Ăn nhiều thịt đỏ, uống nhiều rượu tăng nguy cơ ung thư đại tràng
Đây là cảnh báo vừa được các chuyên gia tại Đại học Utah (Mỹ) đưa ra sau khi điều nghiên 45 kết quả phân tích hoặc nghiên cứu có quy mô lớn.
Ảnh: Time Out
Cụ thể, các nhà nghiên cứu phát hiện thói quen uống nhiều rượu, bia đã làm tăng 58% nguy cơ mắc ung thư đại tràng (ruột già), trong khi ăn nhiều thịt đỏ làm tăng 13% nguy cơ mắc bệnh này. Tuy nhiên, thông tin tích cực là dung nạp hàm lượng cao canxi, chất xơ và sữa chua giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng với tỷ lệ lần lượt là 23%, 16% và 19%.
Dựa trên các phát hiện mới, đồng tác giả Nathorn Chaiyakunapruk khuyến nghị mọi người không nên dùng hơn 2 ly thức uống chứa cồn/ngày, hạn chế tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, đồng thời bổ sung các chế phẩm từ sữa vào chế độ ăn uống hằng ngày, cũng như tăng cường tiêu thụ chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt và rau quả.
2 cha con cùng bị ung thư đại tràng chỉ vì bữa cơm không có thịt thì không vui, bác sĩ thở dài: Họ đã ăn loại thịt này quá nhiều
Hóa ra hai cha con không có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại tràng, nhưng họ có thói quen ăn uống giống nhau từ lâu. Đó là bữa cơm mà không có thịt là không vui.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%. Ung thư đại tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh. Thế nhưng, đáng tiếc là có nhiều người không chú ý đến điều này để rồi dẫn đến mang bệnh vào người, hối hận cũng không kịp.
Chia sẻ trên Sohu, bác sĩ Fang Jian đã kể câu chuyện về trường hợp mắc ung thư của 2 cha con. Ngày 3/10, 2 cha con nhà này đến khám bệnh tại bệnh viện bởi cả 2 có triệu chứng đi phân lỏng liên tục và có máu trong nhiều tháng gần đây. Bác sĩ đề nghị hai cha con nên nội soi. Kết quả khám bệnh khiến mọi người có mặt đều bất ngờ, cả hai bố con đều được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại tràng, người bố đã ở giai đoạn giữa và cuối, con trai ở giai đoạn sớm.
Những trường hợp như vậy thường rất hiếm gặp. Các bác sĩ đánh giá dựa trên kinh nghiệm rằng có thể có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một là gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư ruột kết, hai là do thói quen ăn uống của họ. Sau khi hỏi cặn kẽ tiền sử bệnh của 2 bệnh nhân, cuối cùng bác sĩ cũng tìm ra câu trả lời, họ thở dài: Chỉ vì 2 người đã ăn loại thịt này quá nhiều!
Hóa ra hai cha con không có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại tràng, nhưng họ có thói quen ăn uống giống nhau từ lâu. Đó là bữa cơm mà không có thịt là không vui và cả hai rất thích ăn thịt đỏ như bò, cừu.
Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu) được xem là có liên quan mật thiết đến ung thư đại tràng. Ăn khoảng 160g/ngày hoặc chế độ ăn với thịt quá 5 lần/tuần sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gấp 3 lần. Dưới hình thức chiên, nướng, thịt xông khói, dăm bông, xúc xích, chất đạm sẽ làm tăng yếu tố sinh ung thư, còn mỡ sẽ bị chuyển hóa bởi vi khuẩn trong lòng ruột, làm tăng sản các tế bào biểu mô bất thường và phát triển thành ung thư.
Tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.
Vào năm 2018, một nghiên cứu của Anh được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế đã chia 32.147 phụ nữ Anh thành 4 nhóm theo thói quen ăn uống hàng ngày của họ: Ăn thịt đỏ, thịt gia cầm, cá và rau. Sau 17 năm theo dõi, kết quả cho thấy nhóm ăn thịt đỏ có nguy cơ mắc ung thư ruột kết cao hơn cả, trong khi nhóm ăn rau củ có nguy cơ thấp nhất.
Chưa dừng lại ở đó, một nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ cho thấy sau 20 năm theo dõi 88.000 phụ nữ, người ta thấy cứ 1.000 phụ nữ ăn nhiều thịt đỏ nhất thì có thêm 6,8 người mắc bệnh ung thư vú. Năm 2012, các nhà nghiên cứu Thụy Điển cũng đã nhắc nhở nếu ăn thịt chế biến sẵn có thể bị ung thư tuyến tụy, nếu ăn hơn 50g thịt chế biến mỗi ngày thì nguy cơ mắc bệnh ung thư sẽ tăng 19%.
Nói như vậy không có nghĩa là không ăn được thịt đỏ, điều cốt yếu là phải kiểm soát lượng thịt ăn vào
Trên thực tế, khi nói đến chuyện ăn thịt đỏ có nguy cơ ung thư cao hơn, bạn cũng không cần quá hoảng sợ, điều quan trọng là phải kiểm soát lượng thịt đỏ bạn ăn, đồng thời chú ý đến phương pháp nấu nướng và chế độ ăn uống hợp lý thì nguy cơ mắc ung thư vẫn rất thấp. Quỹ Ung thư Thế giới đã ban hành một báo cáo nghiên cứu ngay từ năm 2007, cho thấy mọi người không nên tiêu thụ quá 500g thịt mỗi tuần và hạn chế ăn thịt chế biến sẵn.
Ngoài ra, trong cách chế biến thịt đỏ, tốt nhất nên sử dụng thêm các món hấp, xào, ít sử dụng các món hun khói, ướp, rán, nướng. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều chất xơ có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Vì vậy tốt nhất nên ăn thịt đỏ cùng với các loại rau có chất xơ có trong rau có thể làm giảm nguy cơ sinh ung thư của thịt đỏ.
Ăn thịt đỏ một cách thích hợp có nhiều lợi ích, chẳng hạn như:
- Bổ sung sắt Sắt là nguyên tố không thể thiếu trong cơ thể con người và là một phần quan trọng của hemoglobin: Thịt đỏ rất giàu sắt và là thực phẩm tốt nhất để mọi người bổ sung sắt, đặc biệt là đối với bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt.
- Bổ sung protein chất lượng cao: Mỗi 100g thịt đỏ chứa khoảng 20g protein, những loại protein này được cơ thể con người hấp thụ dễ dàng và ít khi làm tăng gánh nặng cho thận nên chúng ta còn gọi là protein chất lượng cao.
- Bổ sung vitamin B12 và kẽm: Vitamin B12 hiếm khi được bổ sung trong thực phẩm chay, và cần được bổ sung qua thịt. Thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò và thịt cừu, là nguồn thực phẩm quan trọng cung cấp kẽm. Cứ 50g thịt đỏ tiêu thụ có thể đáp ứng nhu cầu kẽm cho cơ thể con người.
Tóm lại, thịt đỏ vẫn là thức ăn cần thiết cho sức khỏe của chúng ta nhưng chúng ta cần ăn đúng cách và đặc biệt chú ý kiểm soát số lượng. Nếu tiêu thụ quá mức trong thời gian dài có thể gây ra nhiều bệnh tật, thậm chí là ung thư ruột.
5 hướng dẫn chế độ ăn mới của Mỹ, phòng ngừa bệnh mãn tính Hướng dẫn chế độ ăn mới của Mỹ khuyến khích người dân tập trung hơn vào việc ăn uống lành mạnh trong suốt cuộc đời, linh hoạt trong cách ăn uống và cắt giảm lượng calo rỗng... Các khuyến nghị được đưa ra 5 năm một lần bởi Bộ Nông nghiệp và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, được...