An ninh nguồn nước đe dọa miền Tây
Nguồn nước tiếp tục giảm mạnh sẽ khiến vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gặp nhiều khó khăn, thách thức nếu không có những biện pháp can thiệp. Đó là lời cảnh báo của các nhà khoa học tại một cuộc hội thảo vừa được tổ chức tại TP.Cần Thơ.
Đối mặt với 6 thách thức lớn
PGS-TS Lê Anh Tuấn – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường ĐH Cần Thơ) cho biết: “ĐBSCL đang đối mặt với 6 thách thức lớn, cụ thể là biến đổi khí hậu, gia tăng dân số và di dân, khai thác tài nguyên quá mức, suy giảm môi trường, thay đổi sử dụng đất và sự đe dọa của các đập thủy điện ở thượng nguồn. Trong đó, 5 thách thức ban đầu có thể ứng phó, cải thiện được, nhưng các đập thủy điện phía thượng nguồn mà nước bạn đang xây dựng không thể kiểm soát”. PGS Tuấn thông tin thêm, tình trạng trên đã và đang đe dọa đến an ninh nguồn nước vùng ĐBSCL bởi tất cả việc sản xuất khu vực này đều phụ thuộc vào nguồn nước. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực và an ninh xã hội.
Thách thức an ninh nguồn nước sông Mekong đang đe dọa ĐBSCL, dẫn đến diễn biến sạt lở ngày càng phức tạp (Trong ảnh: Sạt lở nghiêm trọng trên sông Vàm Nao, huyện Chợ Mới, An Giang). Ảnh: H.X
Hầu hết mọi vấn đề sinh hoạt, sản xuất của người dân ở ĐBSCL đều bằng nguồn nước sông Mekong. Nếu an ninh nguồn nước không đảm bảo, người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Làm gì để giải quyết khó khăn?
GS-TS Nguyễn Ngọc Trân – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, nguyên chủ nhiệm chương trình nhà nước điều tra cơ bản tổng hợp ĐBSCL cho rằng: “Để khắc phục tình trạng trên ở vùng ĐBSCL, cần phải xây dựng một cơ chế sử dụng nguồn nước chung của 6 nước trong lưu vực sông Mekong với tinh thần hợp tác cùng phát triển”.
Nhiều chuyên gia nhận định, các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường công tác quan trắc nguồn nước để có những dự báo sớm; tích cực hỗ trợ giống, kỹ thuật canh tác cho nông dân để chuyển diện tích đất trồng lúa thường xuyên thiếu nước canh tác sang trồng các loại cây khác ít tiêu thụ nước. Bên cạnh đó, cần chú trọng cơ chế phối hợp, liên kết chuỗi, liên kết vùng để cùng nhau phát triển.
Các đại biểu cho rằng, để đảm bảo an ninh nguồn nước, các địa phương phải có kế hoạch phục hồi lại độ che phủ của rừng, đô thị hóa thông minh và phát triển các thành phố thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ông Nguyễn Nhân Quảng – chuyên gia quản lý lưu vực sông, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban sông Mekong Việt Nam nhận định: “Những dự án thủy điện ở thượng nguồn và dự án chuyển, lấy nước ở lưu vực đã gây ảnh hưởng đến các dòng chảy sông Mekong xuống hạ lưu của chúng ta, khiến đồng bằng không còn “lũ đẹp”. Theo ông Quảng, các cơ quan chức năng cần tiếp tục thu thập thông tin qua các nguồn khác nhau để có thể phân tích các tác động của việc khai thác tài nguyên nước sông Mekong và có kiến nghị các giải pháp kịp thời.
Theo Danviet
Khu vực nào ở Hà Nội sẽ thiếu nước sạch vào dịp hè?
Dự báo nguồn nước sạch cấp cho người dân Thủ đô trong dịp cao điểm mùa hè sẽ thiếu khoảng 70.000-100.000 m3 mỗi ngày đêm.
Người dân phường Láng Hạ phải đi xin từng xô nước để sinh hoạt hè 2016.
Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, tổng nguồn cung cấp nước từ các nhà máy trên địa bàn thành phố hiện nay khoảng trên 900.000 m3 mỗi ngày đêm, trong khi nhu cầu dùng nước sạch mùa hè tăng trung bình 10-12% so với mức bình thường. Do vậy, dự báo nguồn nước sạch cấp cho người dân trong dịp cao điểm mùa hè sẽ thiếu khoảng 70.000-100.000 m3 mỗi ngày đêm.
Ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây Dựng Hà Nội cho hay, một số khu vực được dự báo khó khăn về nguồn nước như: đường Bưởi (quận Ba Đình); Thụy Khuê (Quận Tây Hồ); Hàng Buồm, Hàng Tre, Trần Nhật Duật, Hàng Gai, Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm); Đê La Thành, đường Láng, ngõ Thái Thịnh 2 (quận Đống Đa)...
Để giải quyết tình trạng thiếu nước trong mùa hè, lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho hay, đã yêu cầu các công ty cấp nước sạch, triển khai dự án nâng công suất nhà máy Bắc Thăng Long- Vân Trì lên 150.000 m3/ngày đêm. Xây dựng Trạm thêm cấp nước Dương Nội, Hà Đông công suất 30.000 m3/ngày đêm, đưa vào vận hành hè năm 2017.
"Đối với các khu vực dân cư ở cuối nguồn nước, có địa hình cao bất lợi chúng tôi đã yêu cầu các công ty cấp nước thực hiện vận hành van điều tiết cấp nước, lắp đặt bơm tăng áp di động, vận hành mạng lưới cấp nước phân khu theo giờ, đặc biệt huy động các xe téc hỗ trợ nước đối với các khu vực ưu tiên như bệnh viện, trường học", vị lãnh đạo Sở xây dựng Hà Nội thông tin.
Nhiều người dân lo ngại đường ống nước sông Đà Đà vỡ sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống hàng nghìn người dân. Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội thông tin, đơn vị đã yêu cầu Công ty cổ phần nước sạch Viwasupco (đơn vị vận hành đường ống nước Sông Đà) chuẩn bị đầy đủ vật tư, vật liệu, ống dự phòng khắc phục đường ống ngay khi xảy ra sự cố.
Song song với đó, Công ty nước sạch Hà Nội sẽ phối hợp điều tiết vận hành van cấp nước bổ sung từ các nguồn nước ngầm sang cho mạng sử dụng nước mặt, thông qua 6 điểm đấu gồm Big C, Nút Hồ Tùng Mậu- Lê Đức Thọ; Nút Cầu Mới; Ngã Tư Sở; nút cầu Đá đường Trường Chinh; nút Lê Văn Lương- đường Láng; nút Mễ Trì- Phạm Hùng.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn Thủ đô có 4 công ty nước sạch cung cấp nước cho khoảng 4.600.000 người dân, với tổng nguồn nước khoảng trên 925.470m3/ngày đêm. Trong đó, Công ty nước sạch Hà Nội 634.550 m3/ngày đêm; Công ty nước sạch Hà Đông 60.000 m3/ngày đêm; Công ty cổ phần nước sạch Viwaco 222.754 m3/ngày đêm; Công ty Cổ phần cấp nước Sơn Tây 25.000 m3 / ngày đêm; các khách hàng khác khoảng 10.128 m3/ngày đêm.
Theo Danviet
Thủy điện Pắc-Beng (Lào): Nguy cơ lớn cho đồng bằngSôngCửu Long ĐBSCL sẽ tiếp tục đối mặt với nguy cơ xâm nhập mặn, xói lở, mất nguồn lợi thủy sản nếu dự án thủy điện Pắc-Beng do Trung Quốc đầu tư xây dựng ở Lào hoạt động. Tại hội thảo Tham vấn dự án (DA) thủy điện Pắc-Beng của Lào trên dòng chính sông Mê Kông ngày 5.5, ông Trần Đức Cường, Phó chánh...