Án phạt thích đáng cho đường dây lừa đảo
Sau nhiều ngày xét xử (từ 12 đến 19-7), TAND thành phố Hà Nội đã ra phán quyết cuối cùng đối với từng bị cáo trong vụ án lừa đảo xuất khẩu lao động.
6 bị cáo trong vụ án này đều từng “gắn mác” giám đốc những công ty, trung tâm lớn để lừa đảo chiếm đoạt số tiền hàng chục tỷ đồng.
6 “siêu lừa” trước giờ tuyên án
Các bị cáo phải hầu tòa gồm: Bùi Quang Chiến (SN 1983), Bùi Văn Thỉnh (SN 1977, đều trú tại phường Yên Hòa, Cầu Giấy), Nguyễn Tiến Quyển (SN 1973, trú tại xã Quang Minh, huyện Việt Yên, Bắc Giang), Trịnh Xuân Nghiên (SN 1952, trú tại xã Ngô Quyền, huyện Thanh Miện, Hải Dương), Lưu Thị Thu Hương (SN 1977, trú tại Chùa Bộc, Trung Liệt, Đống Đa). Do vụ án với số lượng bị hại đông, nhiều tình tiết phức tạp nên hôm qua (19-7), HĐXX mới ra phán quyết cuối cùng.
Theo truy tố, 2 anh em ruột Bùi Quang Chiến và Bùi Văn Thỉnh thành lập một công ty cổ phần… Với mác giám đốc, 2 anh em liên kết với Công ty Xuất nhập khẩu VINAGIMEX phụ trách một cơ sở đào tạo – giáo dục định hướng. Chiến đã thuê nhà tại lô 31 tập thể Chỉnh hình, phố Trung Kính, quận Cầu Giấy làm trụ sở giao dịch của công ty và treo biển “Cơ sở giáo dục định hướng” của VINAGIMEX, khiến người lao động nhầm tưởng công ty của Chiến có chức năng xuất khẩu lao động thật. Sau đó, 2 anh em thu của 111 người có nhu cầu đi Hàn Quốc lao động số tiền gần 10 tỷ đồng. Chờ mãi không thấy được đi, người lao động tìm đến địa chỉ trên nhưng 2 anh em Thỉnh – Chiến đã cao bay xa chạy. Đến khi bị điều tra, Thỉnh – Chiến đã trả lại một phần cho các nạn nhân nhưng vẫn “nợ lại” số tiền 1,7 tỷ đồng không có khả năng thanh toán.
Video đang HOT
Bản thân 2 anh em Chiến và Thỉnh dù lừa được hơn một trăm người nhưng lại bị chính các đồng phạm trong vụ án này lừa lại. Nữ giám đốc Cty cổ phần Tư vấn nuôi trồng và chế biến thuỷ sản Lưu Thị Thu Hương thông báo với Chiến và Thỉnh về việc có những suất lao động tại Hàn Quốc với mức lương 8.000 won/tháng. Chiến và Thỉnh giao 2,7 tỷ đồng của 50 người lao động để nhờ Hương giúp mà không biết rằng, công ty của Hương chỉ vừa mới thành lập cách đó vài tháng và toàn bộ các thông báo tuyển lao động sang Hàn Quốc đều là do một tay Nguyễn Thành Yên, Giám đốc công ty cổ phần Đông Hải, có trụ sở tại TP Hải Phòng chỉ đạo Hương “bịa ra” để mượn tay Chiến, chiếm đoạt tiền của người lao động.
Không những thế, “nữ quái” Lưu Thị Thu Hương còn trực tiếp thu tiền của hàng trăm người lao động ở nhiều địa phương khác, ước tính số tiền lên đến gần 1,5 tỷ đồng và 410.000 USD. Trên thực tế, Nguyễn Thành Yên và Lưu Thị Thu Hương được biết đến là những đối tượng lừa đảo chuyên nghiệp từng chiếm đoạt 1,2 tỷ và 242.000 USD của nhiều lao động địa phương và bị TAND tỉnh Thanh Hóa xét xử vào năm 2009. Cùng trong đường dây là 2 đối tượng Nguyễn Tiến Quyển, Giám đốc Công ty CP Đầu tư XNK thương mại quốc tế và Trịnh Xuân Nghiêm với thủ đoạn tương tự chúng đã lừa 71 người lao động, chiếm đoạt 9 tỷ đồng. Đến nay Quyển và Nghiên đã khắc phục một phần hậu quả nhưng vẫn còn “nợ” số tiền 6,1 tỷ đồng.
Tại phiên tòa cũng như tại CQĐT, 6 bị cáo đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình và mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt. Riêng các bị hại tham dự phiên tòa đều cho rằng cần phải xử lý nghiêm vì các bị cáo đã khiến người lao động nghèo càng trở nên khó khăn hơn khi “ôm gọn” số tiền lớn mà họ phải gom góp vay mượn của người thân. Đến khi biết mình bị lừa, nhiều người đã phải bán nhà, bán cửa để trả nợ. Xác định hành vi phạm tội của các bị cáo là nghiêm trọng, HĐXX đã tuyên phạt Chiến 20 năm tù, Quyển 20 năm tù, Yên 20 năm tù, Nghiên 18 năm tù, Hương 14 năm tù và Thỉnh 14 năm tù. Ngoài hình phạt tù, HĐXX còn buộc các bị cáo phải bồi thường về dân sự cho các bị hại theo luật định.
Theo ANTD
Giám đốc lừa thủ đoạn khôn lường
Giám đốc Lường Như Đường tới những xã vùng sâu, vùng xa lừa đảo trong việc đưa người đi lao động ở nước ngoài. Cả tin, đã có khoảng 50 người dân mắc bẫy...
Quê ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Lường Như Đường (SN 1969) ra Hà Nội lập nghiệp, thành lập Công ty TNHH Tư vấn và đào tạo du học Quốc tế đóng trụ sở ở phường Đại Kim, quận Hoàng Mai vào năm 2006. Do không biết tính toán và cũng vì ăn chơi nên Đường thua lỗ trong kinh doanh, đã nảy ý định làm liều.
Nhận thấy nhiều người dân, nhất là ở các địa phương có nhu cầu đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, mặc dù Công ty TNHH Tư vấn và đào tạo du học Quốc tế không có chức năng xuất khẩu lao động, nhưng Lường Như Đường đã về những xã vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế khó khăn và người dân thiếu hiểu biết... rồi tổ chức các buổi gặp mặt để tuyên truyền về mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong đó có việc đưa người đi lao động ở nước ngoài và đưa ra những mức lương hấp dẫn để lôi cuốn những người có nhu cầu đi lao động.
Để "chứng tỏ" khả năng đưa người đi lao động xuất khẩu, Đường đã thông qua một số công ty, lo cho một vài người được ra nước ngoài lao động (những người này thường phải nộp rất nhiều tiền). Với thủ đoạn trên, Lường Như Đường đã lừa gạt và chiếm đoạt được tiền của rất nhiều người dân ở các địa phương. Vụ việc được phát hiện khi công an quận (CAQ) Hoàng Mai nhận được đơn của gia đình ông Phạm Văn Sự, trú tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Đường.
Theo trình báo của ông Sự, cuối năm 2010, ông đã nộp cho Đường 1.000 USD và 60 triệu đồng để nhờ lo thủ tục cho con trai đi lao động xuất khẩu tại Đài Loan. Đường hứa, nếu hợp đồng không thành sẽ trả lại ông Sự toàn bộ số tiền trên. Đến thời hạn, thấy con trai vẫn chưa được ra nước ngoài, ông Sự nhiều lần đến công ty của Đường, yêu cầu trả lại tiền nhưng Đường khất lần, hẹn thời điểm trả nợ vào ngày 2-5-2011, nhưng rồi không thực hiện.
Được triệu tập tới trụ sở CAP Đại Kim, Đường thừa nhận không thể đưa con trai ông Sự đi xuất khẩu lao động, cam kết sẽ trả số hết số tiền... và bỏ trốn. Qua kiểm tra công ty của Đường, cơ quan công an phát hiện có 5 trường hợp khác đã nộp 540 triệu đồng cho Đường, hiện đang "ăn chực, nằm chờ" hơn một năm nay tại đây. Một trong số 5 người này là anh Phạm Văn Thế, trú ở Quảng Xương, Thanh Hóa, người đã mất 132 triệu đồng để nhờ Đường lo cho đi lao động xuất khẩu tại Đài Loan.
Sau khi nhận được thông báo của Đường về việc đã hoàn tất thủ tục để "lên đường", anh Thế đã ra Hà Nội, những tưởng được "bay" ngay nhưng lại bị Đường giữ lại ở công ty. Tại đây, anh Thế được Đường lo "bữa ăn" mỗi ngày và hứa hẹn sẽ tìm cách đưa đi lao động xuất khẩu. Phần vì thương bố mẹ, không muốn cho gia đình biết sự thật và phần vì tin theo những lời hứa của Đường, anh Thế đã chấp nhận làm theo mọi yêu cầu của vị giám đốc này. Theo đó, mỗi tháng anh Thế gửi một khoản tiền nho nhỏ về cho bố mẹ. Chính điều này đã khiến gia đình Thế chẳng mảy may nghi ngờ.
Tiếp tục xác minh, CAQ Hoàng Mai đã làm rõ, từ năm 2009 đến nay, Đường đã nhận hồ sơ và môi giới cho khoảng 50 người có nhu cầu đi lao động. Mỗi trường hợp, Đường nhận lại 300 USD tiền hoa hồng. Biết không thể trốn tránh luật pháp, ngày 6-7, Đường đã đến CAQ đầu thú, khai nhận hành vi phạm tội. Đề nghị ai là bị hại liên hệ tới Đội Điều tra tổng hợp - CAQ Hoàng Mai để giải quyết.
Theo Pháp Luật TP
Nhận diện những hành vi lừa đảo xuất khẩu lao động Trước vẻ ngoài lịch lãm cùng những giấy tờ tùy thân (rởm) đáng nể ở cái tuổi 23 của Chiến, hơn 100 nạn nhân đã tin tưởng cắm đất, cắm nhà, lấy tiền giao cho hắn. 1. Bùi Quang Chiến và Bùi Văn Thỉnh: Hai anh em giám đốc rởm Bùi Quang Chiến đến Cty xuất nhập khẩu VINAGIMEX dưới lốt giám đốc...