An Phát Holdings (APH) ước tính lợi nhuận quý III/2020 đạt 66 tỷ đồng, tăng 21%
Công ty cổ phần Tập đoàn An Phát Holdings (Mã chứng khoán APH – sàn HOSE) vừa công bố tóm tắt tình hình kinh doanh trong quý III/2020.
Theo đó, trong quý III/2020 Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận doanh thu 2.208 tỷ đồng, bằng 93,4% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận đạt 66 tỷ đồng, tăng 21% so với quý III/2019. Trong đó, biên lợi nhuận gộp tăng từ 8,4% lên 11,8% so với cùng kỳ.
Xét về cơ cấu doanh thu, mảng đóng góp tỷ trọng lớn nhất là bao bì đạt 902 tỷ đồng, chiếm 40% tổng doanh thu; mảng thương mại đạt 843 tỷ đồng, chiếm 38%; mảng nhựa kỹ thuật đạt 284 tỷ đồng, chiếm 13%; mảng phụ gia nhựa đạt 134 tỷ đồng, chiếm 7% và các lĩnh vực khác. Đặc biệt, ở mảng nhựa kỹ thuật trong cùng kỳ năm ngoái chưa có ghi nhận.
Xét về cơ cấu lợi nhuận gộp, mảng bao bì đóng góp 117 tỷ đồng, chiếm 45% tổng lợi nhuận gộp; mảng nhựa kỹ thuật đóng góp 50 tỷ đồng, chiếm 19%; mảng thương mại đóng góp 39 tỷ đồng, chiếm 15%; mảng phụ gia nhựa đóng góp 32 tỷ đồng, chiếm 13% và các lĩnh vực khác.
Doanh nghiệp cho biết thêm, trong kỳ lợi nhuận tăng trưởng 21% mặc dù không có doanh thu từ chuyển nhượng khu công nghiệp trong quý III/2020 cho thấy lợi nhuận cốt lõi duy trì tăng trưởng. Trong đó, sản lượng bao bì tăng trưởng 11,5% nhờ vào mảng bao bì mảng mỏng tăng trưởng 4,5% và đóng góp của mảng bao bì jumbo.
Được biết, lợi nhuận mảng nhựa kỹ thuật bắt đầu đóng góp từ năm 2020 nhưng do ảnh hưởng từ công ty liên kết nên lợi nhuận trong quý III/2020 chỉ ghi nhận 15 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ.
Cuối năm sẽ có thêm đóng góp mảng khu công nghiệp
Mảng khu công nghiệp ghi nhận doanh thu cho thuê 22 tỷ đồng vào quý III/2020. Quỹ đất còn lại của khu công nghiệp An Phát Complex ước tính khoảng 500 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận trước thuế là 200 tỷ đồng, dự kiến ghi nhận toàn bộ vào quý IV/2020 và năm 2021. An Phát Complex tiếp tục thực hiện thủ tục pháp lý cho dự án khu công nghiệp với quy mô 180 ha.
Video đang HOT
Được biết, hoạt động xuất khẩu tiếp tục giữ vừng đà tăng trưởng, tính chung 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt 2,6 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ và sẽ tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm 2020. Doanh nghiệp ước tính kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt 3,2 tỷ USD trong năm 2020.
Trên thị trường, đóng cửa phiên 28/10, cổ phiếu APH đứng tại mức giá 71.900 đồng/CP.
Công ty chứng khoán toan tính gì cho kế hoạch 2020?
Quý I/2020, lợi nhuận sau thuế của hệ thống công ty chứng khoán (CTCK) Việt Nam giảm 77% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, có 40/82 CTCK lỗ (quý I/2019 có 22 công ty lỗ) với tổng mức lỗ 784 tỷ đồng (quý I/2019, tổng lỗ chỉ có 127 tỷ đồng).
Ảnh Dũng Minh
Thông tin trên được chia sẻ tại Diễn đàn Dịch vụ tài chính và Hội thảo Future Banking do Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam phối hợp với IDG Vietnam tổ chức.
ại dịch Covid-19 đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường cung cấp dịch vụ tài chính ở quy mô toàn cầu, trong đó có khối CTCK Việt Nam. Nhiều công ty buộc phải ghi nhận lỗ trong quý I và dự báo sẽ có một kết quả kém tươi sáng trong cả năm 2020.
ại hội đồng cổ đông CTCK Rồng Việt vừa thông qua kế hoạch năm nay với mục tiêu doanh thu 313 tỷ đồng, giảm gần 6% và lợi nhuận sau thuế 36 tỷ đồng, giảm mạnh so với kế hoạch mà Hội đồng quản trị đã thông qua ở thời điểm tháng 2/2020 (lợi nhuận trước thuế 72 tỷ đồng, tăng 66,3% so với năm ngoái).
Tại đại hội, ông Nguyễn Miên Tuấn, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Rồng Việt chia sẻ, ở thời điểm 31/3/2020 chốt số liệu kế toán, TTCK giảm rất mạnh, nhiều cổ phiếu rớt sâu xuống dưới giá trị nội tại.
Theo đó, Rồng Việt phải trích lập khá nhiều cho danh mục đầu tư. Tuy nhiên, ước tính đến hết tháng 5, Rồng Việt phục hồi được 80 tỷ đồng.
Ở kịch bản tốt, hết quý II có thể khắc phục được lỗ luỹ kế, thậm chí lợi nhuận là một con số dương. ược biết, quý I/2020, Rồng Việt lỗ 88 tỷ đồng, phần lớn là do phải trích lập dự phòng hoạt động tự doanh.
CTCK Vietinbank (CTS) đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2020 ở mức hơn 144 tỷ đồng, trong khi kế hoạch năm 2019 là 215 tỷ đồng.
Theo CTS, Việt Nam đã khống chế được dịch Covid-19, nhưng hệ lụy của dịch bệnh có thể ảnh hưởng lâu dài, nên TTCK đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian tới. Trong khi đó, hoạt động của khối CTCK phụ thuộc rất lớn vào diễn biến của thị trường.
Tính đến hết quý I/2020, CTS lỗ sau thuế xấp xỉ 92 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lãi ròng 46,2 tỷ đồng), ghi nhận quý có kết quả kém nhất kể từ khi hoạt động trên TTCK.
Con số lỗ này chủ yếu đến từ hoạt động tự doanh với khoản lỗ ròng hơn 114 tỷ đồng trong quý đầu năm. Cùng kỳ năm trước, hoạt động tự doanh của CTS lãi ròng gần 60 tỷ đồng.
ại diện CTS cho biết, tình hình kinh doanh của Công ty có tiến triển trong quý II, có thể sẽ bù đắp được khoản lỗ của quý I. Dù vậy, trong trường hợp thị trường có diễn biến xấu, Công ty không ngoại trừ khả năng phải điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận.
Một số CTCK khác ghi nhận lợi nhuận sụt giảm trong quý I/2020. ơn cử, CTCK Agribank (AGR), đạt 13 tỷ đồng lợi nhuận trong quý đầu năm, giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, AGR chưa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020, nhưng theo lãnh đạo công ty này, lợi nhuận năm nay khó có thể tăng so với năm 2019.
CTCK FPT (FTPS) lên kế hoạch kinh doanh năm nay với mục tiêu đạt 220 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 14% so với năm ngoái...
Ở thời điểm hiện tại, CTCK Tiên Phong (TPS) nằm trong số ít các CTCK nội lên kế hoạch kinh doanh tăng trưởng cao: mục tiêu doanh thu 438 tỷ đồng, tăng 153%; lợi nhuận trước thuế 135 tỷ đồng, tăng 165% so với năm 2019.
Quý I/2020, TPS lãi 27,1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2019 lỗ 0,6 tỷ đồng. Giá cổ phiếu TPS gần đây có diễn biến tăng, nhưng vẫn đang được giao dịch ở dưới mệnh giá, hiện dưới 7.000 đồng/cổ phiếu.
Về phía khối ngoại, CTCK KB Việt Nam (KBSV) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu 675 tỷ đồng và lợi nhuận 200 tỷ đồng, lần lượt tăng 42% và 38% so với năm 2019, cho thấy kỳ vọng của KBSV về kế hoạch mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Kết thúc quý I/2020, KBSV đạt doanh thu 132,6 tỷ đồng, tăng 88%, trong đó doanh thu môi giới đạt 17,9 tỷ đồng, tăng 15% so với so với quý I/2019.
áng chú ý, lãi từ FVTPL lên tới 23,5 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần cùng kỳ năm 2019. ối với hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ (margin), KBSV ghi nhận lãi từ các khoản cho vay và phải thu 49,2 tỷ đồng, tăng 42,8% so với cùng kỳ.
CTCK KIS Việt Nam đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2020 đạt 242 tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2019.
Thực tế cho thấy, việc đẩy mạnh phân khúc khách hàng cá nhân, với các ưu đãi lớn về phí giao dịch, lãi vay margin, hay các chương trình trao thưởng cho nhà đầu tư... đã giúp nhiều CTCK ngoại thu hút nhà đầu tư đến mở tài khoản và giao dịch.
Không chỉ các CTCK nội có thị phần nhỏ, mà ngay cả các công ty lớn, thuộc TOP đầu về thị phần cũng đang bị khối ngoại cạnh tranh gay gắt
ACB muốn chuyển niêm yết sàn HoSE, chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 30% Theo tài liệu họp cổ đông thường niên 2020 của ACB, HĐQT sẽ trình cổ đông chuyển niêm yết cổ phiếu sang Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM. Ngày 16/6 tới, Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB) sẽ tiến hành đại hội đồng cổ đông để thông qua nhiều vấn đề quan trọng. Theo đó, HĐQT ACB sẽ trình cổ đông...