An Phát Holdings (APH) dự kiến lợi nhuận 2020 đạt 320 tỷ đồng
Năm 2020, An Phát Holdings (APH) đã tạo dấu ấn đậm nét trên thị trường chứng khoán Việt Nam với sự kiện IPO 4,3 triệu cổ phiếu. Tại thời điểm niêm yết, APH lọt top 40 doanh nghiệp niêm yết có quy mô vốn hoá lớn nhất trên HOSE. Hiện tại, APH là doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất ngành nhựa Việt Nam.
Tuy vậy, cũng giống như nhiều doanh nghiệp khác, trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh Covid-19, APH cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Đỗ Huy Cường, Phó tổng giám đốc thường trực, Giám đốc Tài chính Tập đoàn An Phát Holdings về kế hoạch 2020 và chiến lược phát triển 2021.
Tính hết 9 tháng 2020, APH hoàn thành 27% lợi nhuận sau thuế kế hoạch năm 2020, xin ông cho biết khả năng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của APH năm 2020?
Như chúng tôi đã lý giải trong bản tin nhà đầu tư quý III/2020, việc lợi nhuận năm 2020 của APH giảm so với cùng kỳ hoạt động kinh doanh là do mảng nhựa kỹ thuật cao của công ty con Nhựa Hà Nội bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Ông Phạm Đỗ Huy Cường, Phó Tổng Giám đốc thường trực, Giám đốc Tài chính Tập đoàn An Phát Holdings
Ngoài ra, việc bán hàng tại Khu công nghiệp An Phát Complex cũng chậm hơn do giới hạn di chuyển khiến khách hàng của chúng tôi, phần lớn là khách nước ngoài không thể qua làm việc và thực hiện giao dịch bất động sản khu công nghiệp được.
Chính vì vậy, dự kiến lợi nhuận sau thuế của APH ước tính đạt 320 tỷ, hoàn thành khoảng 50% kế hoạch lợi nhuận năm 2020.
Video đang HOT
Kế hoạch lợi nhuận năm 2021 của An Phát Holdings thế nào, thưa ông?
Do APH có nhiều công ty con, chúng tôi đang gấp rút xây dựng kế hoạch cho năm 2021.
Hiện tại, chúng tôi đã xây dựng xong kế hoạch lợi nhuận cho CTCP Nhựa An Phát Xanh (AAA) là 550 tỷ đồng cho năm 2021. Dự kiến, kế hoạch của CTCP Nhựa Hà Nội (NHH) sẽ hoàn thành trong thời gian tới và chúng tôi sẽ có được con số lợi nhuận kế hoạch cho APH.
Ngoài mục tiêu lợi nhuận năm 2021, mục tiêu chính của APH năm 2021 là gì?
Mục tiêu chính của APH trong thời gian trung và dài hạn tiếp theo là dự án nguyên liệu sinh học ph ân hủy hoàn toàn PBAT. Chúng tôi đang gấp rút hoàn thành thiết kế dự án để ký kết vào thời gian đầu năm 2021, nhằm phục vụ mục đích khởi công nhà máy vào tháng 9/2021.
Ông có thể chia sẻ kế hoạch nguồn vốn cho dự án này?
Chúng tôi tiếp tục làm việc với nhà đầu tư tài chính cũng như nhà đầu tư chiến lược để tham gia vào dự án. Ngoài ra, chúng tôi đang đàm phán nguồn vay tín dụng xuất khẩu giá rẻ của tổ chức tài chính nước ngoài.
Chúng tôi cũng có thể vận dụng nguồn lực từ cổ đông hiện hữu nếu thấy cần thiết. Với các kế hoạch huy động, chúng tôi bảo đảm sẽ thực hiện được đúng tiến độ như dự kiến.
Gánh nặng chi phí kéo lợi nhuận 9 tháng của An Phát Holdings giảm 59%
Nợ vay tài chính chiếm gần một nửa tổng tài sản, lãi vay 9 tháng hơn 200 tỷ đồng đã ăn mòn đáng kể lợi nhuận gộp của An Phát Holdings.
Ảnh minh họa.
CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (mã APH) đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm với doanh thu và lợi nhuận sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, An Phát Holdings tạo ra 6.044 tỷ đồng doanh thu, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp cũng giảm 20,5% so với cùng kỳ, xuống 687 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, các chi phí phát sinh trong kỳ đều tăng đáng kể so với 9 tháng đầu năm ngoái. Trong đó, chi phí bán hàng tăng gần 7% lên 191,5 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng tới 37% lên 228,7 tỷ đồng.
Kết quả, An Phát Holdings chỉ thu về 174 tỷ đồng lãi ròng sau 9 tháng đầu năm, giảm gần 59% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ vỏn vẹn 38,8 tỷ đồng, cũng giảm gần 79% so với cùng kỳ.
Về quy mô tính đến cuối tháng 9, tổng tài sản của An Phát Holdings đã giảm 3,2% so với đầu năm xuống 9.668 tỷ đồng. Sự sụt giảm chủ yếu do khoản tiền gửi ngắn hạn giảm từ 1.239 tỷ đồng đầu kỳ xuống 721 tỷ đồng và giảm hàng tồn kho.
Nợ vay tài chính được tiết giảm hơn 300 tỷ đồng so với đầu kỳ tuy nhiên vẫn ở mức cao 4.418 tỷ đồng, tương đương 46% tổng tài sản. Việc duy trì vay nợ nhiều khiến An Phát Holdings chịu áp lực lớn từ lãi vay. Trong 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp này phải chi trả tới hơn 200 tỷ đồng tiền lãi, ăn mòn đáng kể lợi nhuận gộp.
Thời điểm 30/9, An Phát Holdings còn có 657 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần và gần 106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong khi lợi ích cổ đông không kiểm soát lên đến 2.085 tỷ đồng.
Đòn bẩy tài chính cao, lãi vay ăn mòn lợi nhuận
Tương tự như công ty mẹ An Phát Holdings, các công ty thành viên thuộc hệ sinh thái An Phát như CTCP Nhựa An Phát Xanh (mã AAA) và CTCP An Tiến Industries (mã HII) cũng đều ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự sụt giảm doanh thu trong khi các chi phí phát sinh trong kỳ lại tăng đặc biệt chi phí lãi vay thường xuyên ở mức cao.
Cụ thể, doanh thu thuần 9 tháng của Nhựa An Phát Xanh giảm 28,3% so với cùng kỳ xuống 5.310 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp cũng giảm 34,2% xuống 569 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp co lại còn 10,7%. Sau khi trừ chi phí, Nhựa An Phát Xanh thu về 223 tỷ đồng lãi ròng sau thuế, giảm phân nửa so với kết quả 9 tháng đầu năm ngoái.
Điểm chung của các doanh nghiệp trong hệ sinh thái An Phát là việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Số dư nợ vay cuối kỳ của Nhựa An Phát Xanh cũng chiếm tới 42% tổng tài sản, ở mức 3.487 tỷ đồng. Việc thường xuyên duy trì nợ vay mở mức cao khiến doanh nghiệp này chịu đến hơn 176 tỷ đồng lãi vay trong 9 tháng đầu năm.
Với quy mô nhỏ hơn nhiều so với An Phát Holdings hay Nhựa An Phát Xanh, An Tiến Industries cũng vay nợ hơn 583 tỷ đồng, tương đương 38% tổng tài sản tại thời điểm 30/9.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chuyên sản xuất nhựa phụ trợ này cũng không mấy khả quan trong 9 tháng đầu năm nay. Theo đó, doanh thu thuần của An Tiến Industries giảm 20,3% xuống 2.935 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu về 41,7 tỷ đồng, giảm 19% so với 9 tháng đầu năm ngoái.
An Phát Holdings (APH): Thấy gì trong tương quan với thị trường Bất chấp việc niêm yết trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam chao đảo bởi lo ngại về tác động của làn sóng Covid-19 thứ hai quay trở lại, cổ phiếu APH của CTCP Tập đoàn An Phát Holdings có 1 tuần tăng trọn vẹn, đưa vốn hóa đạt gần 8.000 tỷ đồng và lọt Top 40 doanh nghiệp niêm yết...