Ăn nhầm hạt giống trộn thuốc chuột, hai trẻ tử vong
Ông Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, Hà Giang cho biết, trên địa bàn xã Sơn Vĩ, Mèo Vạc vừa xảy ra một vụ ngộ độc do ăn nhầm hạt giống có pha thuốc diệt chuột khiến hai cháu nhỏ bị tử vong.
Theo thông tin ban đầu, sáng 18/3, anh Vừ Mí M. (SN 1988) trú tại thôn Xín Chải, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cùng vợ là Già Thị L đi chợ Lũng Làn để mua đồ, con gái lớn của anh cũng đi chăn bò trên nương. Lúc này ở nhà chỉ có hai em Vừ Thị G. (5 tuổi) và Vừ Thị M. (2 tuổi) tự trông nhau.
Đến trưa cùng ngày, hai vợ chồng anh M. về nhà thì bất ngờ phát hiện hai người con đang nằm bất tỉnh trên giường. Bên cạnh đó cũng có túi nilon đựng giống hạt bí và hạt ngô do hai cháu đang ăn dở.
Ngay sau đó, vợ chồng anh M. đã gọi mọi người đến cấp cứu nhưng hai cháu đã tử vong.
Video đang HOT
Theo gia đình, do sợ bị chuột phá nên đã tẩm thuốc diệt chuột vào túi hạt giống trên.
Tiếp nhận thông tin vụ việc, chính quyền địa phương đã chỉ đạo lực lượng Công an xã Sơn Vĩ phối hợp với Đồn Biên phòng Lũng Làn xuống hiện trường để xác minh, làm rõ vụ việc.
Đại diện UBND huyện Mèo Vạc cũng đã thăm hỏi, động viên và hỗ trợ 4 triệu đồng; xã Sơn Vĩ hỗ trợ 2 triệu đồng và 20kg gạo; Đồn biên phòng Lũng Làn hỗ trợ 500 nghìn đồng và 20kg gạo.
Q. Đô
Theo dantri
Tái hiện khúc tráng ca của những anh hùng áo nâu
Sáng ngày 16/3, huyện Yên Thế (Bắc Giang) tổ chức Lễ kỷ niệm 131 năm khởi nghĩa Yên Thế và Lễ hội Yên Thế với sự tham dự của hàng nghìn người dân và du khách thập phương.
Tại Lễ kỷ niệm, ông Lưu Xuân Vượng, Chủ tịch UBND huyện Yên Thế đã nêu bật công lao to lớn của những anh hùng áo nâu như Hoàng Đình Kinh (cai Kinh), Lương Văn Nắm (Đề Nắm) và đặc biệt là Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) trong cuộc đấu tranh với phong kiến và thực thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Với câu nói bất hủ: "Chúng tôi gắn bó với phong tục của đất nước chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ từ bỏ phong tục ấy dù có phải hy sinh cả tính mạng", Hoàng Hoa Thám là người khiến cho thực dân Pháp phải "bạt vía", đồng thời cũng là người khôi phục lễ hội cầu mùa ở Phồn Xương (Yên Thế) để sau này tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang) lấy đó làm lễ hội ghi nhận công lao của những anh hùng áo nâu.
Những màn tế cờ, phóng ngư, phóng điểu... tại lễ hội đã thể hiện khát vọng tự do, ý chí quật cường của người dân Việt Nam. Tại lễ hội cũng đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa thể thao như thi bịt mắt, bắt dê, đẩy gậy, bắn nỏ, biểu diễn múa rối nước, thi trang phục dân tộc đẹp...
Để đảm bảo an ninh trật tự và phân luồng giao thông tránh bị ùn tắc, ban tổ chức đã huy động hơn 100 cán bộ chiến sĩ công an huyện, cảnh sát cơ động công an tỉnh, cán bộ chiến sĩ ban chỉ huy quân sự huyện nên cảnh tắc đường không còn tái diễn như mọi năm.
Tuy vậy, bên cạnh các trò trơi dân gian vẫn còn các trò trơi mang tính bạo lực như phi tiêu bóng bay, cờ thế trá hình ăn thua bằng tiền.
Trò chơi đỏ đen trá hình vẫn xuất hiện tại lễ hội.
Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận 23 địa điểm khởi nghĩa Yên Thế là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Năm 2013, Lễ hội Yên Thế được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bá Đoàn
Theo Dantri
Dân dựng lán trại phản đối công ty muối Cho rằng công ty sản muối công nghiệp gây nhiễm mặn, ảnh hưởng đời sống nên hơn 10 ngày nay, hàng chục hộ dân của hai thôn Quán Thẻ 3 và Lạc Tiến, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) dựng lán trại ngăn chặn việc bơm nước biển vào ruộng muối. Người dân dựng lán trại để ngăn việc bơm nước biển vào đồng...