‘Ân oán’ giữa hai tỉ phú Elon Musk – Mark Zuckerberg
Lời thách thức tỷ võ mà tỉ phú Elon Musk gửi đến tỉ phú Mark Zuckerberg có thể là đùa, nhưng “ân oán” giữa hai ông lại là thật.
Ông Musk ngày 24.6 cho biết trận đấu võ tự do (MMA) giữa ông và ông Zuckerberg “có thể thực sự diễn ra” và nếu như vậy, ông sẽ bắt đầu tập luyện.
Tỉ phú Elon Musk – ông chủ của các công ty như Tesla (sản xuất xe điện), SpaceX ( vệ tinh, tàu vũ trụ, tên lửa) và gần đây nhất là Twitter (mạng xã hội) – tuần trước đã đưa ra lời đề nghị đấu võ với một tỉ phú nổi danh khác: Mark Zuckerberg, ông chủ của Meta (công ty mẹ của Facebook, Instagram và Whatsapp). Ông Zuckerberg sau đó đã nhận lời.
Hai tỉ phú Musk (trái) và Zuckerberg đã có bất đồng trong nhiều năm
Reuters
Nguồn gốc “ân oán”
Cho dù màn tỷ võ này có thể sẽ không bao giờ diễn ra, thì căng thẳng giữa hai ông trùm công nghệ cũng đã tích tụ qua nhiều năm. Cuộc đối đầu trở nên gay gắt hơn từ khi ông Musk mua lại Twitter năm ngoái, đặt họ vào tình thế trực tiếp xung đột về lợi ích kinh doanh.
Theo báo The Wall Street Journal (WSJ), dấu hiệu về ân oán công khai giữa hai vị tỉ phú manh nha từ năm 2016 khi công ty SpaceX của ông Musk ký hợp đồng với phía ông Zuckerberg để giúp Facebook đưa một vệ tinh vào không gian, qua đó có thể cung cấp dịch vụ internet cho phần lớn khu vực cận Sahara ở châu Phi. Tuy nhiên, vụ nổ trên mặt đất trong một lần phóng thử nghiệm đã phá hủy cả tên lửa và vệ tinh, làm gián đoạn tham vọng của ông chủ Facebook.
“Tôi vô cùng thất vọng khi biết rằng sự cố trong vụ phóng của SpaceX đã phá hủy vệ tinh của chúng tôi, thứ lẽ ra sẽ cung cấp khả năng kết nối cho rất nhiều doanh nhân và toàn bộ những người khác trên khắp châu lục”, ông Zuckerberg viết trên Facebook vào thời điểm đó.
Song sự bất đồng quan điểm của họ về những chủ đề lớn trong lĩnh vực công nghệ đã xuất hiện từ trước đó, đặc biệt là về trí tuệ nhân tạo (AI). Theo báo The New York Times, trong bữa ăn tối tại nhà ông Zuckerberg ở California (Mỹ) vào ngày 19.11.2014, ông Musk nói ông thực sự tin rằng AI nguy hiểm cho nhân loại, ngay trước mặt nhà nghiên cứu hàng đầu tại trung tâm AI mới thành lập của Facebook. Ông Zuckerberg đã cố gắng thuyết phục ông Musk rằng suy nghĩ đó là sai lầm.
Năm 2017, hai vị tỉ phú từng công kích nhau công khai về chủ đề này. Trong một video phát trực tiếp trên Facebook, ông Zuckerberg được hỏi về nỗi sợ AI của ông Musk.
“Riêng đối với AI, tôi thực sự lạc quan, tôi nghĩ những người phản đối và… cố gắng thổi phồng những kịch bản về ngày tận thế… tôi chỉ đơn giản là không hiểu. Điều đó thực sự tiêu cực, và đôi lúc tôi thực sự nghĩ rằng họ khá vô trách nhiệm”, ông nói. Ông Musk sau đó đáp trả trên Twitter: “Tôi đã nói chuyện với Mark. Hiểu biết của cậu ấy về chủ đề này còn hạn chế”.
Video đang HOT
Tỉ phú Zuckerberg trong một giải đấu nhu thuật (jiu jitsu) năm nay
Instagram nhân vật
Mặt trận mới
Vào năm 2018, khi Meta trở thành tâm điểm tranh cãi giữa những lo ngại về quyền riêng tư của người dùng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và phong trào xóa Facebook sau đó, ông Musk cũng lên tiếng về vấn đề này. Tesla và SpaceX, nơi ông là CEO, đã xóa trang Facebook của họ. Theo ông Musk, Facebook “khiến tôi cảm thấy lo sợ”, còn Instagram “khiến người ta trầm cảm”.
Võ đài ở Las Vegas ?
Câu chuyện thách đấu bắt đầu vào tối 20.6 khi ông chủ Twitter bình luận rằng ông “sẵn sàng cho một trận đấu trong lồng sắt nếu cậu ấy (Zuckerberg) đồng ý”.
Ông chủ Facebook sau đó đã đăng ảnh chụp màn hình cuộc trao đổi nói trên, viết: “Gửi địa chỉ cho tôi”. Đáp lại, ông Musk gợi ý địa chỉ là một võ đài ở Las Vegas (Mỹ).
Song đến khi ông Musk mua lại Twitter vào tháng 10 năm ngoái, hai CEO mạng xã hội mới thực sự lao vào một trận chiến mới: doanh thu quảng cáo từ các nền tảng của họ. Mới đây, WSJ dẫn một số nguồn tin tiết lộ rằng Meta đang chuẩn bị tung ra một ứng dụng mới tương tự Twitter thông qua Instagram, trong dự án được đặt mật danh là “Project 92″. Ứng dụng này, dự kiến mang tên Threads, đã được giới thiệu cho nhân viên của Meta, và sẽ được trình làng “sớm nhất có thể”, theo ông Chris Cox, Giám đốc sản phẩm của tập đoàn.
Vẫn còn quá sớm để nói liệu trận chiến Meta – Twitter có thể sánh ngang những cuộc đối đầu thương hiệu kinh điển trong thế kỷ trước hay không, cho dù đó là “Ford với Chevrolet” hay “Coca-Cola với Pepsi”. Song rõ ràng là các ông chủ đang thực sự chuẩn bị để bước vào màn tỷ thí này, chứ không phải là một cuộc so găng trên võ đài.
Twitter mất gì kể từ khi Elon Musk tiếp quản?
Tỉ phú Elon Musk đã cắt giảm mọi thứ, khiến Twitter chỉ còn bộ khung, đến nỗi nhân viên công ty phải tự mang giấy vệ sinh theo từ nhà.
Tỉ phú Elon Musk đang tìm thêm nhiều cách để cắt giảm chi phí ở Twitter . CHỤP MÀN HÌNH THE NEW YORK TIMES
Mệnh lệnh của ông chủ Elon Musk rất rõ ràng: Đóng trung tâm dữ liệu.
Sáng sớm ngày 24.12.2022, các nhân viên của tỉ phú này đã bay tới Sacramento, California (Mỹ), nơi đặt một trong ba cơ sở lưu trữ chính của Twitter, để ngắt kết nối các máy chủ đã giúp mạng xã hội này hoạt động trơn tru. Một số nhân viên lo lắng rằng việc mất các máy chủ đó có thể gây ra sự cố, nhưng tiết kiệm tiền là ưu tiên hàng đầu, The New York Times dẫn lời hai nguồn tin giấu tên cho biết.
Việc đóng cửa trung tâm dữ liệu là một trong nhiều bước quyết liệt mà ông Musk đã thực hiện để ổn định tài chính của Twitter. Trong vài tuần qua, Twitter đã ngừng trả hàng triệu USD tiền thuê văn phòng và tiền sử dụng các dịch vụ. Ông Musk đã ra lệnh cho cấp dưới đàm phán lại các thỏa thuận đó hoặc đơn giản là chấm dứt chúng.
Hai nguồn tin cho biết Twitter đã ngừng trả tiền thuê văn phòng ở Seattle, bang Washington và khiến công ty phải đối mặt với việc bị đuổi ra ngoài. Các dịch vụ vệ sinh, an ninh đã bị cắt giảm và nhân viên thậm chí phải tự mang theo giấy vệ sinh đến văn phòng.
Ông Musk đã mua Twitter với giá 44 tỉ USD vào cuối tháng 10.2022, đặt thêm trên vai nó một khoản nợ khiến tỉ phú này phải trả khoảng 1 tỉ USD tiền lãi hàng năm. Phát biểu trên một diễn đàn trực tiếp trên Twitter vào 2 tuần trước, ông Musk đã so sánh công ty với "một chiếc máy bay đang lao thẳng xuống mặt đất với tốc độ cao với động cơ bốc cháy và hệ thống điều khiển không hoạt động".
Tỉ phú Musk cho biết Twitter đang trên đà rơi vào "tình trạng dòng tiền âm" khoảng 3 tỉ USD vào năm 2023 vì ít quảng cáo và gia tăng chi phí, chẳng hạn như các khoản thanh toán nợ.
"Đó là lý do tại sao tôi đã dành năm tuần qua để cắt giảm chi phí một cách điên cuồng", tỉ phú Musk cho biết.
Sự hỗn loạn ở Twitter
Những biện pháp cắt giảm đó có thể gây ra hậu quả xấu. Ngày 28.12.2022, người dùng trên khắp thế giới cho biết họ gặp sự cố gián đoạn dịch vụ với Twitter. Mạng xã hội này không giải thích nguyên nhân gây ra sự cố ngừng hoạt động tạm thời. Tuy nhiên, ba người quen thuộc với cơ sở hạ tầng của công ty nói rằng nếu cơ sở dữ liệu ở Sacramento vẫn hoạt động, nó có thể giúp giảm bớt vấn đề khi các trung tâm dữ liệu khác bị lỗi.
Twitter, công ty đã sa thải bộ phận truyền thông, và ông Musk không trả lời yêu cầu bình luận.
Mặc dù tuyên bố ông sẽ bổ nhiệm một giám đốc điều hành mới tại Twitter, tỉ phú Musk vẫn gắn bó chặt chẽ với Twitter này ngay cả khi các vấn đề nảy sinh tại công ty xe điện của ông, Tesla.
Kể từ đầu tháng 11.2022, ông Musk đã tìm cách tiết kiệm khoảng 500 triệu USD chi phí phi lao động, theo một tài liệu nội bộ mà The New York Times xem được. Ông Musk cũng đã sa thải gần 75% lực lượng lao động của công ty kể từ khi hoàn tất vụ mua lại.
Việc cắt giảm chi phí đã được Steve Davis, người đứng đầu công ty Boring chuyên đào hầm của ông Musk, và Jared Birchall, người đứng đầu văn phòng gia đình tỉ phú này, giám sát. Các quản lý Twitter không bị mất việc trong đợt sa thải hàng loạt vào tháng trước đã được yêu cầu sử dụng chi tiêu của họ bằng một chiến thuật được gọi là "lập ngân sách từ con số không". Điều này nghĩa là tất cả các chi phí phải được chứng minh và phê duyệt trong mỗi kỳ ngân sách mới.
Ông Davis đã chỉ đạo các nhân viên của Twitter trì hoãn việc thanh toán cho nhiều nhà thầu hoặc nhà cung cấp khác nhau và cố gắng thương lượng giảm số tiền trong các hoá đơn đó, theo hai nguồn tin. Hai người này cho biết chi phí của một trong những hợp đồng lớn nhất của công ty, với siêu công ty tư vấn Deloitte, là một điểm mà ban lãnh đạo Twitter đặc biệt quan tâm. Họ cũng muốn giảm phí mà công ty phải trả cho các dịch vụ bảo an, khai thuế và các dịch vụ khác. Nguồn tin cho biết công ty đã bỏ qua các khoản thanh toán cho KPMG, một công ty kế toán và tư vấn đã làm việc về các vấn đề liên quan đến việc tuân thủ Ủy ban Thương mại Liên bang.
2 tuần trước, Twitter cũng đã sa thải nhân viên vệ sinh tại các văn phòng ở New York và 10 nhân viên an ninh của công ty. Điều này báo hiệu rằng họ có thể đóng cửa một trong hai tòa nhà Twitter tại đó.
Động thái tương tự cũng được ông Musk thực hiện tại trụ sở chính của Twitter ở San Francisco thuộc California, nơi công ty trễ hạn thanh toán tiền thuê văn phòng. Ông Musk đã dồn nhân viên lên hai tầng và đóng cửa bốn tầng. Tỉ phú Musk hồi tháng 12.2022 cũng đã hủy bỏ các dịch vụ vệ sinh sau khi các lao công đình công để đòi được trả lương cao hơn.
Ông London Breed, thị trưởng San Francisco, nói về những người lao công đã bị Twitter sa thải hồi đầu tháng . CHỤP MÀN HÌNH THE NEW YORK TIMES
Điều này đã khiến văn phòng trở nên hỗn loạn. Theo bốn nhân viên, do nhiều người chen chúc trong nơi chật hẹp hơn, mùi thức ăn còn sót lại và mùi cơ thể lượn lờ khắp nơi. Họ cho biết nhà vệ sinh đã trở nên bẩn thỉu và vì dịch vụ vệ sinh đã bị ngưng lại, nhiều nhân viên phải tự mang theo giấy vệ sinh để dùng.
Tương lai mờ mịt
Phong cách lãnh đạo thất thường và nhúng tay vào mọi công việc của ông Musk đã khiến một số nhân viên mất hứng. Tỉ phú này thường làm gián đoạn các cuộc họp một cách ngẫu nhiên, nói chuyện rất lâu và yêu cầu một số nhà lãnh đạo hàng đầu lắng nghe ý tưởng của mình.
Ba nguồn tin cho biết ông Musk cũng đã yêu cầu một số nhà lãnh đạo dập tắt các nguồn rò rỉ thông tin cho báo chí và các bài đăng ẩn danh trên các trang mạng xã hội, đồng thời tập trung vào việc loại bỏ những người trong công ty mà ông tin là chống đối mình.
Các nhân viên đang chuẩn bị tinh thần cho những đợt sa thải tiếp theo. Do nhân viên bán hàng bị cắt giảm ít hơn so với các nhóm khác trong những đợt sa thải trước đó, một số người dự đoán bộ phận này sẽ tiếp tục bị thu nhỏ. Hai người cho biết doanh thu tại Mỹ của công ty tiếp tục gây báo động, với doanh thu quảng cáo giảm đáng kể trong tuần đầu tiên của tháng 12.2022 so với một năm trước.
Bất chấp những khoản cắt giảm mạnh, ông Musk vẫn tiếp tục chi tiêu trong một số lĩnh vực. Twitter đã tuyển một số nhân viên mới trong những tuần gần đây để thay thế những người bị sa thải trong đợt sa thải hàng loạt vào tháng 11.2022.
Tuy nhiên, quy trình đào tạo cho nhân viên mới đã bị giảm đáng kể, chỉ còn 90 phút so với ba ngày định hướng về việc tuân thủ các thỏa thuận quyền riêng tư và bảo mật với các cơ quan quản lý toàn cầu như trước đây. Một nhân viên mới thậm chí đã liên hệ với một nhân viên cũ trên LinkedIn để hiểu về cách thức hoạt động của các dịch vụ tại công ty, nhân viên cũ trên cho biết.
Ông Musk cũng đã đưa hàng chục kỹ sư từ các công ty khác của mình, bao gồm Tesla và SpaceX, về làm việc tại Twitter. Mặc dù các kỹ sư của Tesla không thuộc biên chế của Twitter, nhà sản xuất ô tô này đã gửi hoá đơn cho Twitter như thể họ là nhà thầu.
Những người đã được đưa vào gần đây, theo một tài liệu mà The New York Times xem được, bao gồm Omead Afshar, một trong những cánh tay phải của ông Musk đã giám sát việc xây dựng nhà máy của Tesla ở Austin, Texas. Ông Afshar hiện là một phó chủ tịch tại SpaceX.
Hai nguồn tin cũng cho biết một số người thuộc bộ phận nhân sự và nhân viên khác có thỏa thuận ở lại cho đến tháng 1 hoặc tháng 2 để giúp chuyển đổi quyền sở hữu của ông Musk trước khi rời đi.
Việc đóng cửa trung tâm dữ liệu ở Sacramento, được gọi là SMF1, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo ở bên trong Twitter. Ngay trong đêm Giáng sinh, các nhân viên đã phải được triệu tập để xử lý các hệ thống nội bộ gặp sự cố. Mặc dù người dùng không gặp phải bất kỳ sự gián đoạn ngay lập tức nào đối với mạng xã hội này, ba người từng làm việc trên cơ sở hạ tầng của công ty đã gọi những động thái của ông Musk là liều lĩnh, có khả năng dẫn đến mất dữ liệu nội bộ và khoảng 30% sức mạnh tính toán của công ty, vốn cần thiết vào thời điểm có lưu lượng truy cập cao.
Ông Musk đã đăng trên Twitter rằng mạng xã hội này vẫn hoạt động, "ngay cả sau khi tôi ngắt kết nối một trong những máy chủ nhạy cảm hơn". Tuy vậy, ngay tối hôm đó, hệ thống mà Twitter sử dụng để xử lý các báo cáo về nội dung bất hợp pháp và có hại không thể hoạt động bình thường, theo một thông báo nội bộ được viết bởi bà Ella Irwin, người đứng đầu bộ phận tin cậy và an toàn của công ty.
Tạp chí Forbes: Các tỷ phú Mỹ thua lỗ nhiều nhất trong năm 2022 Chỉ trong năm 2022, các tỷ phú trên thế giới đã tổn thất gần 2.000 tỷ USD. Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg. Ảnh: Getty Images Theo tính toán của tạp chí Forbes, các tỷ phú Mỹ là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất, khi họ mất tổng cộng 660 tỷ USD trong bối cảnh giá cổ phiếu công nghệ lao dốc...