‘Ăn’ phải gián, ruồi… đến 200 lần, cô gái bị cảnh sát ‘tóm gáy’
Cảnh sát chú ý đến cô Đặng do 200 suất đồ ăn cô đặt qua mạng đều có ruồi, gián, móng tay…
và nhờ đó, cô không phải trả tiền, lại được bồi thường gần 70 triệu đồng.
Trong 6 tháng gần đây, cô Đặng ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc thường xuyên đặt đồ ăn trên mạng giao về nhà. Cô hoàn thành hơn 200 đơn. Điều kỳ lạ là đơn hàng nào của cô Đặng cũng có vấn đề, trong phần ăn được giao đến luôn có “vật lạ” như tóc, gián chết, ruồi chết, mảnh kẽm, ghim giấy, móng tay…
Sau khi đồ ăn được giao đến nhà, cô Đặng luôn chụp vài bức ảnh, liên hệ trực tiếp với nhà hàng, phản ánh rằng trong đồ ăn của cô có “vật lạ” khiến cô lo lắng cho sức khỏe của mình và bị ám ảnh vô cùng. Cuối cùng, cô Đặng yêu cầu nhà hàng miễn phí bữa ăn và bồi thường một số tiền nhất định.
Video đang HOT
Cứ thế, trong 6 tháng đặt đồ ăn qua mạng ở khắp mọi nơi, cô Đặng vừa không phải trả tiền hàng vừa được bồi thường tới 20 nghìn nhân dân tệ (khoảng 68,5 triệu đồng).
(Ảnh minh họa)
Do trường hợp của cô Đặng quá bất thường, các điều tra viên của Đội điều tra hình sự Cục Công an Bắc Kinh đã vào cuộc điều tra. Họ đến nhà cô Đặng ở Tây An khi cô vừa đi du lịch cùng chồng về. Hiện cô Đặng đã bị cảnh sát bắt giữ và vụ việc đang được tiếp tục điều tra.
Cảnh sát Bắc Kinh cho biết, ngoài cô Đặng, các điều tra viên đã xác định được 560 trường hợp có liên quan, 13 nghi phạm có hành vi tương tự trong thông tin khiếu nại trên nền tảng giao đồ ăn. Những người này nhiều lần lấy lý do có vật thể lạ trong thực phẩm để tống tiền và yêu cầu người bán, người cung cấp dịch vụ bồi thường. Sắp tới, những người này sẽ lần lượt bị xử lý.
Phát hiện tiền cổ 2.000 năm tuổi tại Tây An (Trung Quốc)
Theo Tân Hoa xã, một loạt di vật lịch sử mới bao gồm hàng nghìn đồng tiền xu bằng đồng, đã được các nhà khoa học Trung Quốc khai quật từ phế tích của một xưởng đúc có niên đại hơn 2.000 năm trước đây ở thành phố Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, Tây Bắc nước này.
Một loạt di vật mới, bao gồm hàng nghìn đồng tiền đồng, đã được khai quật từ phế tích của một xưởng đúc có niên đại hơn 2.000 năm ở Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây. Ảnh: pakistantoday
Ngoài những đồng tiền này, các di tích hơn 100 hố tro, 3 ngôi nhà, 11 lò nung, 18 giếng nước và 3 xưởng luyện và đúc kim loại cũng đã được khai quật.
Dựa vào hình dạng và cấu trúc, giới khoa học nhận định tất cả các di tích trên đều có niên đại từ triều đại Tây Hán (từ năm 202 trước Công Nguyên đến năm 25 sau Công Nguyên).
Zhang Jianfeng, một nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) cho biết một số di tích thuộc thời kỳ Vương Mãng từ năm thứ 9 đến năm 23 sau Công nguyên, còn được gọi là triều đại Nhà Tân.
Theo ông Zhang, xưởng đúc nêu trên là một cơ sở sản xuất cấp quốc gia. Ông cho biết thêm những phát hiện nói trên có ý nghĩa to lớn đối với việc nghiên cứu công nghệ đúc tiền và những thay đổi trong chính sách kinh tế và tiền tệ có từ cách đây hơn 2.000 năm.
Đây là đợt khai quật di tích mới nhất của các nhà khoa học Trung Quốc bắt đầu từ tháng 3/3021. Trước đó, hồi tháng 12/2015, các nhà khảo cổ học thuộc Viện Khảo cổ học của CASS và Viện bảo vệ di tích văn hóa và khảo cổ học Tây An cũng đã cùng nhau khai quật di tích kể trên.
Trung Quốc: Thâm Quyến chia khu vực theo cấp độ dịch để phòng chống COVID-19 Ngày 4/9, chính quyền thành phố Thâm Quyến - trung tâm công nghệ miền Nam Trung Quốc, nơi đã áp đặt phong tỏa 2 ngày cuối tuần qua để xét nghiệm đại trà COVID-19, cho biết sẽ triển khai các biện pháp phòng chống COVID-19 theo từng cấp độ lây nhiễm, bắt đầu từ ngày 5/9. Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Tây...