An ninh khu vực là nội dung quan trọng tại Hội nghị cấp cao ASEAN 35
Một trong các vấn đề được học giả Nga quan tâm tại Hội nghị cấp cao ASEAN 35 là vấn đề an ninh tại Biển Đông.
Từ 30/10 đến 4/11, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị liên quan diễn ra tại Bangkok, Thái Lan. Nhân sự kiện này, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Liên bang Nga đã có cuộc phỏng vấn với các học giả Nga đánh giá về nội dung thảo luận các hội nghị. Một trong các vấn đề được học giả Nga quan tâm trong các sự kiện này là vấn đề an ninh tại Biển Đông.
Theo Luật sư Alexander Molotnikov, Trung tâm nghiên cứu pháp lý châu Á thuộc Khoa Luật của Đại học Tổng hợp quốc gia Moscow (MGU). Hiện nay, vấn đề Biển Đông không chỉ là câu chuyện của riêng Việt Nam với Trung Quốc, hay Philippines với Trung Quốc mà còn liên quan đến nhiều nước khác trong khu vực như Singapore, Indonesia, Malaysia, Brunei.
Luật sư Alexander Molotnikov, Trung tâm nghiên cứu pháp lý châu Á thuộc Khoa Luật của Đại học tổng hợp quốc gia Moscow.
Rõ ràng vấn đề Biển Đông hiện nay không hề đơn giản, thậm chí leo thang căng thẳng trong khu vực có thời điểm khá gay gắt như đã từng xảy ra trong năm 2016.
Video đang HOT
Ông Molotnikov cho rằng tình hình căng thẳng sẽ vẫn tiếp diễn nếu các bên không đưa ra được giải pháp chính trị cho vấn đề này. Thế giới sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do những căng thẳng, phức tạp của khu vực, bởi Biển Đông nằm trên tuyến hàng hải quốc tế quan trọng đối với toàn cầu.
Luật sư Molotnikov cũng cho rằng, vấn đề Biển Đông cần được đưa ra thảo luận không chỉ trong khuôn khổ của ASEAN, mà trên nhiều diễn đàn đa phương quốc tế với sự tham gia của các nước có chung lợi ích.
“Tất nhiên chúng ta phải hiểu rằng việc thảo luận vấn đề này nên được diễn ra với sự tham gia của nhiều nước khác, không chỉ các nước ASEAN mà tất cả các nước có lợi ích phát sinh ở đây. Vấn đề quan trọng nhất là các bên cần phải tiếp thu, lắng nghe quan điểm của nhau và cần giải quyết bằng biện pháp hoà bình và pháp lý”, ông Molotnikov nói.
Cùng quan điểm này, ông Vasily Kashin – Nghiên cứu viên cao cấp của Trường Kinh tế cao cấp Moscow cho rằng, mặc dù tình hình căng thẳng Biển Đông gần đây đã tạm lắng, nhưng vấn đề an ninh và ứng xử ở Biển Đông cần được thảo luận tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị liên quan đang diễn ra tại Bangkok, Thái Lan.
Ông Vasily Kashin – Nghiên cứu viên cao cấp của Trường Kinh tế cao cấp tại Moscow.
Ông nhấn mạnh, tranh chấp ở Biển Đông là vấn đề gây căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, đồng thời nhấn mạnh vai trò của luật pháp quốc tế trong giải quyết những căng thẳng này.
Ông Kashin nói: “Trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, luật pháp quốc tế được các bên thừa nhận đóng vai trò quyết định, thúc đẩy việc phát triển các quy tắc ứng xử mới trong khu vực”.
Việt Nam là thành viên tích cực của ASEAN trong việc đảm bảo an ninh khu vực này. Theo ông Ka-sin, hiện nay Việt Nam duy trì quan hệ cân bằng với tất cả các đối tác để đảm bảo lợi ích quốc gia của mình, đồng thời luôn ủng hộ giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình thông qua đối thoại đàm phán và tránh xung đột./.
Theo Anh Tú, Văn Thường/VOV-Moscow
Thủ tướng lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN và các Hội nghị liên quan
Tối 1/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đã rời Hà Nội, dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các Hội nghị liên quan từ ngày 2 - 4/11 tại Bangkok, Thái Lan theo lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Prayuth Chan-o-cha.
Tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân Trần Nguyệt Thu có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Nguyễn Quốc Dũng; Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh; Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc và Trợ lý Thủ tướng Chính phủ Bùi Huy Hùng.
Chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các Hội nghị liên quan của Thủ tướng Chính phủ nhằm góp phần thắt chặt và củng cố tinh thần đoàn kết ASEAN, phát huy vai trò trung tâm của Hiệp hội, mở rộng và làm sâu sắc quan hệ với các đối tác trong khu vực, kiến tạo môi trường thuận lợi cho phát triển bền vững của từng nước cũng như cả khu vực.
Chuyến thăm cũng nhằm nâng cao hình ảnh một đất nước Việt Nam tiếp tục đổi mới, tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm vào các nội dung hợp tác khu vực, từ đó bảo vệ hiệu quả các lợi ích của Việt Nam.
Đáng chú ý, tại Lễ bế mạc Hội nghị sẽ diễn ra Lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN từ Thái Lan sang Việt Nam.
Theo luân phiên, Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2020, năm bản lề trong triển khai kế hoạch hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN 2025 và cũng là dịp kỷ niệm tròn 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN.
Trước đó, từ tháng 8/2018, Việt Nam đã tiếp nhận vai trò điều phối quan hệ ASEAN-Nhật Bản và tháng 6/2019 vừa tổ chức thành công Diễn đàn ASEAN-Nhật Bản, Ngày ASEAN-Nhật Bản tại Hà Nội.
Hiện nay, Việt Nam đang tích cực trao đổi nội bộ cũng như tham vấn các nước ASEAN và các Đối tác để xây dựng chủ đề, các ưu tiên và sáng kiến cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020. Theo đó, chủ đề và các ưu tiên của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 sẽ bảo đảm nhất quán với các ưu tiên ASEAN trong giai đoạn hiện nay, đồng thời tiếp nối ưu tiên của các năm Chủ tịch trước đây, tập trung vào thúc đẩy gắn kết nội khối và khả năng thích ứng của ASEAN trước những biến động của thời cuộc.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Các nước ASEAN nhất trí cao với sáng kiến, đề xuất của Việt Nam Tại Hội nghị SOM rà soát công tác chuẩn bị Hội nghị Cấp cao ASEAN, các nước nhất trí cao với một số sáng kiến, đề xuất của Việt Nam nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác chính trị-an ninh ASEAN trong 2020. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM Việt Nam tại hội nghị. (Ảnh: Ngọc Quang-Hữu Kiên/TTXVN) Ngày...