Ăn rau sống ảnh hưởng xấu đến vi khuẩn ruột, làm giảm hệ miễn dịch
Một nghiên cứu mới cho thấy việc ăn cà rốt bỏ lò, thay vì ăn sống, có thể làm thay đổi mạnh mẽ vi khuẩn đường ruột.
Trong nghiên cứu được tiến hành ở cả chuột và người, các nhà khoa học phát hiện ra rằng ăn thực phẩm nấu chín không chỉ làm thay đổi vi khuẩn trong cơ thể chúng ta – được gọi chung là hệ vi sinh (microbiome) – mà cả việc các gen của vi khuẩn được “bật” hay “tắt”.
Nghiên cứu cho thấy một số thực phẩm sống có chứa các hợp chất chống vi khuẩn gây tổn hại hoặc tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể
Lý do là ăn thực phẩm nấu chín có thể tăng cường sức khỏe đường ruột, trong khi nhiều thực phẩm sống chứa các hợp chất tiêu diệt vi sinh vật, có nghĩa là nhiều vi khuẩn đường ruột của chúng ta bị phá hủy.
Nhóm nghiên cứu của Đại học California San Francisco, cho biết những phát hiện này giúp hiểu rõ loại thực phẩm nào để lại cho chúng ta những vi khuẩn có lợi nhất trong cơ thể và hệ vi sinh của con người tiến hóa như thế nào khi người tiền sử bắt đầu học cách nấu chín thức ăn.
Trong nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature Microbiology, các nhà khoa học đã chia chuột thành bốn nhóm theo một trong bốn chế độ ăn: thịt sống, thịt chín, khoai lang sống hoặc khoai lang nấu chín.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy điều đáng ngạc nhiên là không có sự khác biệt về hệ vi sinh vật của chuột ăn thịt sống so với ăn thịt chín.
Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa những con chuột ăn khoai lang sống và khoai lang nấu chín. Không chỉ vi khuẩn trong cơ thể chúng khác nhau, mà cả một số gen “bật” hay “tắt” và các sản phẩm chuyển hóa – như chất thải – do cơ thể tạo ra.
Video đang HOT
Khi nhóm nghiên cứu thực hiện cùng thí nghiệm này với một số loại rau – bao gồm khoai tây trắng, ngô, đậu Hà Lan, cà rốt và củ cải đường họ cũng nhận được kết quả tương tự.
Các nhà nghiên cứu cho biết một trong những lý do cho những thay đổi này là nhiều thực phẩm sống có chứa các hợp chất chống vi khuẩn gây tổn hại hoặc tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể chúng ta.
Các nhà nghiên cứu của UCSF muốn xem liệu những thay đổi tương tự của hệ vi sinh có xảy ra ở người hay không, và đã hợp tác với một đầu bếp chuyên nghiệp để chuẩn bị những thực đơn sống và nấu chín.
Những người tham gia đã thử từng chế độ ăn trong ba ngày theo thứ tự ngẫu nhiên và sau đó được phân tích mẫu chất thải. Các mẫu cho thấy rằng hệ vi sinh vật của những người ăn chế độ ăn sống so với chế độ ăn nấu chín khác nhau rõ rệt.
“Thật thú vị khi thấy rằng tác động của việc nấu ăn ở loài gặm nhấm cũng có liên quan đến con người, mặc dù chi tiết cụ thể về cách thức hệ vi sinh vật bị ảnh hưởng là khác nhau giữa hai loài”, tiến sĩ Turnbaugh nói.
“Chúng tôi rất quan tâm đến việc thực hiện các nghiên cứu quan sát và can thiệp lớn hơn và dài hơn ở người để hiểu tác động của những thay đổi chế độ ăn uống về lâu dài”.
Cẩm Tú
Theo DM/Dân trí
Mù tạt, wasabi...không làm chết ký sinh trùng trong đồ ăn sống
Mù tạt, wasabi, chanh... không có tác dụng làm chín thức ăn và diệt ký sinh trùng trong hải sản, đồ ăn tươi sống.
Mù tạt, wasabi... chỉ giúp tăng vị món ăn
Nhiều người lầm tưởng rằng việc ăn hải sản sống với mù tạt, chanh hay wasabi có thể giết chết ký sinh trùng, vi khuẩn có trong thực phẩm sống. Tuy nhiên, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng đây là hiểu lầm tai hại.
Chanh, mù tạt... khi ăn với hải sản sống chỉ làm giảm mùi tanh, không giết được ký sinh trùng và vi khuẩn. Ảnh: Internet
"Chanh, mù tạt hay wasabi... khi ăn chung với hải sản sống thực ra chỉ có tác dụng làm thay đổi mùi vị ngon hơn cho món ăn và khử mùi tanh của hải sản, chứ không hề có tác dụng diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng giun tròn, sán dây, sán lá gan.... như phương pháp nấu chín được. Nếu xem chúng là phương thức để chống lại vi khuẩn, ký sinh trùng thì đây là quan niệm sai lầm" - PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.
Ông cũng cho hay mặc dù bản chất của chanh có đặc tính kháng khuẩn nhờ hàm lượng acid citric, hay trong mù tạt, wasabi đều có khả năng này nhưng chỉ tác dụng một phần nhỏ. "Chúng chỉ có tác dụng ức chế một số vi sinh vật nhưng không đáng kể, còn với ký sinh trùng gây bệnh, những gia vị này không có tác dụng kháng khuẩn hay tiêu diệt nào".
Bệnh do ký sinh trùng do... miệng mà ra
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo: Ăn cá sống, hải sản sống hoặc chế biến chưa chín sẽ có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn. Các loại cá cũng có thể chứa nhiều vi sinh vật sống cộng sinh; khi ăn sống, chúng sẽ theo vào cơ thể gây bệnh.
WHO lý giải: Trong tự nhiên, các loài này tiêu hóa một lượng lớn các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, các chất hóa học và những chất nhiễm bẩn khác trong môi trường nước, có các loại mầm bệnh và các chất độc hại. Chúng không gây hại cho loài này nhưng rất nguy hiểm đối với loài khác hoặc con người. Nếu những loài này được con người ăn không qua nấu nướng hoặc nấu chưa chín thì có thể mắc một số bệnh như nhiễm vi khuẩn gây bệnh tả, nhiễm virus gây bệnh viêm gan siêu vi A...
Người dân ăn cá sống, ăn hải sản sống hoặc chế biến chưa chín sẽ có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn. Ảnh: Internet
Chuyên gia thực phẩm Nguyễn Duy Thịnh cũng nhấn mạnh bệnh do ký sinh trùng là do miệng mà ra. Ông bày tỏ, ở nước ta vấn đề an toàn thực phẩm chưa được nhiều người quan tâm khi họ vẫn vô tư ăn hải sản sống, thịt cá làm gỏi sống, tiết canh. Trong khi đó, ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ, thực phẩm dùng để ăn sống như cá hồi, cá ngừ... thường trải qua quá trình đánh bắt hoặc kiểm định chất lượng ngặt nghèo.
"Mặc dù thế, trên thực tế, ngay cả ở Nhật Bản nổi tiếng với sạch sẽ và an toàn nhưng vẫn còn trường hợp người dân bị ngộ độc khi ăn thủy sản sống trong món sashimi, sushi" - PGS-TS Thịnh thông tin.
Cũng theo vị chuyên gia này, những món ăn thường được lựa chọn ăn sống như hàu, các loài động vật nhuyễn thể (ngao hến, hàu, móng tay, tu hài...) là những loại hải sản sống vùng đáy, ăn bùn, tảo và phù du, do đó rất dễ nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có thể sán, nhất là với hàu sống ở vùng cửa biển.
"Bên cạnh đó, với mức độ ô nhiễm nguồn nước như hiện nay, thủy hải sản không chỉ nhiễm các ký sinh trùng, vi khuẩn có hại mà còn có thể chứa kim loại nặng độc hại khác như thủy ngân, chì..." - vị chuyên gia bày tỏ thêm.
Do đó, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo người dân nên thực hiện ăn chín, uống sôi, chọn hải sản, thực phẩm tươi sống để làm thức ăn, chỉ ăn hải sản sống khi đảm bảo được nguồn gốc, chất lượng an toàn của chúng.
NGUYÊN HÀ
Theo PLO
Chẳng những mẹ đau đớn mà trẻ sinh mổ còn đối mặt với nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng này Một nghiên cứu lớn về mẫu phân của trẻ sơ sinh đã tìm thấy sự khác biệt chính giữa trẻ sinh mổ và sinh thường. Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ sinh thường (qua đường âm đạo) nhận được hầu hết vi khuẩn đường ruột có lợi từ mẹ của chúng, nhưng những đứa trẻ sinh mổ thì không. Thêm vào đó,...