Án phạt 20 tỷ USD cho các ngân hàng Mỹ
Vì những cáo buộc phát sinh từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, một loạt các ngân hàng Mỹ hôm qua đã đồng ý chịu khoản phạt hơn 20 tỷ USD.
5 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính, Bank of America ( BofA), ngân hàng có tổng giá trị tài sản lớn thứ 2 nước Mỹ phải chi 11,6 tỷ USD cho Fannie Mae, nhà cho vay cầm cố khổng lồ, để giải quyết những tranh cãi pháp lý xung quanh các khoản nợ xấu.
Theo cáo buộc của Fannie Mae, BofA đã bán các khoản nợ thế chấp giả mạo trị giá hàng trăm tỷ USD cho Fannie. Rất nhiều trong số các khoản nợ này đã rơi vào tình trạng không thể thanh toán sau khi bong bóng nhà đất sụp đổ năm 2006, hủy hoại giá trị các khoản đầu tư của Fannie, buộc quỹ này phải cầu cứu một gói cứu trợ của chính phủ.
Trong một điều khoản riêng biệt khác, 10 công ty cho vay thế chấp bao gồm cả BofA, Wells Fargo, JPMorgan Chase và Citigroup cũng đã đồng ý chi trả hơn 8,5 tỷ USD. Số tiền này nhằm giải quyết những những cáo buộc 10 công ty này đã tịch biên hàng triệu căn nhà bất chấp nỗ lực thực hiện thế chấp của những người đi vay.
Video đang HOT
Bank of America sẽ phải chi 14,1 tỷ USD để giải quyết những cáo buộc liên quan. Ảnh FT
Với tổng số tiền phải chi lên đến 14,1 tỷ USD này, lợi nhuận trước thuế của BofA trong quý IV sẽ giảm 2,7 tỷ USD trong khi tổng lợi nhuận trước thuế của BofA được giới phân tích dự đoán đạt khoảng 3,5 tỷ USD. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BofA sẽ được chính thức công bố trong tuần tới. Ngay sau thông tin trên, giá cổ phiếu của BofA đã giảm 0,2% xuống còn 12,09 USD trong cuối phiên giao dịch cùng ngày.
BofA sẽ thanh toán cho Fannie 3,55 tỷ USD bằng tiền mặt và mua lại khoảng 30.000 khoản nợ, tương đương với 6,75 tỷ USD. Khoản tiền 1,3 tỷ USD còn lại là án phạt dành cho sự chậm trễ trong quá trình xử lý các vấn đề liên quan đến số lượng nhà bị tịch biên.
Hai bản án phạt trên là những động thái mới nhất của các nhà quản lý Mỹ nhằm chấn chỉnh lại hệ thống ngân hàng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, bắt nguồn từ sự đổ vỡ của bong bóng nhà đất và thị trường chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS) trị giá hàng trăm tỷ USD.
Hoạt động chấn chỉnh này cũng đặt hàng loạt ngân hàng vào tầm ngắm của các nhà quản lý Mỹ. Hàng chục án phạt và bồi thường đã được đưa ra và dự kiến sẽ còn có nhiều hơn nữa, các nhà phân tích cho biết.
Theo VNE
Các ngân hàng Mỹ đối diện nguy cơ tấn công mạng mới
Hàng chục ngân hàng Mỹ có nguy cơ bị tấn công mạng vào đầu năm 2013 - Ảnh: AFP
Các tin tặc Đông Âu đang lên kế hoạch tấn công mạng hàng chục ngân hàng Mỹ vào đầu năm 2013. Đây là kết luận trong một báo cáo của hãng bảo mật McAfee công bố vào ngày 13.12.
Nhóm tin tặc ở Đông Âu, đứng đầu là một người với biệt danh vorVzakone, từng sử dụng phần mềm nguy hại (malware) xâm nhập các hệ thống ngân hàng Mỹ và trộm ít nhất 5 triệu USD hồi năm 2008, theo tin tức từ AFP.
Trong báo cáo trên, nhà nghiên cứu Ryan Sherstobitoff tại hãng McAfee cho biết, các tin tặc Đông Âu đang lên kế hoạch cho những đợt tấn công mạng mới nhắm vào các ngân hàng Mỹ vào đầu năm 2013.
McAfee cảnh báo những đợt tấn công mạng mới nhắm vào các ngân hàng Mỹ sắp tới sẽ được chuẩn bị kỹ lưỡng và có tổ chức hơn so với trước đây.
Bên cạnh đó, một công ty phần mềm bảo mật khác là RSA cũng cho biết một đợt tấn công "thử nghiệm" đã được tiến hành trong năm nay, và kết quả là đã có khoảng 300-500 máy tính ở Mỹ bị nhiễm trojan.
Cả McAfee và RSA đều đưa ra dự đoán sẽ có ít nhất 30 ngân hàng Mỹ bị tấn công vào đầu năm 2013.
Theo TNO
Công chúa Thụy Điển lấy chuyên gia ngân hàng Mỹ Chú rể nói tiếng Anh và đã cố học tiếng Thụy Điển để trò chuyện với cô dâu, nhưng phải thú nhận là khó khăn. May mà Công chúa Madeleine nói tốt tiếng Anh. Công chúa Madeleine và vị hôn phu O'Neill. Madeleine và bạn trai Christopher O'Neill vừa thông báo chuyện đính hôn của mình trên trang web của Hoàng gia ngày...