An ninh mạng, lỗ hổng của nhiều DN vừa và nhỏ
Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp, trong đó mối đe dọa lớn nhất đến từ các loại hình tấn công mạng.
Kết quả khảo sát Thực trạng an toàn thông tin toàn cầu do PwC thực hiện mới đây cho thấy, có tới 44% DN không có chiến lược tổng thể về an toàn thông tin; 48% không có chương trình đào tạo nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho nhân viên; 54% không có cơ chế đối phó với tấn công mạng…
Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng không chỉ có các DN trên thế giới, mà tại Việt Nam, nhiều DN dù nhận thức được mối nguy hại đến từ lỗ hổng an ninh mạng đang tăng cao nhưng vẫn chưa có sự chuẩn bị để đối phó với rủi ro này.
Thiếu tướng Nguyễn Nam Hải – Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ nhấn mạnh, vấn đề tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao, nhất là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, đã vượt ra khỏi phạm vi lợi ích an ninh quốc gia của một nước, đã trở thành thách thức toàn cầu, đe dọa trực tiếp an ninh quốc gia của các nước, trong đó có Việt Nam.
Đặc biệt, tội phạm an ninh mạng đang tập trung vào lỗ hổng bảo mật của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) nhằm phát tán trên nhiều máy tính, làm tiền đề cho các cuộc tấn công quy mô lớn.
Video đang HOT
Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp SME tại Việt Nam chiếm tới 98,1% và họ thường có ngân sách dành cho công nghệ thông tin thấp hơn các tập đoàn lớn cũng như các tập đoàn đa quốc gia.
Theo các chuyên gia, hiện nay chuyển đối số không đơn thuần là một xu thế mà đã chính thức trở thành một chiến lược, thế nên thực hiện chuyển đổi số là bước đi mà mọi đơn vị, tổ chức đều phải cân nhắc nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số cũng gắn liền với nhiều thách thức, rủi ro. Trong đó, rủi ro về an ninh an toàn thông tin trong quá trình chuyển đổi là vấn đề mà các đơn vị, tổ chức đều nghĩ đến khi bắt tay thực hiện.
DN không thể lơ là trong việc tăng cường quản trị an ninh mạng. Cần phải có những biện pháp phát hiện, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, bằng một hệ thống quản trị rủi ro.
Ông Phạm Mạnh Tuấn, Chủ tịch/Giám đốc Công ty 129 cho biết, triển khai các dự án về an ninh, an toàn, bảo mật thông tin và số hóa tài liệu sẽ phần nào giảm đi các thiệt hại mà tội phạm mạng đã gây ra cho các tổ chức, các doanh nghiệp trong thời gian qua.
Theo ông Nguyễn Hùng Sơn, Tổng giám đốc công ty FSI nhận định, việc triển khai các dự án về an ninh, an toàn, bảo mật thông tin và số hóa tài liệu sẽ giúp cho việc triển khai các dự án bảo mật thông tin tại các cơ quan, doanh nghiệp được đảm bảo an toàn tuyệt đối trước các hình thức tấn công mạng.
Theo VietnamNet
Giảm trừ nguy cơ tấn công mạng, kiểm soát thông tin
Tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã trở thành thách thức toàn cầu. Tội phạm an ninh mạng đang tập trung vào lỗ hổng bảo mật của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Đó là chia sẻ của Thiếu tướng Nguyễn Nam Hải - Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ.
Ngày 30/8, tại Hà Nội, Cty TNHH Một thành viên 129 thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ và Cty Cổ phần Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ FSI kí kết hợp tác chiến lược.
Phát biểu tại lễ ký kết, Thiếu tướng Nguyễn Nam Hải - Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết: Vấn đề tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao, nhất là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đe dọa trực tiếp an ninh quốc gia của các nước, trong đó có Việt Nam.
Đặc biệt, tội phạm an ninh mạng đang tập trung vào lỗ hổng bảo mật của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) nhằm phát tán trên nhiều máy tính, làm tiền đề cho các cuộc tấn công quy mô lớn. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp SME tại Việt Nam chiếm tới 98,1%.
"Việc ký kết thỏa thuận giữa hai đơn vị sẽ phần nào giải được mối lo ngại cho các các tổ chức, doanh nghiệp về các cuộc tấn công mạng, về khả năng kiểm soát thông tin.... trong quá trình chuyển đối số đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay", ông Hải nói.
Hai đơn vị phối hợp tìm kiếm, xây dựng, tư vấn, triển khai các dự án về an ninh, an toàn, bảo mật thông tin và số hóa tài liệu như: Tư vấn, triển khai các giải pháp an ninh an toàn thông tin; dịch vụ số hóa, đảm bảo an ninh an toàn bảo mật cho các cơ sở dữ liệu; khôi phục lại dữ liệu...
Theo Tiền Phong
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Cần đào tạo gấp 1.000 chuyên gia công nghệ số Phát biểu tại Hội thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam lần thứ 23, Bộ trưởng TTTT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, cần tập trung đào tạo 1.000 cán bộ chuyên gia về chuyển đổi số. Phân bổ ở tất cả các ban, bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp, là lực lượng nòng cốt để dẫn dắt và lan tỏa. Sáng...