Ăn sáng kiểu Hoa ở Sài Gòn: có không biết bao nhiêu món để bạn thử
Sài Gòn là một trong những thành phố có cộng đồng người Hoa đông nhất, vậy nên không khó để tìm ra những món ăn sáng kiểu Hoa ở đây.
Sài Gòn là một thành phố nhộn nhịp đa văn hoá, ngay cả khía cạnh ẩm thực cũng có nhiều góc nhỏ rất đặc sắc và ẩm thực của người Hoa là một trong số đó. Bên cạnh các món ăn sáng Việt Nam như bánh mì, xôi, phở thì bạn có thể thử một số món ăn sáng kiểu Hoa sau đây:
Dimsum, hay “điểm tâm” là món ăn sáng, ăn nhẹ rất nổi tiếng với nhiều người Sài Gòn nói chung và Việt Nam nói riêng. Dimsum nổi tiếng với các khối bánh nhỏ vừa miệng và đa dạng từ há cảo, xíu mại, bánh hẹ đến nhiều loại khác ăn mãi không ngán. Ở Sài Gòn có nhiều quán dimsum chỉ dành cho ăn sáng mở từ sớm nhất là 5h sáng và chỉ đến 11h – 12h trưa thôi. Bạn có thể ăn sáng bằng dimsum ở một số địa điểm sau:
Địa chỉ 1: Điểm tâm sáng – 200 Dương Tử Giang, phường 4, Q11.
Địa chỉ 2: Dimsum Tiến Phát – 18 Ký Hòa, P. 11, Q5.
Địa chỉ 3: Dimsum Tân Sanh Hoạt – 322 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Phạm Ngũ Lão, Q3.
Quẩy
Quẩy, hay còn gọi đầy đủ là “dầu cháo quẩy” là một món bánh được làm từ bột mì và chiên phồng lên, ăn có vị giòn giòn và hơi beo béo. Đây là một món ăn kèm phổ biến trong các món ăn của người Việt như bánh canh, phở, cháo… Nhưng theo kiểu người Hoa thì họ chỉ ăn riêng cho buổi sáng. Mặt khác, bạn có thể chấm món bánh này kèm với ít sữa đậu nành nóng. Đây là kiểu ăn kinh điển và phổ biến của người Hoa.
Sài Gòn có một số hàng quẩy lâu đời phải từ 30 – 40 năm, và đây là một số địa chỉ:
Địa chỉ 1: 165/62 Nguyễn Thái Bình, Q1
Địa chỉ 2: Chợ thiếc, góc đường Phó Cơ Điều và Tân Phước, Q11
Bánh bao là một kiểu ăn sáng cũng phổ biến không kém ngay cả với người Sài Gòn, trên đường đi học đi làm, ta có thể dễ dàng thấy nhiều xe bánh bao. Bánh bao cũng có thể được tìm thấy trong các cửa hàng tiện lợi, là món ăn nhanh và ngon miệng được bán ở hầu hết mọi nơi. Bánh bao có nhiều loại như bánh bao nhân thịt, nhân cade, nhân khoai môn hoặc không nhân, phù hợp với sở thích và khẩu vị nhiều người.
Video đang HOT
Một số địa chỉ bánh bao nổi tiếng và lâu đời ở Sài Gòn cho bạn:
Địa chỉ 1: Bánh bao Cả Cần – 110 Hùng Vương, phường 9, Q5.
Địa chỉ 2: Bánh bao Thọ Phát – 80 Nguyễn Tri Phương, phường 7, Q5.
Địa chỉ 3: Bánh bao Sáu Sỹ – 276 Kinh Dương Vương, phường An Lạc A, Q. Bình Tân.
Tào phớ
Tào phớ có tên khác là Đậu Hoa, là món ăn được làm từ đậu hũ có kết cấu mịn và mềm, thường được ăn cùng nước đường thắn với gừng. Tào phớ kiểu người Hoa có vị ngọt và vị mặn, song đối với người Sài Gòn thì hầu hết chuộng vị ngọt hơn cả nên hầu hết tào phớ ở đây chỉ bán theo kiểu ngọt. Người Sài Gòn còn biến tấu bằng cách thêm nước cốt dừa beo béo. Đây thường được xem là món ăn vặt nhưng nó vốn là một thức ăn sáng kiểu Hoa phổ biến.
Một số địa chỉ tào phớ cho bạn:
Địa chỉ 1: 158 Nguyễn Công trứ, Nguyễn Thái Bình, Q1.
Địa chỉ 2: 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Q1.
Địa chỉ 3: Đối diện ĐH Kiến Trúc – 196 Pasteur, Phường 6, Q3.
Mì hoành thánh hoặc có thể là hoành thánh không là món ăn của người Hoa, và thường được làm món ăn sáng. Thực ra thì món mì này có thể ăn mọi lúc trong ngày, nhưng vào những hôm mà thèm món gì có nước để bắt đầu ngày mới thì đây là một lựa chọn thích hợp. Mì sợi kiểu hoa thường là mì sợi tươi làm từ bột mì nhồi với trứng gà, và da hoành thánh bán chúng cũng được làm từ cùng loại bột. Sợi mì dai dai, thơm mùi trứng ăn cùng với nước hầm xương đậm đà sẽ giúp chúng ta có thêm năng lượng vào buổi sáng để học tập và làm việc.
Một số địa chỉ mì Hoa ở Sài Gòn cho bạn:
Địa chỉ 1: Mì Tàu – 14/12B Kỳ Đồng, Q3.
Địa chỉ 2: Thiệu Ký – 66/5 Lê Đại Hành, phường 13, Q11.
Địa chỉ 3: Mì Chú Sè – 52 Calmette, Q1.
Theo Trí Thức Trẻ
Bữa sáng thưởng thức một bát mì hoành thánh nóng hổi trước khi đi làm thì còn gì bằng
Một bát mì hoành thánh với phần nước dùng ngọt, nhân hoành thánh được làm vừa vặn là lựa chọn hoàn hảo để khởi đầu ngày làm việc mới.
Nguyên liệu:
Nguyên liệu cho phần nhân hoành thánh
230g tôm
230g thịt heo xay
3 tép tỏi băm nhỏ
2 thìa cà phê gừng băm nhỏ
1 thìa súp rượu trắng
1 thìa súp nước tương
1 thìa súp dầu mè
thìa cà phê bột ngô
thìa cà phê tiêu
thìa cà phê đường
2 cây hành lá, thái khoanh nhỏ
34 đến 36 vỏ bánh hoành thánh
Nguyên liệu phần nước dùng
4 lát gừng
2 tép tỏi
2 cây hành lá
1 cái nấm hương
1,2 lít nước dùng gà
2 cây cải thìa
2 thìa cà phê nước tương
2 thìa cà phê nước mắm
Mì trứng
Cách làm
Bước 1
Tôm băm nhỏ, trộn đều cùng với các nguyên liệu phần nhân hoành thánh.
Bước 2
Lấy miếng hoàn thánh, múc một ít nhân để vào giữa và gói bánh lại.
Bước 3
Cho gừng, tỏi, hành lá, nấm hương và nước dùng gà vào nồi. Đun ở lửa lớn cho đến khi sôi, sau đó hạ lửa xuống mức vừa đun thêm 5 đến 10 phút nữa.
Bước 4
Nêm vào nồi nước dùng 2 thìa cà phê nước tương và 2 thìa cà phê nước mắm. Sau đó vớt các nguyên liệu như hành lá, gừng, nấm hương ra khỏi nồi.
Bước 5
Cho mì trứng vào nồi nước dùng luộc chín rồi cho ra bát. Thái cây cải thìa làm 4 phần. Tiếp đó là luộc cải thìa để ăn kèm cùng mì.
Bước 6
Đun cho nước trong nồi sôi trở lại, nước sôi cho hoành thánh vào luộc trong 5 đến 6 phút. Trong quá trình luộc, dùng thìa khuấy nhẹ để bánh không bị dính ở đáy nồi.
Bước 7
Cho hoành thánh đã luộc chín vào bát mì, thêm nước dùng và một ít hành lá thái khoanh thì có thể thưởng thức rồi.
Với công thức mì hoành thánh này bạn chỉ cần gói sẵn hoành thánh, chia thành từng phần vừa ăn theo nhu cầu của gia đình rồi cho vào tủ lạnh cấp đông. Buổi sáng chỉ cần lấy bánh ra rã đông bằng lò vi sóng, nấu nước dùng và luộc mì là đã có bữa sáng ngon lành, nóng hổi tại nhà rồi.
Chúc các bạn thành công!
Nguồn: seonkyounglongest
Sài Gòn có những combo ăn sáng kinh điển phải "đi tay trong tay", bạn thử bao nhiêu trong số này rồi? Có món này là không thiếu món kia, những món ăn sáng phổ biến này luôn cứ kết hợp với nhau là không trật đi đâu được. Ở Sài Gòn có những combo ăn sáng mà người ta rất quen, cứ nhắc đến là thấy "chí lý" lắm, song chẳng ai biết những sự kết hợp đấy có từ bao giờ, hay từ...