Ăn nhiều sô-cô-la, dễ giật giải Nobel?
Một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mối liên hệ giữa vấn đề tiêu thụ sô-cô-la với lượng người đạt giải Nobel ở các nước. Điều đó có thể nói lên mối quan hệ nào đó giữa chất ngọt và hoạt động của não.
Nghiên cứu thú vị này vừa được đăng trên tạp chí y học nổi tiếng New England.
Tác giả của nghiên cứu, TS. Franz Messerli ở Bệnh viện St. Luke’s-Roosevelt và ĐH Columbia ở New York (Mỹ), viết rằng có bằng chứng cho thấy flavanol (chất chống oxy hóa) trong trà xanh, rượu đỏ và sô-cô-la có thể giúp làm chậm hay chậm chí đảo ngược quá trình lão hóa do tuổi tác.
Khi khảo sát lượng tiêu thụ sô-cô-la liên quan tới số lượng giải Nobel ở mỗi nước từ dữ liệu của các nhà sản xuất sô-cô-la lớn, thống kê ở 23 quốc gia, TS. Messerli phát hiện ra “mối tương quan rõ ràng đáng ngạc nhiên”.
Công nhân đóng gói sô-cô-la tại xưởng sản xuất của hãng Kraft Jacobs Suchard AG ở Bern, Thụy Sĩ
Thụy Sĩ là nước tiêu thụ sô-cô-la nhiều nhất và có số người đạt giải Nobel nhiều nhất. Mỹ ở nhóm giữa, cùng với Hà Lan, Ireland, Pháp, Bỉ và Đức. Nhóm cuối cùng là Trung Quốc, Nhật Bản và Brazil. Nghiên cứu chỉ tính số lượng giải Nobel đến năm ngoái.
Điều thú vị là, Thụy Điển lẽ ra chỉ giành được 14 giải Nobel xét theo mối tương quan với lượng sô-cô-la tiêu thụ, nhưng nước này đã giật tới 32 giải. Messerli đoán rằng ban chấm giải Nobel có trụ sở ở Thụy Điển đã “thiên vị” người nước này – hoặc người Thụy Điển cực kỳ nhạy cảm với tác động của sô-cô-la đối với khả năng nhận thức.
Video đang HOT
Messerli thừa nhận rằng có khả năng sô-cô-la không giúp mọi người thông minh, nhưng những người thông minh, có triển vọng đạt giải Nobel lại hiểu rõ về tác dụng của sô-cô-la, nên họ ăn nhiều hơn.
Sven Lidin, chủ tịch hội đồng giải Nobel hóa học, chưa đọc nghiên cứu, nhưng ông bật cười khi được hỏi ý kiến về nghiên cứu này.
“Tôi không nghĩ giữa sô-cô-la và Nobel có mối quan hệ nguyên nhân hệ quả nào. Điều đầu tiên tôi muốn biết là lượng sô-cô-la tiêu thụ liên quan gì đến tổng sản phẩm quốc nội”, ông Lidin nói.
Messerli cũng tính toán ra rằng “liều” sô-cô-la cần thiết để tạo ra một chủ nhân của giải Nobel là gần 4 lạng/người/năm, tương đương 9 thỏi sô-cô-la Hershey. Messerli cho biết mình ăn sô-cô-la hằng ngày, chủ yếu là loại Lindt đen.
Theo 24h
Những con số thú vị về giải Nobel
Ai là người đoạt giải Nobel cao tuổi nhất và trẻ tuổi nhất? Có bao nhiêu phụ nữ đoạt giải Nobel? Dưới đây là một số câu trả lời dựa trên số liệu của Ủy ban Nobel.
Theo Ủy ban Nobel, người đoạt giải Nobel cao tuổi nhất là Giáo sư Leonid Hurwicz, một người Mỹ gốc Nga thắng giải Nobel Kinh tế vào năm 2007 ở tuổi 90 và qua đời vào tháng 6.2008.
Giáo sư Leonid Hurwicz - Ảnh: AFP
Nhà thần kinh học người Ý Rita Levi-Montalcin, đoạt giải Nobel Hóa học năm 1986 là người thắng giải Nobel cao tuổi nhất và vẫn còn sống. Bà vừa tổ chức sinh nhật lần 103 vào ngày 22.4.2012.
Nhà thần kinh học người Ý Rita Levi-Montalcin (103 tuổi) - Ảnh: AFP
Vào năm 2007, tác giả người Anh Doris Lessing đoạt giả Nobel Văn học ở tuổi 87. Bà Lessing cho rằng giải Nobel là "một thảm họa" vì khiến bà không còn thời gian để viết sách.
Nhà văn Doris Lessing - Ảnh: AFP
Người trẻ nhất đoạt giải Nobel là Lawrence Bragg (1890-1971), một nhà khoa học người Anh đoạt giải Nobel Vật lý vào năm 1915, khi mới 25 tuổi.
Kể từ năm 1901, khi giải thưởng Nobel đầu tiên được công bố, đến nay đã có 44 phụ nữ (Marie Curie 2 lần) và 786 người đàn ông đoạt giải.
Học để giao lưu với người đoạt giải Nobel
Các học sinh tại một trường trung học ở Stockholm (Thụy Điển), đang tham dự một lớp học về giải Nobel để có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với một người đoạt giả Nobel vào tháng 12 tới.
Một giờ học về giải thưởng Nobel tại Trường Rinkeby - Ảnh: AFP
Kể từ năm 1992, các học sinh ở Trường trung học Rinkeby (Thụy Điển) có một học kỳ được học về giải thưởng Nobel hằng năm.
Đến cuối khóa học, các học sinh này sẽ được đến gặp gỡ, giao lưu với một trong những người đạt giải Nobel (thường là giải Nobel Văn học).
Theo AFP, lớp 8A tại Trường Rinkeby, bao gồm 20 học sinh (14 tuổi), đã được chọn để tham gia khóa học về giải Nobel nhờ vào thành tích học tập tốt của những học sinh này.
"Các học sinh được chọn để tham gia chương trình này sẽ giúp chúng có thêm kiến thức mới thông qua các tác phẩm của những người đoạt giải Nobel và tăng cường kỹ năng ngôn ngữ", giáo viên dạy tiếng Thụy Điển tại trường, cô Nina Halmkrona cho biết.
Ủy ban Nobel "phải suy nghĩ về điều kiện sống và làm việc trước khi trao giải thưởng cho bất kỳ cá nhân nào, để giải được trao cho người xứng đáng nhất", AFP dẫn lời Denya, một nữ sinh lớp 8A.
Một học sinh lớp 8A khác có tên Abdulahi cho biết giải Nobel không nên trao cho những người trẻ vì họ có cả một tương lai phía trước để học tập, nghiên cứu và đoạt giải thưởng sau này.
Theo TNO
Nobel hóa học 2012 thuộc về người Mỹ Giải Nobel hóa học 2012 đã được trao cho hai nhà khoa học người Mỹ vì công trình nghiên cứu của họ về thụ thể bắt cặp với protein G (GPCR). Chủ nhân giải Nobel hóa học năm nay là hai nhà khoa học người Mỹ, Robert Lefkowitz thuộc Viện Y học Howard Hughes và Đại học Duke, Bắc Carolina và Brian Kobilka,...