trải qua 15 năm nữa với ngân sách quốc phòng khiêm tốn, hứng chịu các lệnh trừng phạt, nạn quan liêu, tham nhũng. Khi đó, Không quân Nga phải rất may mắn mới đứng vững được trong top 10 lực lượng không quân thế giới năm 2030.
4. Israel
Hiện nay, Không quân Israel có 58 máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không F-15A và F-15C, 25 máy bay tấn công F-15I và 312 chiến đấu cơ đa nhiệm F-16.
Tới năm 2030, Không quân Israel có vẻ sẽ tiếp tục là lực lượng không quân hùng mạnh nhất tại Trung Đông.
Tiêm kích F-15 của Israel
Vào thời điểm đó, phi đội F-15 sẽ cần được thay thế, với nhiều khung máy bay đã 40 năm tuổi hoặc hơn.
Tuy nhiên, F-22 – “người kế nhiệm trực tiếp” của F-15 đã bị ngừng sản xuất từ năm 2011. Vì thế, Israel sẽ buộc phải lựa chọn: Kéo dài tuổi thọ của F-15C hoặc chuyển nhiệm vụ của chúng sang các tiêm kích thế hệ 5 F-35 Joint Strike Fighter, ít nhất là cho tới khi Mỹ phát triển xong máy bay chiến đấu thế hệ 6.
Israel đang có kế hoạch trang bị 2 phi đoàn F-35 vào năm 2021, và phi đoàn thứ 3 vào những năm 2020. Bên cạnh đó, nước này còn có một lực lượng máy bay không người lái tinh vi, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ hỗ trợ như ISR, chế áp phòng không, tiếp dầu trên không.
5. Anh
Năm 2030, Không quân Hoàng gia Anh (RAF) sẽ đạt tới giai đoạn đỉnh cao nhất trong nhiều thập kỷ qua. Lực lượng này sẽ có khoảng 160 máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon.
Vốn được thiết kế để chiếm ưu thế trên không, các chiến đấu cơ Typhoon của RAF hiện nay có khả năng thả bom dẫn đường bằng laser Paveway. Ngoài ra, chúng cũng được điều chỉnh để mang tên lửa Brimstone.
Máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon
Mẫu máy bay chiến đấu không người lái dựa trên UAV Taranis đang được triển khai để có thể cất cánh vào năm 2030 và sẽ hoạt động cùng với các chiến đấu cơ có người lái của RAF.
Các tiêm kích Panavia Tornado GR4 sẽ “nghỉ hưu” và được thay thế bằng một lực lượng gồm 138 chiếc F-35B.
Các máy bay F-35B, do cả Không quân và Hải quân Anh vận hành, sẽ bổ sung cho lực lượng máy bay có cánh cố định trên 2 tàu sân bay mới HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales.
Tổng cộng, tới năm 2030, Không quân và Không quân Hải quân Anh sẽ có khoảng 300 máy bay chiến đấu, đủ sức đưa họ trở thành lực lượng không quân lớn nhất và mạnh nhất ở Tây Âu.
*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà phân tích Kyle Mizokami. Số thứ tự trong bài không mang ý nghĩa xếp hạng.
Theo Soha News
5 lý do F-35 định hình không chiến tương lai
Tính năng tàng hình ưu việt, hệ thống bảo trì tự động hay khả năng chia sẻ dữ liệu thời gian thực là những cách mà F-35 đang định hình tác chiến tương lai.
Tính năng tàng hình ưu việt: Với thiết kế khí động học độc đáo, F-35 có thể vô hình trước radar đối phương. Ngoài ra, F-35 còn được trang bị tính năng giảm thiểu tối đa mức độ khí thải từ động cơ giúp nó lẩn trốn các hệ thống trinh sát ảnh nhiệt. Ảnh:Lockheed Martin Bên cạnh đó, hệ thống nhắm mục tiêu quang - điện (EOTS) thế hệ mới được thiết kế làm tăng khả năng nhận dạng mục tiêu mà không ảnh hưởng đến tính năng tàng hình. Lockheed Martin đã tích hợp EOTS vào thân máy bay làm cho radar đối phương không thể phát hiện. Tuy nhiên, tính năng tàng hình của F-35 được cho là chưa đạt kỳ vọng. Ảnh: Lockheed Martin Khả năng chia sẻ dữ liệu thời gian thực: Chia sẻ là quan tâm, trong sự kết nối của thế giới ngày nay, nó được xem là điều cần thiết khi nói đến thông tin trong chiến đấu. F-35 có khả năng chia sẻ những thông tin thu được từ cảm biến cho các máy bay xung quanh trong thời gian thực. Ảnh: Lockheed Martin Ngoài ra, Lockheed Martin đang hợp tác với Northrop Grumman phát triển hệ thống liên kết dữ liệu đa chức năng tiên tiến (MADL) cho phép chia sẻ dữ liệu an toàn giữa F-35 với các chiến đấu cơ khác mà không lo ngại bị đối phương đánh chặn hay gây nhiễu thông tin. Ảnh: F35.com Hệ thống bảo trì tự động: F-35 không chỉ được sản xuất cho quân đội Mỹ mà còn cho các đồng minh, do đó việc xây dựng hồ sơ bảo dưỡng và chia sẻ giữa các phi công là rất quan trọng. Nhà sản xuất trang bị cho F-35 hệ thống Thông tin Bảo trì tự động (ALIS) có khả năng phân tích một lượng lớn dữ liệu để phát hiện các bất thường đối với máy bay. Ảnh: Lockheed Martin ALIS có khả năng cập nhật tình trạng máy bay trong suốt hành trình cho hệ thống bảo trì trên mặt đất, qua đó giúp phát hiện sớm các vấn đề, đẩy nhanh tốc độ bảo trì và phòng ngừa rủi ro. Ảnh: Ainonline Mũ bảo hiểm tích hợp tiên tiến DAS: Hệ thống này cung cấp hình ảnh thời gian thực cho phi công từ 6 camera hồng ngoại gắn trên thân F-35. DAS giúp phi công nâng cao khả năng nhận thức tình huống, giảm khối lượng công việc, tăng hiệu suất chiến đấu. Ảnh: Lockheed Martin 3 phiên bản trong một thiết kế: F-35 được chế tạo với 3 phiên bản khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu riêng biệt cho không quân, hải quân và thủy quân lục chiến. Về cơ bản, thiết kế khí động học của 3 phiên bản tương tự nhau, nhưng có vài khác biệt theo yêu cầu nhiệm vụ. Ảnh: Lockheed Martin F-35A được thiết kế cho Không quân Mỹ với khả năng không chiến và tấn công mặt đất ưu việt. Ảnh: Không quân Mỹ F-35B được thiết kế cho Thủy quân lục chiến. Đây là phiên bản độc đáo nhất trong gia đình F-35. Máy bay có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng để hoạt động trên boong tàu đổ bộ tấn công. Ảnh: Arms Expo F-35C dành cho Hải quân Mỹ. Máy bay được cải tiến một số vấn đề nhằm phù hợp với hoạt động trên tàu sân bay như cánh gập, móc đuôi. Ảnh: Defencenews
Theo Quốc Việt (Zing)
Mỹ sắp có máy bay chiến đấu - ném bom không người lái Không quân Mỹ vừa trao hợp đồng trị giá 40 triệu USD một nhà thầu quốc phòng nhằm phát triển một loại máy bay chiến đấu - ném bom không người lái (LCASD) mới. Phòng nghiên cứu không quân Mỹ vừa quyết định kí hợp đồng phát triển LCASD với công ty Kratos Defense, một nhà thầu quốc phòng chuyên tạo ra các...