Án phạt nặng, tại sao tội phạm về ma túy vẫn gia tăng?
Những vụ án ma túy kỷ lục được đưa ra xét xử cùng với kỷ lục những tên tội phạm bị trả giá cho hành vi của mình bằng mức án tử hình hoặc chung thân. Thế nhưng sự răn đe từ những bản án nghiêm khắc dành cho tội phạm ma túy không khiến những tội phạm này “chùn tay”. Tại sao vậy???
Nhiều án tử hình dành cho tội phạm ma túy
Thông tin đáng chú ý nhất trong hoạt động ngăn chặn tội phạm ma túy phải kể đến việc đưa ra xét xử vụ án ma túy lớn nhất Việt Nam vào đầu năm 2014. Theo đó, trong vụ án này lực lượng công an đã thu 4.400 bánh heroin, khởi tố 125 bị can, bắt giữ tổng cộng 98 đối tượng, thu 20 xe hạng sang, hàng chục khẩu súng và truy nã đặc biệt 28 bị can. Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm, Tòa án Nhân nhân tỉnh Quảng Ninh đã tuyên phạt 30 bị cáo mức án tử hình, 13 bị cáo mức án tù chung thân, các bị cáo còn lại bị tuyên phạt cảnh cáo từ 10 đến 20 năm tù giam liên quan đến các tội danh mua bán trái phép chất ma túy; tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng; không tố giác tội phạm; kinh doanh trái phép; làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; giả mạo trong công tác; đưa hối lộ và làm môi giới hối lộ. Sau khi xét xử sơ thẩm, một số bị cáo kháng cáo. Trong phiên xử phúc thẩm, Tòa tối cao giữ nguyên mức hình phạt đối với 36 bị cáo (trong đó có 29 bị cáo lĩnh án tử hình); sửa bản án sơ thẩm, giảm mức hình phạt cho 3 bị cáo (bị cáo Nông Văn Len được giảm hình phạt từ tử hình xuống chung thân; 2 bị cáo còn lại được giảm mức hình phạt từ 1 đến 2 năm tù). Đây là lần đầu tiên một vụ án ma túy lớn với số bị cáo bị tử hình lớn, điều đó cho thấy mức răn đe nghiêm ngặt đối với tội phạm này.
Tiếp đó, vào thời điểm tháng 8/2014 tại Điện Biên, Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 10 bị cáo trong vụ án “vận chuyển, mua bán ma túy trái phép” lớn nhất từ trước đến nay tại Điện Biên. Các bị cáo tuy còn trẻ tuổi (có bị cáo còn trong tuổi vị thành niên sinh năm 1997) nhưng bị cáo buộc phạm những tội rất nghiêm trọng là buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy với số lượng hàng trăm bánh heroin từ Lào về Hà Nội, Lạng Sơn để bán sang Trung Quốc. Trong phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên đã tuyên phạt: 6 bị cáo là Vì Thị Sen, Lò Thị Hoa, Lý Văn Thanh, Lưu Văn Chè, Tòng Văn Quyết và Lò Văn Hạnh mức án tử hình. Bị cáo Lương Thị Đàm phạm tội ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng, nhưng do đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên được giảm xuống mức án tù chung thân. Bị cáo Vì Văn Hiến bị tuyên phạt tù chung thân. Bị cáo Tòng Thị Lan có tình tiết giảm nhẹ là đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi bị tuyên phạt 20 năm tù. Bị cáo Lò Văn Tới với tình tiết giảm nhẹ là phạm tội khi chưa đến tuổi thành niên, bị tuyên phạt 17 năm tù.
Tại Thanh Hóa, ngày 11/9 vừa qua tỉnh này cũng vừa xét xử sơ thẩm vụ án buôn bán 54.000 viên ma túy tổng hợp (hơn 5kg) với 5 bị cáo. Hội đồng xét xử tuyên phạt 2 bị cáo trong vụ án là Nguyễn Hữu Bằng và Nguyễn Ngọc Hưng mức án tử hình; Lê Thị Ất, án chung thân, Phan Thị Vi và Văn Thị Nga cùng chịu mức án 20 năm tù giam.
Phiên tòa xét xử buôn bán ma túy lớn nhất Việt Nam vào tháng 1/2014.
Điều chưa biết về phiên tòa xét xử vụ ma túy lớn nhất Việt Nam
Án phạt nặng, đấu tranh ráo riết, tội phạm vẫn tăng
Xét xử tội phạm ma túy ở hầu hết các cấp tòa đều thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật nhằm cảnh báo tội phạm ma túy. Bị răn đe như vậy nhưng tình trạng tội phạm ma túy không hề thuyên giảm, nhiều chuyên án ma túy lớn được cơ quan công an bóc gỡ. Sau đây, là thống kê về những vụ án ma túy nghiêm trọng được cơ quan bóc gỡ trong tháng 8, 9, 10 của năm 2014.
Trong tháng 8, tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, một địa bàn từ lâu nóng bỏng về vấn nạn ma túy, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy – Công an tỉnh Thái Nguyên phối hợp với lực lượng Cảnh sát cơ động, Cảnh sát giao thông đã bắt quả tang hai đối tượng đang tổ chức vận chuyển 100 bánh heroin cùng 179 viên hồng phiến bằng ôtô. Hai đối tượng bị bắt là Nguyễn Văn Khoa (1973) và Ngọ Văn Thành (1974).
Cũng trong thời gian này, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm ma túy (PC 47) công an tỉnh Nghệ An, cũng triệt phá thành công đường dây ma túy từ Lào vào Nghệ An rồi vận chuyển đi các tỉnh phía Bắc tiêu thụ. Cầm đầu đường dây này là Nguyễn Quốc Khánh (1958) và tang vật thu giữ của vụ án là 20 bánh heroin. Theo đánh giá của lực lượng Bộ đội Biên phòng, trên các tuyến biên giới đất liền của Việt Nam, đặc biệt là khu vực biên giới Việt – Lào, Việt – Trung, hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy diễn ra phức tạp và có xu hướng gia tăng. Một cán bộ Cục phòng, chống tội phạm ma túy (Bộ đội Biên Phòng) đánh giá, các tỉnh phía Bắc của Lào luôn chịu áp lực rất lớn về ma túy từ khu vực Tam giác vàng, với số lượng nguồn cung rất nhiều, giá cả chênh lệch cao giữa việc mua ma túy tại Lào và bán tại Việt Nam. Chính vì thế, các đối tượng ở phía Bắc Lào và thủ đô Viêng Chăn đã tìm mọi cách móc nối với các đối tượng ở Việt Nam, tổ chức hình thành lên những đường dây mua bán, vận chuyển ma túy với số lượng lớn từ vùng Tam giác vàng về tập kết tại khu vực trọng điểm sát biên giới nước Lào. Điều đó làm thực trạng buôn bán ma túy trở nên nhức nhối.
161 bánh heroin – tang vật trong vụ án ma túy mới tại Sơn La.
Video đang HOT
Chân dung “bà trùm” đường dây ma túy khủng nhất Đà thành
Tại Sơn La, cơ quan chức năng của tỉnh này đã phát hiện nhiều đường dây vận chuyển ma túy lớn, đặc biệt các đối tượng ngày càng manh động và sẵn sàng chống trả lại lực lượng chức năng nhằm bảo vệ “hàng”. Ngày 1/10 vừa qua, Công an tỉnh Sơn La đã quyết định “cất vó” một chuyên án ma túy mà đơn vị này theo dõi. Theo đó, Ban chuyên án đã bắt quả tang Ngô Minh Loan (1985) và Bùi Tuấn Linh (1990) về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy và vũ khí, thu giữ 161 bánh heroin, 1 quả lựu đạn, 2.300 USD, 20 triệu đồng, 2 ô tô, 8 ĐTDĐ và một số tang vật khác có liên quan. Cơ quan công an cũng bắt hai đối tượng liên quan khác là Nguyễn Văn Thường (1986) và Đào Xuân Lâm (1986), về hành vi tàng trữ vũ khí trái phép, thu giữ thêm 1 khẩu súng ngắn.
Trong thời gian vừa qua, cuộc chiến chống lại tội phạm về ma túy luôn là công tác nóng bỏng tại khu vực Tây Bắc nói riêng và địa bàn Sơn La nói chung. Được biết, trong thời gian qua, lực lượng chức năng Công an tỉnh Sơn La đã phát hiện nhiều đường dây vận chuyển ma túy với số lượng lớn, có vũ trang từ khu vực biên giới nước bạn vào địa bàn Sơn La. Lần gần nhất, ngày 24/9/2014, tại địa bàn xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Công an huyện Mộc Châu, PC47 Công an tỉnh Sơn La, Phòng 2 – C47 Bộ Công an đồng chủ trì phối hợp với Công an huyện Vân Hồ, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lóng Sập đã phá thành công chuyên án ma túy lớn, bắt 1 đối tượng, thu giữ 11 bánh heroin, có trọng lượng 4.180gam và nhiều tang vật của vụ án.
Tại Hải Phòng, trong tháng 8 Công an thành phố này cũng bắt vụ vận chuyển ma túy lớn nhất từ trước tới nay, thu 20.000 viên thuốc lắc cùng 5 kg “hàng đá”. Theo đó, lực lượng chức năng đã bắt Lê Thị Thúc (40 tuổi) cùng Đào Trường Thọ (25 tuổi), Nguyễn Ngọc Hùng (38 tuổi) về hành vi buôn bán vận chuyển ma túy.
Tại Quảng Ninh: Ngày 24/9, Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý Công an tỉnh Quảng Ninh cũng triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý từ Trung Quốc về Việt Nam do Nguyễn Hoài Thanh, nguyên Phó Giám đốc một công ty lữ hành ở Lào Cai cầm đầu, thu giữ trên 3 nghìn viên ma túy tổng hợp, hơn 700 gam ma tuý tổng hợp dạng đá và 34,1 gam heroin cùng nhiều tang vật liên quan.
Từ các dẫn chứng trên cho thấy, hầu hết các vụ ma túy nghiêm trọng được phát hiện trên những địa bàn từ lâu là điểm nóng của ma túy. Trong các vụ án trên, việc vận chuyển được tổ chức bằng phương tiện hiện đại, số lượng nhiều, khi bị bắt tội phạm chống trả quyết liệt với cơ quan công an… Ở một số vụ án, tội phạm còn rất trẻ tuổi.
Đã có nhiều “anh chị” trong giới buôn ma túy phải gánh chịu những mức án cao nhất. Tuy nhiên, như những con thiêu thân lao vào món lợi khổng lồ, tội phạm ma túy hoạt động ngày càng manh động và lạ là khi bị bắt, chúng lộ ra dáng dấp của những “ông trùm”. Câu hỏi đặt ra là hình phạt cao nhất liệu đã đủ mạnh để ngăn chặn dạng tội phạm này, hay còn cần những yếu tố kết hợp khác…Tại sao tội phạm vẫn tăng?
Một thẩm phán qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động xét xử, đã rút ra một số nguyên nhân, điều kiện chủ yếu của tình hình tội phạm về ma túy như sau:
Do lối sống xa hoa trụy lạc, thói quen tham lam, lười lao động, lười học tập, thích sống tự do hưởng thụ với nhu cầu thấp hèn, coi đồng tiền là trên hết nên đã thúc đẩy họ thực hiện hành vi phạm tội thoả mãn nhu cầu cá nhân.
Do trình độ học vấn và nhận thức chính trị xã hội thấp, thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, kỷ cương và đạo đức, thái độ tự do vô kỷ luật, coi thường pháp luật.
Do không có nghề nghiệp hay nghề nghiệp không ổn định, nghề nghiệp ổn định nhưng lười lao động.
Do tiếp thu lối sống thực dụng được xâm nhập từ bên ngoài, tác động của mặt trái kinh tế thị trường tạo ra tình trạng thất nghiệp, bần cùng cho một bộ phận lao động. Đây cũng là nguyên nhân làm nảy sinh tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy.
Phong trào bảo vệ an ninh trật tự chưa đủ mạnh, người dân còn thờ ơ với tình hình xã hội, sợ bọn tội phạm trả thù nên không dám tố giác tội phạm.
Sự quản lý giáo dục lỏng lẻo, thiếu sót, vô trách nhiệm của gia đình với đối tượng phạm tội đã tác động rất lớn đến sự hình thành phẩm chất cá nhân tiêu cực và hành vi lệch lạc, điều đó thúc đẩy họ sớm đi vào con đường phạm tội.
Do đời sống gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn lại bị sự tác động lôi kéo của đồng bọn, bị tiêm nhiễm các tệ nạn xã hội nhất là tệ nghiện hút, cờ bạc là động lực để thúc đẩy họ dấn thân vào con đường thực hiện hành vi phạm tội.
Do số lượng người nghiện ma túy hiện nay còn cao, có nhu cầu lớn về lượng ma túy cần tiêu thụ nên việc nảy sinh đi đến con đường phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là tất yếu.
Toàn cảnh vụ đại án ma túy 32.000 bánh heroin
Trong cộng đồng ý thức người dân về tác hại của ma túy còn hạn chế.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật của các cơ quan thi hành pháp luật như Công an, Viện Kiểm sát, Toà án… còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới, thậm chí còn có trường hợp để lọt tội phạm.
Công tác điều tra tội phạm ma túy chưa được đầu tư quan tâm đúng mức như: lực lượng còn mỏng, trình độ đào tạo chuyên sâu còn hạn chế, phương tiện điều kiện làm việc còn thiếu thốn, chế độ đãi ngộ còn thấp chưa tương xứng với công việc hết sức phức tạp của cán bộ chiến sỹ lực lượng CSĐTTP ma túy.
Chưa xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thông tin với cơ quan thi hành pháp luật trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật ma túy.
Chưa thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật, giáo dục ý thức của người dân trong công tác bài trừ tệ nạn xã hội.
Công tác quản lý giáo dục đối tượng thuộc hệ tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt trái phép chất ma túy chưa đạt hiệu quả, chưa có biện pháp kịp thời phát hiện ngăn chặn tội phạm dẫn đến tội phạm diễn ra khá phổ biến.
Công tác tuần tra kiểm soát, công tác quản lý hộ khẩu, đăng ký tạm trú tạm vắng… còn nhiều sơ hở thiếu sót để bọn tội phạm có cơ hội hoạt động phạm tội.
Một tiến sĩ xã hội học cho rằng, nhận thức của nhiều người, thậm chí là nhận thức của một số cán bộ chủ chốt ở chính quyền các địa phương về tác hại ma túy còn nhiều hạn chế. Họ cho rằng, việc phòng chống tội phạm ma túy là của ngành công an và Bộ đội Biên phòng, chứ không phải việc của mình, vì thế mà trong công tác quản lý nhà nước ở cấp cơ sở bị buông lỏng ở một số lĩnh vực như: Quản lý nhân khẩu, quản lý văn hóa phẩm, giáo dục tại địa phương hoặc quản lý các dịch vụ kinh doanh đặc biệt. Đó chính là những kẽ hở để các đối tượng xấu lợi dụng, lôi kéo các thành phần tham gia vào đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, đặc biệt là những thanh thiếu niên bị buông lỏng quản lý. Cũng theo vị chuyên gia này, do siêu lợi nhuận từ sản xuất, buôn bán, vận chuyển, nhiều đối tượng đã bất chấp pháp luật, tìm mọi thủ đoạn để mua chuộc và lôi kéo một số cán bộ biến chất đứng ra bao che, hoặc làm ngơ cho các hoạt động phi pháp có liên quan đến ma túy.
Đại tá Phạm Văn Chình – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy nhận định: “Các đường dây ma túy xuyên quốc gia luôn hoạt động theo quy trình khép kín để đảm bảo bí mật, tránh bị lộ diện. Bên cạnh đó, tội phạm ma túy thường mang theo vũ khí nóng để chống trả quyết liệt lực lượng chức năng khi bị phát hiện, bắt giữ. Thêm vào đó, nhiều đặc điểm phức tạp về ma túy là trên các địa bàn vùng biên giới nước ta vẫn còn nhiều người nghiện ma túy. Họ không có tiền để mua ma túy sử dụng, vì thế, các đối tượng đã lôi kéo họ tham gia, gắn kết chặt chẽ vào đường dây tội phạm. Điều đó đã khiến tình hình vận chuyển ma túy vùng biên diễn ra ngày càng phức tạp, thành phần hoạt động đa dạng, khó kiểm soát hơn…
Theo Tạp chí điện tử Pháp lý
Cầu thủ đội Đồng Nai dàn xếp tỷ số với giá 400 triệu đồng
Đội trưởng đội Đồng Nai Phạm Hữu Phát thừa nhận đã cùng một số đồng đội dàn xếp để thua Than Quảng Ninh 2 bàn cách biệt trong trận đấu vào chiều qua.
Một số cầu thủ nghi dàn xếp tỷ số giữa Đồng Nai - Than Quảng Ninh, tại trụ sở công an.
Chiều nay, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45 Bộ Công an) thông báo đang tạm giữ một số cầu thủ đội Đồng Nai để làm rõ hành vi dàn xếp tỷ số với đội Than Quảng Ninh tại vòng 21 V-League 2014.
Theo điều tra, trận đấu chiều 20/7 trên sân Cẩm Phả, sau kết quả 3-5 giữa Đồng Nai - Than Quảng Ninh, nghi có sự dàn xếp tỷ số, cảnh sát đã triệu tập Phạm Hữu Phát (Đội trưởng đội Đồng Nai) cùng các cầu thủ Đinh Kiên Trung, Nguyễn Đức Thiện, Phan Lưu Thế Sơn, Nguyễn Thành Long Giang, Hà Niệm Tiến.
Trong số này, cầu thủ Long Giang từng nhiều năm khoác áo U23 Việt Nam, trung vệ Thế Sơn "nổi tiếng" với pha quay đầu đá thẳng vào lưới nhà khi còn khoác áo đội U19 VN dự một giải quốc tế tại TP HCM.
Tại cơ quan điều tra, Phát thừa nhận đã cùng số cầu thủ trong đội dàn xếp tỷ số để thua Than Quảng Ninh với giá 400 triệu đồng. Ngay hiệp một, Than Quảng Ninh đã thắng 3-1. Vào hiệp 2, Đồng Nai gỡ 2 bàn và tiếp tục để đối thủ thắng theo dàn xếp với 2 bàn cách biệt.
Nhà chức trách xác định, các cầu thủ trên đã tổ chức cá độ với Nguyễn Phúc Thuận (32 tuổi, Đồng Nai, người chuyên đánh bạc qua các trang mạng cá độ nước ngoài) và Trần Văn Ba. Trong đường dây của Ba có Đỗ Hoàng Hà (chịu trách nhiệm quản trị mạng), Trần Đình Hải (môi giới để một số cầu thủ cá độ, dàn xếp tỷ số khi Đồng Nai tham gia các trận đấu).
Theo thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến (Cục trưởng C45), nhóm cá độ nhằm vào các vị trí quan trọng trong đội bóng để mua chuộc. Việc dàn xếp tỷ số do các cầu thủ đội Đồng Nai quyết định. "Đội chơi với Đồng Nai sẽ không biết có hay không việc bán độ, dàn xếp tỷ số", ông cho biết.
Liên quan đến đường dây cá độ, dàn xếp tỷ số, cơ quan cảnh sát cũng triệu tập Nguyễn Đình Hiệp, cầu thủ U22 Đồng Tâm Long An. Cầu thủ này quen với Ba và thường xuyên nhờ cá độ.
Khám xét nhà các cầu thủ trên, cảnh sát công bố thu 8 điện thoại, 3 laptop, cùng 275 triệu đồng được cho là tiền dàn xếp cá độ. "Việc ăn chia phụ thuộc vào từng vị trí của các cầu thủ. Chúng tôi đang làm rõ việc chia tiền từ trận Đồng Nai gặp Than Quảng Ninh", tướng Hồ Sỹ Tiến nói.
Theo người đứng đầu Cục cảnh sát điều tra, việc dàn xếp tỷ số là hành vi lừa dối khán giả, dẫn đến những trận cầu phi thể thao. C45 đã trao đổi với Liên đoàn bóng đá Việt Nam về việc phải xử lý nghiêm dù giải đấu năm nay có đi đến kết quả không đẹp.
Hiện V-League còn 2-3 trận đấu là kết thúc. Cơ quan chức năng sẽ xem xét toàn bộ các trận đấu để xác định có bị dàn xếp kết quả hay không. "Chúng tôi nghĩ cần phải giáo dục đạo đức cho các cầu thủ. Bởi nếu một cầu thủ có thể bán độ thì trận đấu không thể kiểm soát được", tướng Hồ Sỹ Tiến nhận định.
Hiện, 5 người đã bị bắt gồm Phát, Thuận, Hà, Hải, Ba. Cơ quan chức năng đang xem xét khởi tố vụ án về các hành vi tổ chức đánh bạc, đánh bạc hoặc đưa hối lộ, nhận hối lộ.
Theo Xahoi
Đường dây cá độ nghìn tỷ qua mạng bị bắt Ít nhất 6 người bị Bộ Công an bắt ngày 4/7 vì liên quan đến đường dây cá độ bóng đá có cả nghìn người tham gia. Hơn 1.400 tỷ đồng đã được chuyển vào tài khoản nhà cái để tham gia đặt cược trên trang M88.com. Ngày 3/7, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45B, Bộ...