Ăn nhiều đồ chiên rán khiến người Việt ngày càng béo phì
Uớc tính 7 triệu người Việt Nam bị béo phì và đang có xu hướng gia tăng. Trong khi 28 năm trước, chỉ 0,4% người thành phố thừa cân và hầu như không gặp ở nông thôn.
Thông tin được tiến sĩ Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Dinh dưỡng quốc gia đưa ra tại hội nghị khoa học về dinh dưỡng và thực phẩm diễn ra tại Hà Nội ngày 19/12. “Đây là một trong những thách thức của công tác dinh dưỡng trong giai đoạn tới. Đặc biệt tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ gia tăng nhanh ở cả thành thị và nông thôn. Tỷ lệ này chung cho cả nước là 5,6%; trong khi mức ở thành thị là 6,5%, còn ở nông thôn là khoảng 4%”, tiến sĩ Tuyên nói.
Tiêu thụ nhiều thức ăn giàu năng lượng như bánh chuối rán, gà rán…, nhưng ít vận động khiến nhiều người có nguy cơ bị thừa cân, béo phì. Ảnh: Khánh Hòa.
Thực trạng này ở người trưởng thành 20-74 tuổi cũng ở mức cao. Nếu tính chỉ số khối cơ thể BMI từ 23 trở lên thì tỷ lệ thừa cân béo phì trên toàn quốc là 26%, riêng thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM lên đến 40%. Có khoảng 40-50% người bị mỡ máu cao, nền tảng của các bệnh lý tim mạch, xơ vữa động mạch, cao huyết áp…
Tiến sĩ Tuyên cho biết, căn nguyên của tình trạng này là chế độ ăn quá dư thừa năng lượng, nhiều chất béo, bột đường, đạm và lối sống ít vận động. Trong thời gian qua, cơ cấu sinh năng lượng trong khẩu phần ăn người Việt có sự thay đổi rõ rệt. Mức ăn thịt tăng lên rất nhanh, từ 11 g bình quân đầu người một ngày vào thập kỷ 1980 lên 84 g như hiện nay. Bên cạnh đó rau xanh, quả chín có tăng lên nhưng rau xanh tăng không được như kỳ vọng.
“Nếu nhìn vào khẩu phần ăn của người Nhật trong 40 năm qua thì có thể thấy lượng lipid ăn vào hầu như không thay đổi. Cá và hải sản tiêu thụ cao hơn thịt rất nhiều, gạo ăn giảm đi, rau ở mức rất cao. Điều này có một phần ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong của Nhật Bản, trong số các nguyên nhân gây tử vong thì tim mạch không phải là căn nguyên hàng đầu như ở Việt Nam”, tiến sĩ Tuyên nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng cho biết, mức tiêu thụ rau hằng ngày của người Việt thấp, chỉ khoảng 200 g trong khi nhu cầu người trưởng thành ít nhất phải là 300 g. Những thức ăn giàu năng lượng như: gà rán, thịt rán, bánh rán chuối… lại được tiêu thụ nhiều. Một chiếc bánh chuối rán cung cấp ít nhất 150-200 kcal năng lượng. Tuy nhiên, phải đi bộ 1-1,5 giờ mới tiêu thụ hết lượng kcal này.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, lối sống tĩnh tại cũng làm tăng nguy cơ bị béo phì. Người lớn làm việc văn phòng ngồi nhiều, ít thời gian luyện tập thể thao, không đi bộ, đi xe đạp nhiều như trước… Trong khi đó, trẻ nhỏ không chạy nhảy vận động như xưa mà ngồi đọc truyện, chơi máy tính… Hậu quả của tình trạng thừa cân béo phì rất nguy hiểm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng như: tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, một số bệnh ung thư…, tiến sĩ Lâm cho biết.
Bên cạnh thừa cân, béo phì thì vẫn còn tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi.Theo tiến sĩ Lê Danh Tuyên, tình trạng dinh dưỡng này ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khi 3 tuổi trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi thì khi lớn trẻ không thể đạt được chiều cao như có thể. Nếu bé không bị suy dinh dưỡng thấp còi thì chiều cao khi trưởng thành có thể đạt được là 1,7 m, nhưng nếu bị thấp còi thì cao nhất cũng chỉ là 1,58 cm.
“Trẻ sinh ra nhỏ bé thì mãi sau này lớn lên cũng trở thành người nhỏ bé và không thể sửa chữa được khuyết điểm của suy dinh dưỡng thấp còi. Việc chăm tốt cho trẻ từ khi thụ thai đến 2 tuổi đóng vai trò rất quan trọng. Suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì đang đan xen nhau, là cửa ngõ của nhiều bệnh mãn tính”, tiến sĩ Tuyên khuyến cáo.
Theo VNE
Lý do chị em cũng không nên ăn nhiều rau răm
Phụ nữ có thai, người máu nóng, ốm gầy và phụ nữ khi đang hành kinh cũng không được ăn nhiều rau răm.
Cây rau răm (tên khoa học Persicaria odorata, đồng nghĩa: Polygonum odoratum, thuộc họ Thân đốt hay họ Rau răm - Polygonaceae). Là loại gia vị rất quen thuộc ở các nước nhiệt đới ẩm ở khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Lào và Camphuchia.
Rau răm không chịu được hạn, ưa khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới vì rau răm thích ẩm, chịu nóng và có thể sống trong môi trường ngập nước. Rau dễ trồng đến mức tồn tại gần như hoang dại, bởi có khả năng mọc chồi gốc và chồi thân khỏe, ra hoa kết quả hằng năm trên những cây không bị cắt hay hái ngọn thường xuyên.
Cành và lá rau răm vừa là rau quen, vừa là dược liệu quý. Loại rau răm tươi, thân đỏ hơi ngả tím thường được dùng làm thuốc để trị bệnh.
Là loại cây thảo mọc hằng năm, có tuyến nhiều hay ít. Thân mọc trườn ở gốc và đâm rễ ở các mấu, rồi đứng lên cao 30 - 35cm. Lá mọc so le, hình bầu dục ngọn giáo, nhọn hay to ở chóp, cuống rất ngắn, mép lá và gân chính phủ đầy những lông nhọn khá dài; bẹ chìa ngắn ôm lấy thân, có nhiều gân song song mà phần lớn kéo dài ra thành những sợi dài.
Hoa họp thành bông dài, hẹp, mảnh, đơn độc hay xếp từng đôi hoặc thành từng chùm ít phân nhánh. Bộ phận dùng làm thuốc gồm cành và lá (Ramulus et Folium Polygoni Odorati), là loại thuốc quý được biết đến từ xa xưa.
Thành phần hoá học: Lá có tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm mát dễ chịu.
Đông y cho rằng, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Nhờ có vị cay tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tỳ vị.
Tuy nhiên, cần lưu ý mỗi khi sử dụng rau răm mặc dù nó không độc, nhưng nếu dùng rau răm thường xuyên, với lượng rau răm nhiều sẽ làm giảm tình dục, giảm ham muốn cả đàn ông lẫn đàn bà, kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi, phụ nữ có thể trở nên vô kinh (mất chu kỳ kinh nguyệt).
Do vậy, người tu hành thường sử dụng rau răm để tránh những cơn bốc dương, an tâm tu hành cho đắc đạo là chuyện có thật diễn ra từ lâu trong đời sống nhà chùa.
Trong dân gian người ta còn dùng rau răm để gây sảy thai (trường hợp chậm kinh trên dưới 1 tuần tức 5 - 9 ngày, đạt tỷ lệ tới 60 - 80%): Dùng rau răm tươi 500g, loại thân đỏ hơi ngả sang màu tím (rau răm thân xanh trắng không có tác dụng gây sảy thai).
Chỉ lấy thân và lá non, bỏ rễ và lá già, rửa sạch, để ráo nước. Giã, ép nát, vắt lấy nước cốt được khoảng 250ml (1 xị). Uống một lần duy nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu có kết quả thì ngay trong đêm đó hoặc sáng hôm sau, phôi thai tự trục ra ngoài.
Bởi vậy khi có thai không được ăn nhiều rau răm. Những người máu nóng, ốm gầy và phụ nữ khi đang hành kinh cũng không được dùng rau răm.
Theo VNE
Những thực phẩm ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai Chế độ ăn uống cũng được coi là một nguyên nhân góp phần làm tăng hoặc giảm khả năng thụ thai của cả người phụ nữ và đàn ông. Em mới kết hôn được hơn 1 tháng và muốn có em bé ngay, vì vậy, em mong bác sĩ tư vấn giúp em. Trước khi kết hôn khoảng 5 tháng, vợ chồng em...