An Phát Holdings (APH): Thấy gì trong tương quan với thị trường
Bất chấp việc niêm yết trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam chao đảo bởi lo ngại về tác động của làn sóng Covid-19 thứ hai quay trở lại, cổ phiếu APH của CTCP Tập đoàn An Phát Holdings có 1 tuần tăng trọn vẹn, đưa vốn hóa đạt gần 8.000 tỷ đồng và lọt Top 40 doanh nghiệp niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất trên HOSE.
Quy mô sản xuất lớn với chuỗi giá trị hoàn thiện
Thành lập tháng 3/2017 với vốn điều lệ 15 tỷ đồng, chỉ sau 3 năm, An Phát Holdings đã trở thành một trong những doanh nghiệp ngành nhựa lớn nhất trên thị trường với quy mô vốn điều lệ đạt 1.467 tỷ đồng, quy mô tổng tài sản gần 10.000 tỷ đồng, vượt trội so với các tên tuổi lớn khác đang niêm yết như CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP), CTCP Nhựa Bình Minh (BMP), CTCP Rạng ông Holdings (RDP)…
Trong đợt tăng vốn mới nhất diễn ra vào cuối tháng 6/2020 khi Tập đoàn chào bán 4,3 triệu cổ phần qua đấu giá cho các nhà đầu tư đại chúng trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE), sức hút của APH được khẳng định khi thu hút khối lượng đặt mua gấp 5 lần chào bán, giá trung bình quân 50.018 đồng/cp, gấp 2 lần giá khởi điểm.
Sức hấp dẫn này được đánh giá đến từ việc APH đang sở hữu quy mô sản xuất đầu ngành với hệ sinh thái khép kín trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp nhựa, điều chưa có nhiều doanh nghiệp làm được.
Cụ thể, trong lĩnh vực bao bì màng mỏng, APH đang sở hữu 53,18% vốn tại CTCP Nhựa An Phát Xanh (AAA). Hiện AAA đang sở hữu 7 nhà máy sản xuất bao bì màng mỏng với công suất thiết kế 108.000 tấn sản phẩm/năm.
AAA còn có công ty con là An Tiến Industries (HII) sở hữu 2 nhà máy sản xuất phụ gia hạt nhựa và bột đá CaCO3. Với đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất nhựa là chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn (khoảng trên 80% chi phí sản xuất kinh doanh), việc tự chủ nguyên vật liệu là lợi thế lớn giúp AAA đảm bảo hiệu suất vận hành nhà máy cao, duy trì được mức biên lợi nhuận gộp cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Trong mảng nhựa kỹ thuật, thông qua CTCP Nhựa Hà Nội (NHH, hiện APH sở hữu 55,17%) – một trong những công ty nhựa kỹ thuật lớn nhất và lâu đời nhất tại Việt Nam, APH cũng trở thành 1 trong những nhà sản xuất linh kiện nhựa cho ngành ô tô, xe máy, điện – điện tử và là nhà sản xuất khuôn mẫu với qui mô lớn nhất Việt Nam với hàng loạt đối tác là các tên tuổi lớn như của Honda, Toyota, Samsung, Panasonic, LG, Brother…
Năm 2019 đánh dấu bước phát triển mới của APH khi đầu tư 51% vào Công ty Top Leaf Company – một trong 5 công ty sở hữu sáng chế về nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn trên thế giới, đồng thời chuyển đổi thành Công ty AnKor Bioplastics, trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ sản xuất nguyên liệu này.
Video đang HOT
Đây cũng chính là cơ sở để APH thực hiện kế hoạch xây dựng Nhà máy sản xuất nguyên vật liệu sinh học phân huỷ hoàn toàn (PBAT) với công suất dự kiến 20.000 tấn/năm tại Việt Nam. Sau khi thực hiện dự án này, APH sẽ trở thành một trong năm nhà sản xuất lớn nhất thế giới về sản xuất nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn PBAT.
Những nhà sản xuất PBAT lớn trên thế giới.
Bên cạnh các mảng kinh doanh truyền thống, trong 3 năm trở lại đây APH đang tập trung mạnh mẽ mở rộng thêm các ngành nghề nhựa kỹ thuật và nhựa nội thất, cơ khí chính xác và khuôn mẫu, nguyên vật liệu và hóa chất ngành nhựa, bất động sản công nghiệp… trong đó bất động sản công nghiệp tạo dấu ấn lớn nhất khi chỉ sau hơn 1 năm chính thức bước vào lĩnh vực này, APH đã lọt top các doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất.
Tăng trưởng nhanh trên nền tảng tài chính mạnh
Kết thúc năm 2019, Báo cáo tài chính (BCTC) của APH cho biết Tập đoàn đã đạt 9.513 tỷ đồng doanh thu và 822,3 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, dù chỉ tăng 6% về doanh thu nhưng tăng 3,8 lần về lợi nhuận so với năm 2018. Việc sử dụng đồng vốn đầu tư hiệu quả, quy mô doanh thu, lợi nhuận tăng khiến quy mô tài sản, nguồn vốn của APH dù tăng lên nhanh chóng nhưng vẫn giữ được mức tỷ suất sinh lời tốt so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Kết thúc năm 2019, hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và nguồn vốn (ROE) của APH lần lượt đạt 20,3% và 7,82%, cao hơn một số doanh nghiệp cùng ngành nhựa như Nhựa Tiền Phong (NTP) có ROE và ROA lần lượt là 17% và 8,5%; Nhựa Bình Minh (BMP) các kết quả lần lượt là 17,2% và 14,9%.
Một điểm tích cực khác cũng được ghi nhận trong BCTC nửa đầu năm nay là xu hướng vay nợ của APH có tín hiệu đảo chiều khi nợ vay ròng trên BCTC hợp nhất giảm 304 tỷ đồng thay vì tăng vay ròng như những năm trước. Cũng theo BCTC của APH, tính đến cuối quý 2/2020, Tập đoàn và các đơn vị thành viên đang nắm giữ 1.042 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi các loại. Nguồn lực dự trữ này cùng dòng tiền kinh doanh tốt được đánh giá sẽ giúp APH hoàn toàn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ vay đến hạn. Trong khi đó, Công ty đã và đang có kế hoạch tăng vốn vừa giúp bổ sung dòng tiền hoạt động, vừa giúp giảm tỷ lệ nợ vay trong cơ cấu vốn.
Triển vọng sáng trong dài hạn
Trong những năm gần đây, nhựa là một trong những ngành công nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất Việt Nam với mức bình quân từ 16%-18%/năm.
Cụ thể, trong khi phân khúc ngành nhựa xây dựng, dân dụng của BMP và NTP đang phải chịu “áp lực kép” từ sức ép cạnh tranh từ các tên tuổi mới đầu tư lớn gia nhập ngành, tình hình đầu ra khó khăn do hoạt động xây dựng gặp nhiều khó khăn, nhất là mảng xây dựng dân dụng thì với phân khúc bao bì nhựa, màng mỏng của APH đang được đánh giá sẽ ít bị ảnh hưởng hơn do là các sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hằng ngày như túi thực phẩm, túi siêu thị, túi rác, màng nông nghiệp,….
So với các doanh nghiệp nhựa trong nước, APH hoạt động trong 1 thị trường rộng lớn với nhiều tiềm năng phát triển. Theo ước tính, tổng quy mô ngành nhựa bao bì thế giới hơn 420 tỷ USD trong đó ngành bao bì tự hủy chiếm khoảng 2% thị trường và duy trì mức tăng trưởng hơn 15%/năm. Trong khi thị trường ngành nhựa xây dựng trong nước chỉ khoảng 4 tỷ USD và đã phân chia rõ ràng cho các doanh nghiệp lớn như NTP, BMP, HSG, Tân Á Đại Thành. Với quy mô doanh thu dự kiến 500 triệu USD năm 2020, APH còn nhiều dư địa tăng trưởng, nhất là trong thị trường nguyên liệu và sản phẩm tự hủy.
APH có quy mô vượt trội so trong số các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết/đăng ký giao dịch (đơn vị: tỷ đồng)
Ở phía nguyên vật liệu đầu vào, do ảnh hưởng của dịch bệnh và cuộc chiến giá dầu trong những tháng đầu năm nay khiến giá dầu mỏ giảm mạnh và hiện duy trì ở mức thấp hơn cùng kỳ năm trước, điều đó cũng khiến giá các loại nguyên vật liệu giảm theo, giúp doanh nghiệp ngành nhựa nói chung, trong đó có APH cải thiện biên lợi nhuận. Thực tế trong nửa đầu năm nay, biên lợi nhuận gộp chung của mảng bán hàng hóa và thành phẩm của APH đã đạt 10,6%, tăng so với mức 8,5% của cùng kỳ 2019.
Việc Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU ( EVFTA) chuẩn bị có hiệu lực cũng được xem là một tin vui với các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có APH khi Châu Âu là thị trường đóng góp đến 50% doanh thu mảng bao bì của Tập đoàn trong năm 2019. Do vậy, sự tăng chênh lệch thuế được kỳ vọng sẽ giúp Công ty cải thiện lợi thế cạnh tranh trên thị trường này.
Tóm tắt về các động lực của APH, Báo cáo trước thềm niêm yết cổ phiếu APH của CTCP Chứng khoán Stanley Brothers (SBSI) nhận định, mảng kinh doanh cốt lõi bao bì nhựa với triển vọng tăng trưởng ổn định sẽ tạo dòng tiền cho APH. Mảng nhựa kỹ thuật với cơ hội từ EVFTA và nhựa phụ gia với sự chuyển dịch cơ cấu sang hạt nhựa cao cấp hơn là 2 mảng có quy mô nhỏ hơn nhưng biên lợi nhuận cao và tốc độ tăng trưởng nhanh, sẽ là động lực tăng trưởng chính trong 2-3 năm tới. Nguyên liệu nhựa tự hủy với kỳ vọng phát triển vượt bậc do xu hướng tất yếu của thị trường và vị trí dẫn đầu sẽ là bệ phóng về doanh thu, lợi nhuận trong tương lai xa hơn.
SSI Research: Để cụ thể hóa lợi ích của EVFTA, vẫn phải phụ thuộc vào công suất sản xuất vải của Việt Nam
Hơn 60% vải nhập khẩu vào Việt Nam là từ Trung Quốc và Đài Loan, và việc các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước chuyển sang nguồn vải của Hàn Quốc là không kinh tế ngay cả khi được hưởng lợi từ mức thuế suất 0% từ EVFTA.
Hiệp định EVFTA đang mang lại kỳ vọng mới cho nhóm doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể hưởng lợi từ hiệp định, doanh nghiệp Việt Nam cần rất nhiều thời gian để đáp ứng được các tiêu chuẩn. Trong bài phân tích mới nhất, Chứng Khoán SSI nhận định: "Để cụ thể hóa lợi ích của EVFTA, vẫn phải phụ thuộc vào công suất sản xuất vải của Việt Nam".
Tác động của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực từ nửa cuối năm 2020
Quốc hội Việt Nam đã lên kế hoạch phê chuẩn EVFTA trong tháng 5, và Hiệp định sẽ có hiệu lực trong tháng 7 (2 tháng sau khi phê chuẩn). Hầu hết các sản phẩm may mặc của Việt nam hiện đang có mức thuế suất ưu đãi là 9% theo Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Vì mức thuế suất cơ bản được EVFTA sử dụng là mức thuế suất theo Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) là 12%, hầu hết các sản phẩm may mặc của Việt Nam sẽ không được giảm thuế ngay lập tức.
Cụ thể, hầu hết các sản phẩm sẽ được hưởng mức thuế suất thấp hơn từ năm thứ 2 kể từ khi EVFTA có hiệu lực (8% đối với các sản phẩm loại B5 và 9% đối với các sản phẩm loại B7 trong năm thứ 2). Hơn nữa, EVFTA yêu cầu các loại vải được sử dụng để sản xuất sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam hoặc Châu Âu hoặc Hàn Quốc (Quốc gia có FTA với Châu Âu) và các công đoạn cắt may phải được thực hiện tại Việt Nam.
Tuy nhiên, hơn 60% vải nhập khẩu vào Việt Nam là từ Trung Quốc và Đài Loan, và việc các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước chuyển sang nguồn vải của Hàn Quốc là không kinh tế ngay cả khi được hưởng lợi từ mức thuế suất 0% từ EVFTA. Do đó, chúng tôi cho rằng EVFTA không mang lại hiệu quả ngay lập tức cho ngành dệt may. Việc các công ty dệt may của Việt Nam có thể tận dụng Hiệp định này hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng mở rộng công suất sản xuất vải trong hai năm tới của Việt Nam.
Trong số các công ty may mặc niêm yết trong nước, hiện tại TNG có thị phần xuất khẩu sang Châu Âu lớn nhất về doanh thu (53%), tiếp theo là GMC (40%). Tuy nhiên, GMC cho biết công ty phụ thuộc vào vải nhập khẩu từ Trung Quốc, điều này có nghĩa là công ty không đáp ứng được yêu cầu xuất xứ từ khâu vải trở đi của EVFTA. TNG có thể có nhiều cơ hội vì công ty sử dụng một lượng vải nội địa nhất định.
Dù Trung Quốc đã phục hồi 80-90% sản xuất, đơn hàng dệt may dự vẫn mất 30-50% trong tháng 4-5/2020
Về tình hình toàn ngành, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tính đến tháng 4 đạt 10,64 tỷ USD (giảm 6,6%) trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu giảm còn 6,39 tỷ USD (giảm 8,8%). Để bù đắp cho sự sụt giảm về nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc, các công ty dệt may đã chuyển sang sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn để phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Một vài công ty trong ngành đã công bố kết quả kinh doanh quý 1, và hầu hết trong số các công ty đó có sự sụt giảm so với cùng kỳ cả về doanh thu thuần và lợi nhuận ròng.
Nói về tác động bởi đại dịch Covid-19, Vinatex (VGT) ước tính ngành dệt may có thể mất 30% đơn đặt hàng trong tháng 4 và 50% đơn đặt hàng trong tháng 5. Một vấn đề khác là sự phục hồi của nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu giảm có thể khiến giá sản phẩm dệt may trên toàn thế giới giảm 20%, theo Vinatex.
Ảnh hưởng từ phía cầu nghiệm trong hơn từ phía cung. Theo ước tính của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, sản xuất của Trung Quốc đã trở lại 80-90% mức bình thường vào cuối tháng 3. Tuy nhiên, từ giữa tháng 3, các khách hàng Mỹ và Châu Âu đã bắt đầu trì hoãn và hủy các đơn đặt hàng, bao gồm cả các đơn đặt hàng đang trong quá trình sản xuất.
Liên đoàn Dệt May Quốc Tế (ITMF) đã thực hiện một cuộc khảo sát với trên 700 công ty dệt may trên toàn cầu từ ngày 28/3/2020 đến 6/4/2020 để hỏi về tình trạng đơn hàng và ước tính doanh thu. Trung bình, những công ty được hỏi ước tính doanh thu năm 2020 sẽ giảm 28% YoY.
An Tiến Industries (HII): Dòng tiền kinh doanh tiếp tục âm, lãi ròng quý II giảm 24% Sau 6 tháng đầu năm, HII ghi nhận 1.878 tỷ đồng doanh thu thuần và 21,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng giảm 26% và 36% so với nửa đầu năm ngoái. Ảnh minh họa. Lãi ròng quý II giảm 24%, dòng tiền hoạt động kinh doanh tiếp tục âm CTCP An Tiến Industries (mã HII), công ty con do CTCP...