Ăn nhiều rau rất tốt nhưng có 4 loại rau khi mang thai nên hạn chế ăn
Mặc dù chúng có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng một số thành phần trong những loại rau này có thể ảnh hưởng, thậm chí đe dọa đến sự phát triển của thai nhi.
Như chúng ta đã biết, ăn nhiều rau rất tốt cho cơ thể. Mỗi loại rau có giá trị dinh dưỡng khác nhau và có thể bổ sung những chất dinh dưỡng khác nhau cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai cần phải hạn chế ăn một số loại rau sau đây:
1. Rau bina
Mặc dù giá trị dinh dưỡng của rau bina rất cao, nhưng nó chứa rất nhiều axit oxalic không tốt bà bầu (Ảnh minh họa).
Phụ nữ sau khi mang thai nên hạn chế ăn rau bina, mặc dù giá trị dinh dưỡng của rau bina rất cao, nhưng nó chứa rất nhiều axit oxalic. Sau khi ăn rau bina, axit oxalic sẽ phản ứng với canxi trong cơ thể bà bầu để tạo thành canxi oxalate không hòa tan trong dịch dạ dày. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể người mẹ khi mang thai, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu canxi. Nhu cầu canxi ở bà mẹ mang thai và thai nhi tương đối cao và thiếu canxi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.
2. Cà tím
Cà tím là một loại rau có tính lạnh, ăn quá nhiều không tốt cho dạ dày bà bầu (Ảnh minh họa).
Cà tím là một loại rau củ rất ngon. Nhiều người thích ăn cà tím xào tỏi, nhưng đối với phụ nữ đang mang thai không thích hợp để ăn nhiều cà tím vì cà tím là một loại rau có tính lạnh, ăn quá nhiều không tốt cho dạ dày bà bầu.
Cà tím lợi tiểu và kích thích kinh nguyệt khi ăn nó hàng ngày, vì thế cà tím không phải là sự lựa chọn hợp lý đối với phụ nữ mang thai, bởi cà tím có thể gây sẩy thai. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên tránh ăn cà tím còn vì nó có tính axit không có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
3. Rau sam
Video đang HOT
Rau sam kích thích mạnh và gia tăng tần suất co bóp ở tử cung, từ đó làm tăng nguy cơ sảy thai (Ảnh minh họa).
Rau sam cũng là một loại rau phụ nữ mang thai nên hạn chế. Trước hết, bản chất của rau sam là lạnh và nó không tốt cho cơ thể bà bầu. Thứ hai, rau sam kích thích mạnh làm tăng tần suất co bóp ở tử cung khiến tăng nguy cơ sảy thai.
4. Mướp đắng
Mướp đắng là là loại rau các bà bầu không nên ăn nhiều (Ảnh minh họa).
Nguyên nhân đầu tiên là do mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo, không phù hợp với chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Thêm vào đó, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine – một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những bà bầu nhạy cảm.
Một nguyên nhân nữa mà các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn ăn mướp đắng là vì mướp đắng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non.
Chế độ ăn uống khimang thai rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Ăn rau quả là một điều tốt, nhưng để thai nhi phát triển khỏe mạnh, các loại rau nói trên cần được đưa vào thực đơn một cách khoa học, tránh lạm dụng.
Ngoài ra, rau phải được rửa sạch triệt để, một số loại như khoai tây mọc mầm thì không nên ăn, hoặc một số loại đậu, đặc biệt là đậu cove nhất định phải được nấu chín, nếu không thì một số độc tố khi đi vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Nguồn: Sohu
Theo Helino
Sinh thường ngôi mông - Thách thức nguy hiểm cho cả mẹ bầu và bác sĩ sản khoa và đây là hình ảnh thực tế nhất
Tuy sinh thường ngôi mông khá hiếm gặp nhưng nguy hiểm nó gây ra cho mẹ và bé lúc sinh nở thì không lường trước được.
Thai nhi thường xoay người và lăn lộn rất nhiều khi còn trong bụng mẹ, nhưng khi một vài tuần trước ngày sinh chúng sẽ chuyển sang tư thế chúc đầu xuống. Thế nhưng cũng có những trường hợp mà mông hoặc chân sẽ ra trước, đây được gọi là sinh thường ngôi ngược hoặc ngôi mông. Tỷ lệ sinh thường ngôi ngược khá thấp, xảy ra với tỉ lệ 1 trên 25 trường hợp mang thai.
Nguyên nhân gây ra tình trạng sinh thường ngôi mông:
Hình ảnh một số dạng ngôi mông mẹ bầu có thể gặp phải
Hiện vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này nhưng theo như Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ thì có thể là do các lý do sau:
- Nếu các mẹ đã từng sinh thường ngôi mông trước đó.
- Nếu mang thai nhiều lần.
- Nếu các mẹ có tiền sử sinh non.
- Nếu tử cung chứa quá ít hoặc quá nhiều nước ối.
- Nếu tử cung có hình dạng bất thường hoặc gặp các vấn đề khác như u xơ.
Hình ảnh mô phỏng 1 ca sinh thường ngôi mông trông sẽ như thế nào.
Thai nhi bị sinh ngược tư thế này rất dễ gặp các rủi ro đến tính mạng.
Cách bác sĩ đỡ đẻ cho 1 em bé sinh ngôi mông.
Biến chứng và rủi ro có thể gặp khi sinh ngôi mông:
Vài tuần trước khi sinh các bác sĩ sẽ đặt tay lên vùng bụng để xác định đầu, chân và tay của em bé, ngoài ra bạn sẽ được siêu âm thêm nếu bác sĩ nghi ngờ em bé trong bụng đang nằm ngồi ngược.
Do đầu là bộ phận cuối cùng của bé được lôi ra ngoài nên điều này có thể gây ra những nguy hiểm như khiến thai nhi nghẹt thở, các mẹ khi sinh cũng bị đuối sức hơn. Trong một số trường hợp bác sĩ thậm chí còn phải dùng kẹp để can thiệp.
Một nguy hiểm khác có thể xảy đến đó là sa dây rốn trong khi sinh khiến quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho bé sẽ bị ngưng trệ. Các bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim của bé trong suốt quá trình chuyển dạ, nếu có dấu hiệu nguy hiểm, sản phụ sẽ được chỉ định mổ ngay lập tức.
Biện pháp phòng ngừa thai ngôi mông:
Phương pháp xoay thai:
Xoay thai là phương pháp phổ biến nhưng tỉ lệ thành công không cao.
Đây là một phương pháp không cần phẫu thuật để dịch chuyển tư thế của 1 thai nhi ngôi ngược trong tử cung. Hầu hết các bác sĩ đề nghị sử dụng kỹ thuật này trong khoảng từ tuần thứ 36 đến tuần thứ 38 của thai kỳ. Trong quá trình thực hiện, bạn sẽ được sử dụng thuốc để giúp tử cung thư giãn, đồng thời bác sĩ cũng có thể siêu âm để xác định vị trí của nhau thai, của em bé và đo lượng nước ối.
Bác sĩ sẽ cố gắng nhẹ nhàng đẩy bụng dưới của bạn để vị trí của em bé thay đổi và chúc đầu xuống. Trong suốt quá trình này, bác sĩ theo dõi chặt chẽ nhịp tim của thai nhi, nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra thì sẽ ngay lập tức dừng lại. Tỷ lệ thành công của phương pháp này là hơn 50%, càng sát ngày sinh thì sẽ càng khó thực hiện.
Kỹ thuật tự nhiên:
Để áp dụng phương pháp này các mẹ bầu hãy nằm ngửa, sử dụng những chiếc gối lớn, chắc chắn để nâng hông lên khỏi sàn nhà. Làm 3 lần mỗi ngày trong 10 đến 15 phút. Bạn có thể thực hiện kỹ thuật này khi em bé đang chuyển động và khi bụng đói. Trong khi thực hiện kỹ thuật này, hãy tập trung vào em bé và tránh làm căng cơ thể.
Nguồn: Health
Theo Helino
Bé gái 13 tuổi nhập viện vì bị "táo bón kinh niên", bác sĩ sốc nặng khi phát hiện thứ này trong bụng cô bé, lập tức gọi cảnh sát Sau khi kiểm tra bác sĩ phát hiện ra sự thật gây sốc rằng bé gái không hề bị táo bón mà đã mang thai 14 tuần. Theo thông tin từ tờ Metro, sáng ngày 24 tháng 5, bé gái 13 tuổi (giấu tên) được một cụ ông 70 tuổi tên Renaud Jerome đưa đến Trung tâm y tế North Broward ở bãi...