An ninh khu vực: Vì sao VN phải kết thân với Ấn Độ?
Đông Á đang nóng lên trước những gây hấn liên tục về chủ quyền biển đảo của Trung Quốc. Một cuộc chiến tranh lạnh đang âm thầm diễn ra trong khu vực.
Một bên là Trung Quốc, với xu hướng bá quyền đang đòi đến 90% chủ quyền Biển Đông qua đường lưỡi bò 9 đoạn.
Bên còn lại: Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ đang tìm cách khống chế gã khổng lồ đang thức giấc.
Các nước ASEAN có biển – ngoại trừ Philippines, tuy không lên tiếng, song lặng lẽ bước vào cuộc chạy đua vũ trang nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến khả dĩ.
Vũ khí ưu tiên trang bị hàng đầu bao gồm tàu ngầm, tàu chiến và các chiến đấu cơ có khả năng tác chiến trên biển.
Vì sao có cuộc chiến này?
Kinh tế Trung Quốc phát triển quá nhanh trong suốt thập niên vừa qua với tăng trưởng liên tục 2 con số và chỉ giảm xuống còn 7,5% trong năm 2013. Tiền nhiều đã tạo điều kiện cho giới lãnh đạo Bắc Kinh tăng mạnh chi tiêu quân sự qua từng năm với mục tiêu trở thành một quyền lực thế giới vào năm 2025.
Video đang HOT
Một nước Mỹ đang suy yếu về kinh tế, ngân sách quốc phòng bị cắt giảm ngót ngét 100 tỉ đô la trong năm 2014 khiến họ mất dần ảnh hưởng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ngân sách quốc phòng Mỹ đang bị ảnh hưởng nặng bởi đà phục hồi kinh tế chậm cùng với nạn “lạm phát ObamaCare”.
Nếu không giải quyết tốt vấn đề ngân sách, quân đội Mỹ có nguy cơ sẽ phải triệt thoái khỏi khu vực. Và điều này sẽ tạo một khoảng trống lớn về quyền lực cho Trung Quốc.
Bản phúc trình hơn 50 trang đánh máy của Học viện Sách lược Úc, tháng 2.2014, nêu rõ: Trung Quốc đang là hiểm họa số 1 và nếu Mỹ không duy trì được tầm ảnh hưởng ở Châu Á – Thái Bình Dương, Úc sẽ ở vị thế tồi tệ nhất kể từ năm 1942, với một nền quốc phòng già cỗi sẽ khó đương đầu nổi với các thế lực nước ngoài một khi chiến sự bùng nổ.
Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đang đứng vị trí thứ nhì thế giới. Và với đà này, tờ Tin tức nước Úc luận rằng: 20 năm nữa, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ. Năm 2013, Trung Quốc chi 139,2 tỉ USD; Mỹ chi 664,3 tỉ USD. Nhưng năm 2014, ngân sách của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên 148 tỉ USD trong khi Mỹ bị cắt giảm còn 574,9 tỉ USD.
Nếu so với khoản ngân sách vỏn vẹn 20,2 tỉ USD của năm 2000, ai cũng có thể thấy trong 10 năm qua, Trung Quốc đã đầu tư cho sức mạnh quân sự như thế nào. Nước Nga năm 2012 cũng chỉ tốn 59,9 tỉ USD cho quân đội.
Số liệu chi tiêu quốc phòng các nước trong năm 2012 và biểu đồ so sánh ngân sách quốc phòng giữa Mỹ và Trung Quốc trong tương lai (nguồn: Tin tức nước Úc)
Bản báo cáo của Học viện Sách lược Úc nhận định rằng: Sự tăng trưởng kinh tế cùng các chương trình hiện đại hóa quân đội, Bắc Kinh cho rằng “để hòa hợp với sự phát triển”. Tuy nhiên, hàng loạt hành vi gây hấn trên biển gần đây đối với Nhật, Philippines và Việt Nam đã dấy lên quan ngại Trung Quốc sẽ trở thành kẻ gây chiến.
Và một khi Trung Quốc trở nên quá mạnh và Mỹ không còn ảnh hưởng nhiều ở Châu Á – Thái Bình Dương, ai sẽ là cường quốc các quốc gia trong khu vực cần kết thân?
Xét về đối trọng trong một thời gian dài, với tiềm lực của tương lai và thực lực ở hiện tại, chỉ có Ấn Đô mới đủ sức để ngăn chận cái mà người Úc gọi là “Trung Hoa tân mộng” (China &’s new dream).
Các bài phân tích tiếp theo sẽ làm sáng tỏ các luận điểm trên.
Theo Motthegioi
Nhật Bản chán ngán Trung Quốc, kết thân với Ấn Độ?
Một quan chức Nhật Bản cho biết quan hệ với Ấn Độ phát triển tốt đẹp và thân thiện, không bị ảnh hưởng bởi "những vấn đề tồn đọng cần giải quyết" như với Trung Quốc.
New Delhi cũng thay thế vị trí của Bắc Kinh là nước tiếp nhận ODA của Nhật Bản nhiều nhất.
Theo hãng tin IANS, Thư ký báo chí của Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko, ông Sakutaro Tanino, nhấn mạnh quan hệ Nhật - Ấn và Nhật - Trung là "hoàn toàn khác biệt" và không nên liên hết hai sự việc với nhau.
Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đã đến thăm Ấn Độ từ ngày 30.11. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Nhật hoàng và Hoàng hậu đến Ấn Độ.
Theo ông Tanino, quan hệ Nhật - Ấn được đánh dấu bởi "thái độ nồng ấm mà mỗi bên dành cho nhau" và "không tồn tại những vấn đề cần giải quyết, không giống như với Trung Quốc... và cả hai (Nhật Bản và Ấn Độ) cũng không có những rắc rối hay tranh chấp lãnh thổ".
Nhật Bản đã tăng cấp vốn vay ODA cho Trung Quốc kể từ năm 1992, sau chuyến thăm của Nhật hoàng và Hoàng hậu tới Bắc Kinh. Tuy nhiên, kể từ đó khi hai bên xảy ra vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thì khoản vốn ODA này đã giảm dần.
"Bây giờ Ấn Độ là nước tiếp nhận ODA từ Nhật Bản lớn nhất, trước đó là Trung Quốc" - ông Tanino nói, viện dẫn dự án Delhi Metro là một điển hình của việc sử dụng ODA từ Nhật.
"Quan hệ với Trung Quốc đang căng thẳng và trở nên khó khăn vì các vấn đề lãnh thổ. Tuy nhiên quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ hoàn toàn là hai vấn đề khác nhau, không nên đặt cạnh nhau khi xem xét" - ông Tanino nói, đồng thời nhấn mạnh "chuyến thăm của hoàng gia không nên được xem là biện pháp đối trọng với quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc".
Theo hãng tin PTI, khi được hỏi về nhận định phản ứng của Trung Quốc qua chuyến công du của Nhật hoàng, ông Tanino cho biết đó là chuyện của Bắc Kinh.
Theo Một thế giới
Chiến tranh ủy thác Trung-Nhật có lợi cho Mỹ? Một cuộc chiến tranh ủy thác Trung-Nhật có thể ngăn chặn Trung Quốc trở thành cường quốc biển thách thức sự thống trị của Mỹ. Đó là nhận định của nhà phân tích người Nigeria, John Thomas Didymus , trong một bài báo viết cho trang mạng Allvoices có trụ sở tại San Francisco. Tập trận hải quân Mỹ-Nhật mang tên "Thanh kiếm...