Ăn những thực phẩm này trước khi đi ngủ chắc chắn gặp ác mộng đấy
Dưới đây là những thực phẩm khiến bạn gặp ác mộng, không thể ngủ ngon được.
1. Phô mai
Phô mai giàu calo và chất béo. Ăn phô mai trước khi đi ngủ có thể khiến bạn gặp ác mộng. Điều này là do cơ thể vẫn hoạt động ở tốc độ tối đa để tiêu hóa phô mai, làm xáo trộn giấc ngủ.
2. Kem
Ăn kem trước khi đi ngủ có thể khiến quá trình trao đổi chất thay đổi, từ đó làm tăng hoạt động của não. Bộ não rơi vào một chế độ xung đột không biết phải làm gì với năng lượng dư thừa, gây ra những cơn ác mộng.
3. Thực phẩm cay
Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng ăn thực phẩm cay trước khi ngủ có thể làm bạn ngủ không ngon. Vì thực phẩm cay làm tăng nhiệt độ cơ thể, thay đổi sự hình thành giấc mơ trong giai đoạn ngủ mơ. Thực phẩm cay thường gây ác mộng vì cơ thể phải hoạt động để tiêu hóa những thực phẩm này.
4. Rượu
Uống quá nhiều rượu, bia và đồ uống khác trước khi ngủ có thể khiến bạn khó ngủ. Theo một nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu tác động của rượu đối với giấc ngủ, người ta đã khẳng định rằng, mặc dù rượu là thuốc an thần, nhưng tác dụng này sẽ biến mất trong đêm. Do đó, rượu gây ra những cơn ác mộng “kinh khủng” hơn bình thường.
Video đang HOT
Uống cà phê, sữa chua và các thực phẩm khác chứa caffeine có thể khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể tăng mạnh và hoạt động của não tăng cao, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và gây ra ác mộng.
Theo một nghiên cứu, khoảng 31% những người tham gia nghiên cứu gặp ác mộng sau khi ăn thực phẩm chứa đường. Các nhà tâm lý học cũng chỉ ra rằng ăn thực phẩm chứa đường như bánh quy, bánh ngọt có thể gây ác mộng.
7. Sôcôla
Sau thực phẩm chứa đường và các sản phẩm từ sữa, sô cô la là một trong những nguyên nhân thường gây ra những cơn ác mộng. Sô cô chứa nhiều caffeine và đường. Do đó, ăn sô cô la trước khi ngủ khiến bạn khó ngủ sâu và gây ra ác mộng. Uống ca cao nóng cũng là một nguyên nhân chính gây ra những cơn ác mộng.
Ăn đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, khiến bạn khó ngủ. Theo một nghiên cứu, khoảng 12,5% các cơn ác mộng là do ăn khoai tây chiên.
9. Mỳ Ý
Thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì và mỳ Ý có thể gây ra ác mộng. Điều này là do thực phẩm giàu tinh bột chuyển đổi thành glucose trong cơ thể và do đó có tác dụng tương tự như thực phẩm chứa đường.
10. Đồ uống có gas
Hàm lượng caffeine và đường, cũng như các chất phụ gia có trong những đồ uống có gas là nguyên nhân gây ra những cơn ác mộng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tham gia uống đồ uống có gas vào ban ngày vẫn gặp ác mộng.
Ngọc Huyền
Theo Boldsky/emdep
Chúng ta đang nuốt lượng nhựa bằng một chiếc thẻ tín dụng mỗi tuần
Một nghiên cứu mới cho thấy chúng ta đang ăn trung bình 5g nhựa mỗi tuần, tương đương với một chiếc thẻ tín dụng.
Người dân trên toàn thế giới đang ăn lượng nhựa trung bình bằng một chiếc thẻ tín dụng mỗi tuần.
Ô nhiễm nhựa này xuất phát từ "vi nhựa" - những hạt nhựa có kích thước dưới 5mm - đang xâm nhập vào thực phẩm, nước uống và thậm chí cả không khí của chúng ta.
Trên thế giới, người dân đang ăn trung bình khoảng 2.000 hạt vi nhựa mỗi tuần, theo nghiên cứu của Đại học Newcastle, Úc.
Những hạt nhựa nhỏ này có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm sợi quần áo nhân tạo, các vi hạt được tìm thấy trong một số loại kem đánh răng hoặc những miếng nhựa lớn dần dần vỡ thành những mảnh nhỏ khi chúng bị vứt đi và tiếp xúc với các yếu tố.
Vi nhựa đã được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống hàng ngày, chẳng hạn như nước, bia, động vật có vỏ và muối, nhà nghiên cứu Kala Senathirajah nói.
"Rõ ràng vi nhựa là vấn đề toàn cầu. Ngay cả khi các nước dọn dẹp sân sau của họ, thì điều đó cũng không có nghĩa là họ sẽ an toàn vì những hạt [vi nhựa] này có thể xâm nhập từ các nguồn khác", bà nói.
Nguồn lớn nhất của việc ăn nhựa là từ nước uống, theo nghiên cứu tổng kết 52 nghiên cứu hiện có để ước tính lượng nhựa ăn vào trên toàn thế giới.
Nghiên cứu được Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (WWF) sử dụng cho báo cáo "Không có nhựa trong tự nhiên: Đánh giá việc ăn nhựa từ thiên nhiên đến con người".
Nghiên cứu thấy rằng một người trung bình tiêu thụ tới 1.769 hạt nhựa mỗi tuần chỉ riêng qua nước uống - đóng chai hoặc từ vòi. Nhưng có thể có sự khác biệt lớn giữa các khu vực. Báo cáo trích dẫn một nghiên cứu năm 2018 cho thấy lượng nhựa trong nước ở Mỹ và Ấn Độ gấp đôi so với nước máy ở châu Âu hoặc Indonesia.
Một nghiên cứu khác trong tháng này cho thấy người Mỹ ăn, uống và hít thở từ 74.000 đến 121.000 hạt vi nhựa mỗi năm và những người chỉ uống nước đóng chai thay vì nước máy có thể cộng thêm tới 90.000 hạt vi nhựa vào tổng số hàng năm của họ.
Động vật thân mềm có vỏ là nguồn lớn thứ hai, với một người trung bình ăn vào tới 182 microparticles - 0,5g - từ đây mỗi tuần. Báo cáo cho biết lý do là ví "động vật nhuyễn thể có vỏ được ăn toàn bộ, bao gồm cả hệ tiêu hóa của chúng, sau khi chúng sống ở những vùng biển bị ô nhiễm nhựa".
Mặc dù vi nhựa đã được phát hiện trong không khí, nghiên cứu cho biết việc hít phải chiếm một lượng không đáng kể "nhưng có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào môi trường."
Các nhà khoa học lưu ý rằng nghiên cứu của họ "xây dựng trên những bằng chứng hạn chế và có những hạn chế" - bao gồm "thiếu dữ liệu về những thông số quan trọng, chẳng hạn như phân bố trọng lượng và kích thước của vi nhựa trong môi trường tự nhiên."
Nguy cơ đối với sức khỏe là gì?
Ngày càng có nhiều lo ngại về các nguy cơ sức khỏe mà vi nhựa gây ra cho sức khỏe con người, nhưng tác động đầy đủ của ô nhiễm nhựa vẫn chưa rõ ràng.
GS. Richard Lampitt, thuộc Trung tâm Hải dương học Quốc gia của Vương quốc Anh, cho rằng rất khó để đánh giá ý nghĩa của tỷ lệ ăn vào mà không hiểu hết về các nguy cơ sức khỏe liên quan.
"Có sự không chắc chắn rất lớn về tác hại mà nhựa gây ra", ông nói.
"Nhựa không phải là một vật liệu đặc biệt có hại, tuy nhiên nó có khả năng gây hại đáng kể", Lampitt nói và cho biết cần phải nghiên cứu thêm về tác động của việc phơi nhiễm với nhựa trong thời gian dài.
Nhưng nếu vi nhựa được chứng minh là gây hại cho sức khỏe con người, sẽ rất khó để loại bỏ chúng khỏi môi trường.
Kavita Prakash-Mani, giám đốc bảo tồn toàn cầu của WWF International cho biết: "Chúng ta không thể loại bỏ nó. Do đó, chúng ta cần phải đối phó với ô nhiễm nhựa ngay từ đầu [và] ngăn chặn nó xâm nhập vào thiên nhiên ngay từ đầu", bà nói, nhấn mạnh rằng ưu tiên hàng đầu là giảm sản xuất nhựa.
Trên toàn cầu, hơn 330 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm và sản lượng nhựa toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp ba vào năm 2050.
Prakash-Mani cho biết một hiệp ước toàn cầu về nhựa và các mục tiêu cắt giảm từ các công ty và chính phủ là cần thiết để giải quyết vấn đề.
Cẩm Tú
Theo PF/Dân trí
Khoa học chứng minh: "siêu nước ép" cà chua giúp ngăn chặn ung thư, chống lão hoá tốt nhất Uống nước ép cà chua hàng ngày không chỉ giúp cải thiện sức khỏe, làm đẹp da, giảm trầm cảm, cải thiện thị lực, mà còn góp phần ngăn ngừa nhiều bệnh tật nguy hiểm như huyết áp, tim mạch, ung thư, loại bỏ cholesterol xấu. Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm rất giàu vitamin và chất...