Ăn nhầm lá ngón trộn lẫn trong rau rừng

Theo dõi VGT trên

Sau khi ăn trưa với rau rừng được người quen hái khoảng 15 phút thì cả hai chị em hoa mắt, chóng mặt, ảo giác, sụp mi, liệt cơ hàm dưới, không nói được

Nguy kịch vì ăn nhầm lá ngón

Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận cùng lúc 2 trường hợp ngộ độc lá ngón trong tình trạng nguy kịch.

Trước đó, hai chị em N.T.T và N.T.B.T (trú tại Cẩm Khê, Phú Thọ) sau khi ăn trưa với rau rừng (được người quen hái) khoảng 15 phút thì bị hoa mắt, chóng mặt, ảo giác, sụp mi, liệt cơ hàm dưới, không nói được, sau đó co giật. Ngay sau đó, hai chị em được đưa đến Trung tâm Y tế huyện sơ cứu, rửa dạ dày và nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Ăn nhầm lá ngón trộn lẫn trong rau rừng - Hình 1

Hai nạn nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch do ngộ độc lá ngón.

Tại đây, cả 2 người bệnh nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, nhịp tim và huyết áp tăng, co giật. Qua ghi nhận từ tuyến huyện có lá ngón trong dịch rửa dạ dày, các bác sĩ nhận định đây là một trường hợp ngộ độc lá ngón.

Ngay lập tức, người bệnh được duy trì thở máy qua ống nội khí quản, kiểm soát hô hấp, tim mạch, dùng thuốc chống co giật, dùng than hoạt giải độc qua sonde dạ dày. Sau hơn 1 ngày hồi sức tích cực, người bệnh được rút ống nội khí quản, thở oxy dòng cao.

Sau 6 ngày điều trị, hiện tại sức khỏe của cả hai người bệnh đã ổn định và được xuất viện.

Dấu hiệu ngộ độc lá ngón

Theo các bác sĩ, lá ngón là loại cây có độc tính cao, thường mọc tự nhiên ở vùng núi các tỉnh miền núi phía Bắc. Không chỉ có lá ngón, các ca ngộ độc do sử dụng các loại rau rừng, nấm rừng cũng đã từng xảy ra. Do đó, khi đi hái nấm hoặc rau rừng, người dân cần nắm rõ cách phân biệt các loại rau, các loại nấm để tránh nhầm lẫn dẫn đến những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ăn nhầm lá ngón trộn lẫn trong rau rừng - Hình 2

Video đang HOT

Lá ngón được lấy ra trong dạ dày bệnh nhân.

Ngộ độc lá ngón xuất hiện nhanh, nặng và dễ tử vong với những biểu hiện mức độ tăng dần:

- Đau bụng, buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi, da lạnh, vã mồ hôi, yếu cơ, nặng có thể liệt hoàn toàn. Giãn đồng tử dẫn đến nhạy cảm với ánh sáng, chói mắt, sụp mi và liệt cơ hàm dưới dẫn đến rơi hàm dưới không khép được vào miệng.

- Thở yếu, thở chậm dẫn đến suy hô hấp; nhịp tim chậm, huyết áp tụt có thể dẫn đến ngừng tim; tăng phản xạ gân xương, co giật.

- Nạn nhân tử vong có nguyên nhân do liệt cơ, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Nếu không được phát hiện và xử lí kịp thời, nạn nhân có thể tử vong rất nhanh trong vòng 1 – 6 giờ đầu.

Ăn nhầm lá ngón trộn lẫn trong rau rừng - Hình 3

Bệnh nhân hồi phục sau khi được điều trị.

Xử trí ngộ độc lá ngón như thế nào?

Việc xử trí cấp cứu ngộ độc lá ngón đòi hỏi kịp thời, khẩn trương, tích cực, trong đó quan trọng là xử trí loạn nhịp tim, kiểm soát hô hấp tốt và cắt cơn co giật.

Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo phương pháp xử trí ban đầu cho người bị ngộ độc lá ngón là vô cùng quan trọng. Khi phát hiện người bị ngộ độc lá ngón, phải nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng các biện pháp như:

- Uống đầy nước để móc họng gây nôn (đối với nạn nhân còn tỉnh)

- Nhanh chóng chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để rửa dạ dày, dùng than hoạt, truyền dịch để loại bỏ và ngăn cản hấp thu độc chất

- Sau đó chuyển đến các bệnh viện chuyên khoa có đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu giải độc, ngăn cản hấp thu độc chất bằng cách rửa dạ dày, điều trị tích cực để tránh những biến chứng muộn nặng nề, nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến tử vong.

Chuyên gia y tế khuyên về mức dùng muối

Tờ The New York Times dẫn lời một số chuyên gia y tế giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc tiêu thụ muối.

Nếu không có muối, dây thần kinh không hoạt động và cơ bắp không co lại. Nhưng hiện nay hầu hết mọi người đang dùng muối quá mức làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp hoặc bệnh tim. Chẳng hạn tại Mỹ, khoảng 95% nam giới và 77% phụ nữ tiêu thụ hơn mức khuyến nghị 2.300mg mỗi ngày.

Vài chục năm qua, giới nghiên cứu vẫn chưa thể thống nhất lượng muối bao nhiêu là quá mức, không phải ai cũng đồng ý với mức khuyến nghị mà Mỹ đặt ra. Tuy nhiên vài nghiên cứu gần đây đã giúp làm sáng tỏ một số vấn đề còn mơ hồ.

Chuyên gia y tế khuyên về mức dùng muối - Hình 1

Muối ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe?

Giáo sư y tế công Cheryl Anderson (Đại học California, Mỹ) cho biết các nghiên cứu trong nửa thế kỷ qua đều chỉ ra tiêu thụ càng nhiều muối huyết áp càng tăng.

Chẳng hạn trong một đánh giá năm 2021 về 85 thử nghiệm lâm sàng với huyết áp của những người tiêu thụ từ 400 - 7.600mg muối/ngày, đội ngũ nghiên cứu ghi nhận huyết áp tăng theo lượng muối tiêu thụ. Tình trạng nghiêm trọng nhất ở trường hợp đã bị huyết áp cao từ trước.

Theo giáo sư Anderson, kiểm soát tốt huyết áp là một trong những điều quan trọng nhất có thể làm để giảm nguy cơ nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ. Giới chuyên gia cũng lưu ý rằng trong số vấn đề liên quan đến chế độ ăn uống, tiêu thụ muối là có hại nhất. Ước tính tiêu thụ muối quá mức gây ra gần 2 triệu ca tử vong mỗi năm.

Bao nhiêu muối là quá mức?

Mỹ khuyến nghị không nên tiêu thụ quá 2.300mg - tương đương một thìa cà phê - mỗi ngày. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hiệp hội Tăng huyết áp quốc tế (ISH) đặt ra mức thấp hơn: 2.000mg mỗi ngày.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ nói rằng mặc dù 2.300mg là mục tiêu tốt, nhưng lý tưởng hơn nên tránh vượt quá 1.500mg, đặc biệt nếu bị huyết áp cao.

Theo giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học Frank Hu (Trường Y tế công TH.Chan thuộc Đại học Harvard), loạt khuyến nghị này dựa trên các bằng chứng tốt nhất hiện có về huyết áp cao và bệnh tim.

Nhưng không phải ai cũng đồng ý. Trong 10 năm qua có vài nghiên cứu chỉ ra chỉ trường hợp tiêu thụ từ 5.000mg mỗi ngày trở lên mới dễ mắc bệnh tim và tử vong hơn, như vậy khuyến nghị hiện hành quá nghiêm khắc.

Giáo sư y học thần kinh Martin O'Donnell (Đại học Galway) cho biết thử nghiệm dinh dưỡng quy mô lớn khó thực hiện hơn thử nghiệm thuốc, đặc biệt khi xem xét nguy cơ sức khỏe lâu dài, chẳng hạn đau tim hay đột quỵ. Các nhà khoa học dinh dưỡng thường chỉ có thể dùng mô hình chỉ ra mối liên hệ giữa thói quen ăn uống nhất định với sức khỏe, dẫn đến kết quả nghiên cứu khác nhau.

Tuy nhiên theo ông O'Donnell, bằng chứng ủng hộ ý kiến giảm lượng muối tiêu thụ về mức khuyến nghị hiện hành khá mạnh mẽ. Ông Hu cũng kêu gọi nên thực hiện ngay bây giờ thay vì chờ thêm bằng chứng mới.

Giảm lượng muối tiêu thụ

Bác sĩ tim mạch Deepak K.Gupta (Trung tâm Y tế, Đại học Vanderbilt) khuyên rằng giảm lượng muối tiêu thụ sẽ giúp hạ huyết áp. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn ít muối kéo giảm huyết áp tương đương dùng thuốc.

Giáo sư y học tim mạch Alta Schutte (Viện Y tế toàn cầu George) lưu ý không nên đến lúc bị huyết áp cao mới nghĩ đến giảm lượng muối tiêu thụ. Bà cho biết muối dư thừa trong thời gian dài sẽ phá hủy mạch máu, cuối cùng làm tăng huyết áp.

Một số thử nghiệm gần đây ghi nhận người trưởng thành huyết áp bình thường cắt giảm tiêu thụ muối sẽ ít bị huyết áp cao hơn người không cắt giảm. Ông Hu nhắc nhở: "Phòng bệnh chắc chắn tốt hơn chữa bệnh".

Cũng theo bà Schutte, bổ sung đủ kali quan trọng không kéo theo sự cắt giảm lượng muối tiêu thụ. Kali góp phần giảm nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim, một phần nhờ chất này giúp thận loại bỏ natri dư thừa ra khỏi máu.

Tuy nhiên trường hợp mắc bệnh thận hoặc đang đang dùng một số loại thuốc chẳng hạn như thuốc lợi tiểu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung kali. Còn người có lượng natri trong máu thấp không nên áp dụng chế độ ăn ít muối.

Làm sao biết đã tiêu thụ đủ muối?

Giáo sư y khoa Lawrence Appel (Đại học Johns Hopkins) cho biết cách cắt giảm tốt nhất là ít ăn bên ngoài, cũng như hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. Rau, trái cây, đậu, các loại hạt, sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm giàu kali.

Ngoài ra, thử dùng thảo mộc, gia vị thay vì muối nêm vị cho món ăn cũng là giải pháp khả thi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra ớt cay hay chanh, giấm chua có thể làm tăng vị của muối qua đó giảm lượng muối tiêu thụ.

Theo bà Anderson, nguyên tắc khi mua thực phẩm đóng hộp là chọn loại có lượng muối trong mỗi khẩu phần không cao hơn lượng calo.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc
05:39:56 16/11/2024
3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
15:38:55 16/11/2024
Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột
05:35:02 16/11/2024
Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai
05:45:07 16/11/2024
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
07:10:42 17/11/2024
8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch
05:21:55 16/11/2024
Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp
05:25:24 16/11/2024

Tin đang nóng

Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Con cái đi học nhưng cha mẹ mới là người đau đầu mỗi khi ngày 20/11 tới: Mách phụ huynh 4 "món quà" mà giáo viên nào cũng ưng
17:03:02 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Cụ bà U90 vẫn nhớ người yêu cũ của chồng, dân mạng khen 'quá dễ thương'
15:08:09 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024

Tin mới nhất

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.

Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất

07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'

18:58:14 15/11/2024
Trứng chứa nhiều protein nhưng ít calorie và carbohydrate. Dùng trứng cho bữa sáng có thể giúp bạn giảm cân. Một quả trứng lớn chỉ chứa khoảng 78 calorie.

Biểu hiện của thiếu vitamin C

11:46:31 15/11/2024
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

08:41:52 15/11/2024
Xuất hiện tình trạng tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút, gây khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách.

Thuốc điều trị hội chứng đau nhức vùng sọ mặt

08:32:13 15/11/2024
Thuốc chống co giật có ít tác dụng phụ khi so sánh với các loại thuốc giảm đau dài hạn khác. Các tác dụng phụ thường gặp như: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, khó tập trung, mất thăng bằng hoặc khó phối hợp...

Những người nên hạn chế ăn thịt vịt, biết mà tránh kẻo hại vô cùng

08:29:44 15/11/2024
Cổ vịt được nhiều người yêu thích nhưng bộ phận này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho...

Hội chứng buồn sau sinh có phải là dấu hiệu trầm cảm?

08:28:34 15/11/2024
Đặc biệt, nếu sản phụ là người có tiền sử trầm cảm hoặc đang dùng thuốc chống trầm cảm, cần thông báo với bác sĩ sản phụ khoa ngay từ đầu khi chăm sóc trước khi sinh. Bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp điều trị để ngăn ngừa trầm cảm sau sin...

Nên uống bao nhiêu nước và khi nào để giảm cân?

08:20:15 15/11/2024
Cynthia Sass cho biết thêm, nghiên cứu cho thấy nước có khả năng giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất và mặc dù tác động có thể nhẹ nhưng nó có thể tạo ra tác động lớn hơn theo thời gian.

Có thể bạn quan tâm

Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng

Sao thể thao

20:55:37 17/11/2024
Nàng WAG Doãn Hải My vừa hé lộ hành trình từ Hà Nội về Thái Bình cùng với chồng là Đoàn Văn Hậu. Cô nàng còn vui vẻ khoe bộ móng mới làm bởi chị dâu.

Khách gọi 11 món nhưng chỉ ăn hết 2, nhà hàng bị cảnh cáo: Cư dân mạng phản bác "không hợp lý"

Netizen

20:41:45 17/11/2024
Một nhà hàng tại Hồ Nam (Trung Quốc) bị cảnh cáo vì khách hàng gọi quá nhiều món nhưng không ăn hết, gây lãng phí thực phẩm. Sự việc này dấy lên tranh luận về trách nhiệm của nhà hàng trong việc ngăn chặn lãng phí thức ăn.

Kỳ Duyên có chia sẻ đầu tiên sau Chung kết Miss Universe, 1 chi tiết nhầm lẫn gây chú ý

Sao việt

20:21:20 17/11/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên đăng ảnh cận chiếc váy dạ hội bị bỏ lỡ ở Chung kết, đồng thời chia sẻ cảm xúc về hành trình Miss Universe vừa qua.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Brazil khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu

Thế giới

20:08:05 17/11/2024
Tại Hội nghị lần này, Brazil đã đề xuất ba trụ cột thảo luận chính bao gồm, hòa nhập xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo; chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững; và cải cách thể chế và quản trị toàn cầu.

Tự do sải bước, phong cách ngút ngàn với quần ống rộng

Thời trang

19:52:24 17/11/2024
Trong thế giới thời trang đầy biến hóa, quần ống rộng luôn khẳng định vị thế vững chắc như một biểu tượng của sự thoải mái và phong cách đỉnh cao.

Những màn đụng hàng váy áo đầy 'duyên nợ' giữa Thanh Thủy và Thùy Tiên

Phong cách sao

19:30:49 17/11/2024
Sau khi Thanh Thủy đăng quang Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024, cộng đồng mạng soi ra cô nàng nhiều lần mặc đụng hàng với Hoa hậu Thùy Tiên. Hai nàng hậu một chín một mười khi diện trang phục đồng điệu.

Những mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng tạo

18:30:02 17/11/2024
Những tấm thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không quá cầu kỳ nhưng thể hiện rõ tình cảm chân thành và lòng biết ơn mà học trò muốn gửi đến thầy cô.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

Tin nổi bật

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

4 món canh bổ dưỡng nấu siêu dễ, nước dùng ngon đậm đà lại phù hợp cho chị em giữ dáng

Ẩm thực

16:08:24 17/11/2024
Tiết trời se lạnh rất thích hợp để có một bát canh ấm áp. Hãy cùng xem công thức nấu 4 món canh có tác dụng làm ấm dạ dày, giàu dinh dưỡng, ít calo thích hợp cho chị em giữ dáng.

Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch, động thổ, sửa chữa nhà, xuất hành

Trắc nghiệm

15:29:45 17/11/2024
Xem ngày 18/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình.Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch,