Ăn sáng cho mình, ăn trưa cho bạn và ăn tối cho kẻ thù: Câu nói nửa đúng, nửa sai!
Hiện nay, nhiều người viện dẫn câu nói “ăn sáng cho mình, ăn trưa cho bạn và ăn tối cho kẻ thù”. TS Trương Hồng Sơn cho rằng, quan niệm này nửa đúng, nửa sai.
Nửa đúng, nửa sai
Chị Nguyễn Thị Hòa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) tâm sự, chị có thói quen ăn đêm, nếu trước khi đi ngủ không ăn gì sẽ không thể ngủ nổi. Vì vậy, dù “cán đích” 61 kg nhưng chị Hòa vẫn chưa bỏ được thói quen này.
Gần đây, chị Hòa thấy hay tức ngực, đau khó chịu. Ban đầu chị nghĩ mình bị bệnh tim, khi đi khám tim mạch bác sĩ chuyển chị sang khám tiêu hóa. Kết quả nội soi chị Hòa bị trào ngược dạ dày thực quản, và có thể do chính thói quen ăn đêm của chị.
Không riêng gì chị Hòa, rất nhiều người cũng có thói quen ăn đêm. Anh Nguyễn Văn Thảo (Hà Đông, Hà Nội) kể tối nào trước khi đi ngủ anh cũng phải ăn bát phở. Ban ngày anh có thể bỏ bữa sáng, thậm chí bỏ bữa trưa, nhưng đến tối và đêm là phải ăn.
TS BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, cho biết có rất nhiều người có thói quen ăn đêm, thậm chí không có bữa ăn đêm họ không chịu được dù biết rõ tác hại của ăn đêm.
TS Trương Hồng Sơn
Hiện nay, nhiều người viện dẫn câu nói “ă n sáng cho mình, ăn trưa cho bạn và ăn tối cho kẻ thù”. TS Sơn cho rằng, quan niệm này nửa đúng, nửa sai.
Theo TS Sơn, dinh dưỡng thế nào, ăn gì tốt… có thể ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng có kiến thức đầy đủ về nó. Quan điểm “ăn cho mình” hay “ăn cho kẻ thù này” đã được đưa ra vài chục năm nay, nhưng nó không hoàn toàn đúng cho tất cả mọi người.
Video đang HOT
Ăn đêm có thể gây ra một số nguy cơ
* Nguy cơ tích mỡ: Vào ban đêm, cơ thể vào trạng thái nghỉ, nếu ăn với số lượng nhiều dễ tích mỡ, liên quan tới tổng số lượng ăn vào.
Nếu tổng năng lượng ăn vào từ 1800 kilo calo – 2500 kilo calo sẽ gây ra thừa calo. Một bát phở 500 kilo calo nếu thêm quẩy thành 700 kilo calo, nếu một người ăn như vậy sáng, trưa, tối thì đã 2100 kilo kalo. Vì vậy, ăn tối hay ăn khi nào thì chính người đó phải cân đối được lượng calo đưa vào cơ thể.
* Gây ảnh hưởng tới giấc ngủ: TS Sơn cho biết, khi ăn tối quá muộn sẽ khiến dạ dày phải tăng cường hoạt động để tiêu hóa thức ăn. Từ đó làm bạn trở nên khó đi vào giấc ngủ.
Nếu việc ăn đêm diễn ra nhiều lần trong tuần sẽ bị rối loạn đồng hồ sinh học, dẫn tới mất ngủ giữa chừng. Tình trạng thiếu ngủ kéo dài sẽ làm tăng nồng độ cortisol và dẫn đến tăng cân, hình thành mỡ bụng.
Đặc biệt, TS Sơn cho biết thói quen ăn đêm, đặc biệt là các thức ăn khó tiêu sẽ là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày khi ngủ. Thông thường, thức ăn sau khi vào dạ dày sẽ mất khoảng vài tiếng để tiêu hóa.
Nếu bạn ăn no xong rồi ngủ thì dễ khiến axit trong dạ dày lọt vào thực quản và dẫn tới hiện tượng đau tức ngực. Nếu tình trạng axit trào ngược lặp đi lặp lại thì đó lại là mối nguy hại dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe.
Một số lợi ích của ăn đêm
Ngoài những tác hại do ăn đêm, TS Trương Hồng Sơn cho biết thói quen này cũng có lợi ích.
Đó là, ăn đêm giúp chuyển hóa cơ bản tăng lên. Nghiên cứu của Mỹ và Anh trong 10 năm qua cho thấy những người ăn đêm với khối lượng ít sẽ làm tăng chuyển hóa cơ bản lên. Điều này tốt cho người gày, người phải làm đêm.
Ăn đêm với người bị đái tháo đường có thể giúp đường huyết ổn định trong ngày.
Người tập luyện tối cũng cần bổ sung năng lượng nếu luyện tập xong không ăn tối, bổ sung protein… thì sẽ không thể bổ sung lượng cơ cho cơ thể.
Ảnh minh họa
Lưu ý khi ăn đêm
Khi ăn không nên ăn nhiều, năng lượng từ 100 – 250 kilo calo có thể là 1 hộp sữa chua, 1 ít sữa hạt.
Đặc biệt, không ăn sát giờ ngủ.
TS Sơn cho biết, hiện có nhiều trẻ sát giờ ngủ mẹ lại cho con ăn nhiều khiến trẻ lên giường trằn trọc. Vì thế, bữa ăn không nên diễn ra trong 60 phút khi ngủ.
Có người nhầm lẫn đói và khát nước. Có người chỉ cần uống nước đã hết đói thì ta không cần ăn đêm.
Bữa ăn đêm nên ăn rau, quả, táo, dưa chuột… Nếu là các loại hạt nhưng cũng không nên quá 15 gram. Nên để riêng các loại hạt với lượng vừa đủ, vì không kiểm soát sẽ ăn nhiều.
Có thể sử dụng sữa và chế phẩm của sữa nhưng chỉ ăn sữa ít đường như sữa chua, vì sữa chua làm tăng hấp thụ canxi trong máu, tăng lợi ích tiêu hóa. Ăn bánh mì cám vì trong bánh mì cám có thêm năng lượng.
Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, tránh rượu bia, đồ uống có ga, chất đường ngọt như bánh gato, kẹo… Những thứ này không phù hợp vào buổi tối
Nguyên tắc xây dựng bữa ăn hợp lý
Để có sức khỏe tốt cần phải xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý. Khẩu phần ăn cân đối dinh dưỡng trong ngày (bữa sáng, trưa, tối), có như vậy thì việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bữa sáng thường được xem là bữa ăn chính và quan trọng nhất trong ngày. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bữa sáng cần bảo đảm cung cấp đầy đủ tinh bột (bánh mì, cơm, phở...), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa...), chất béo (bơ, dầu ăn...), vitamin và muối khoáng (rau, củ, quả...). Quan trọng nhất là bổ sung chất đạm, vì nó giúp cung cấp một lượng axít amin cần thiết, đặc biệt làm cho não bộ linh hoạt, mạnh khỏe.
Bữa ăn hợp lý là không thể thiếu rau, củ, quả để cung cấp vitamin và muối khoáng (ảnh chỉ mang tính minh họa)
Bữa trưa là bữa cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể nhất. Bữa trưa nên cung cấp đủ tinh bột, chất xơ, chất đạm. Cần thường xuyên bổ sung cá vào khẩu phần ăn, bởi cá cung cấp nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể. Cũng không thể thiếu rau, củ, quả.
Không nên ăn quá nhiều vào bữa tối, vì ăn bữa tối quá nhiều sẽ dẫn đến áp suất trong dạ dày tăng cao, dạ dày phải làm việc quá sức và năng lượng thừa rất dễ tích trữ lại dẫn đến tăng cân.
Ngoài 3 bữa ăn chính trên, cần dùng thêm bữa phụ bằng 1 ly sinh tố hoặc sữa chua. Bên cạnh chế độ ăn hợp lý cũng cần phải duy trì lối sống năng động, lành mạnh để có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần phấn chấn.
Cách chia calo giữa các bữa ăn sáng, trưa, tối để giảm cân Nếu bạn đã từng cố gắng giảm cân thì bạn có thể biết rằng quy tắc quan trọng của việc giảm cân là tạo ra sự thâm hụt calo. Bạn cần tiêu thụ ít calo hơn và đốt cháy nhiều hơn bằng cách thực hiện các hoạt động thể chất khác nhau trong ngày. Nói chung, để giảm 1/2 đến 1 kg cân...