Ăn ngon mỗi hè
Mùa hè làm tăng nguy cơ mắc bệnh từ thực phẩm nếu không ăn uống lành mạnh. Dưới đây là một số quy tắc ăn uống ngày hè cho mọi gia đình.
Quy tắc nên nhớ : Quy tắc cơ bản là “Thực phẩm nóng nên giữ nóng, thực phẩm lạnh nên giữ lạnh để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển nhanh chóng”, Giáo sư Donald Zink, chuyên gia tư vấn khoa học tại Trung tâm an toàn và dinh dưỡng ứng dụng thuộc Hiệp hội Thuốc và thực phẩm Mỹ cho biết.
Rất nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm gây ra bởi các loại vi khuẩn như salmonella, E.coli, campylobacter và listeria. Tuy nhiên, bạn nên nhớ trong mùa hè vi khuẩn sinh sôi rất nhanh ở nhiệt độ ấm. Do vậy, cần lưu ý:
Tại siêu thị
- Kiểm tra thực phẩm trước khi cho vào giỏ hàng. Tránh mua các loại thịt không được đóng gói cẩn thận hoặc bao bì đóng gói đã bị rách vì có thể nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm khác. Kiểm tra xem thực phẩm đông lạnh có thực sự lạnh và đảm bảo chắc chắn những thực phẩm lấy từ tủ đông lạnh vẫn trong trạng thái đông cứng.
- Trái cây và rau củ được thái lát trước phải được lưu giữ trong tủ làm lạnh, nếu không thì không nên mua chúng.
- Đặt thịt sống và hải sản vào dưới đáy giỏ hàng để không ảnh hưởng đến thực phẩm đặt dưới. Bạn cúng có thể gói chúng trong túi plastic tránh các khả năng vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm khác.
- Cho các thực phẩm làm lạnh như trứng, thịt, thực phẩm đông lạnh vào sau cùng trước khi thanh toán để giữ lạnh được lâu. Nếu vận chuyển bằng xe hơi nên để thực phẩm hàng ghế sau thay vì cho vào cốp xe để giảm thiểu vi khuẩn phát triển.
Tại nhà
Video đang HOT
- Cho thức ăn nóng vào tủ lạnh ngay lập tức (tốt hơn là để chúng nguội rồi mới cho vào)
- Ướp thịt trong tủ lạnh. Không quệt nước ướp thịt lên thịt sống, nên đun sôi ít nhất 5 phút đầu tiên.
- Không rửa thịt sống. Điều này thực sự làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi nước bắn tung tóe và vi khuẩn sẽ bám vào bồn rửa chén bát.
Nên rửa cái gì? Tất nhiên, hoa quả và rau. Đặt chúng dưới vòi nước, chà kỹ vỏ để loại bỏ bụi và vi khuẩn. Gọt các vết thâm tím nhỏ bởi vì đó là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn.
- Có 3 cách để rã đông thịt sống: rã đông trung tủ lạnh, trong nước mát khoảng 30 phút thay nước 1 lần, hoặc bằng lò vi sóng. Đối với 2 cách sau nên nấu ngay sau khi rã đông.
Khi dã ngoại
- Để giữ thực phẩm lạnh, thiết kế hộp đá riêng biệt cho thực phẩm và đồ uống để tránh mởthường xuyên. Tránh xa ánh nắng mặt trời, có thể đậy lại bằng chăn.
- Luôn có hai đĩa trên bàn nướng: một để thịt sống và chiếc kia để thịt sau khi nấu.
- Nếu bạn thích humburger, nên chú ý như sau: nhờ chủ bán hàng thịt lấy loại thịt vừa được giết mổ để xay và đóng gói cẩn thận. Việc làm này nhằm tránh nguy cơ thịt nhiễm khuẩn từ các loại thịt khác được bày bán trong quán, giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Giữ đôi tay sạch sẽ. Vi khuẩn trên tay có thể lây nhiễm sang thực phẩm, phát tán vi khuẩn từ thực phẩm sống sang thực phẩm đã được nấu chín. Đối với các sự kiện ngoài trời, sử dụng chất khử trùng độ cồn khoảng 60% là tốt nhất.
Quách Vinh
Theo Dân trí
"Triệt tiêu" 9 điểm ẩn náu vi trùng nhiều nhất trong bếp
Ngoài việc lên một thực đơn cầu kỳ, chọn các loại thực phẩm tươi ngon và chế biến khéo léo thì thường xuyên vệ sinh và tẩy trùng nhà bếp rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe gia đình.
Rất khó tin, nhưng nhà bếp là "ổ" nhiều vi khuẩn nhất trong nhà bạn, thậm chí hơn cả nhà vệ sinh! Những loại vi khuẩn đó là E.coli và salmonella gây tiêu chảy và ngộ độc thức ăn, thường có ở thịt sống bị nhiễm khuẩn trong quá trình xử lý và đóng gói, hoặc rau củ không rửa sạch. Một tế bào vi khuẩn chỉ cần dưới 24 tiếng sẽ nhân lên thành 8 triệu tế bào!
Sau đây là 9 điểm ẩn náu nhiều vi khuẩn nhất trong bếp bạn cần "triệt tiêu":
1: Miếng xốp rửa chén - một vật nhỏ nhưng lại chứa nhiều vi khuẩn nhất. Theo nghiên cứu, miếng rửa chén có thể có đến 20 triệu vi khuẩn. Môi trường ẩm ướt và thức ăn thừa tồn đọng trở thành địa điểm ẩn náu lí tưởng của vi khuẩn. Diệt trùng miếng xốp bằng cách thấm ướt và cho vào lò vi sóng độ 2 phút (theo bác sĩ Neil Schachter, Giám đốc khoa hô hấp tại Mount Sinai, New York).
2: Khăn (giẻ) lau bếp - Cũng như miếng rửa chén, khăn lau bếp thường ẩm ướt và được dùng "đa năng". Việc này tạo điều kiện cho vi trùng lan truyền nhanh hơn. Vì vậy, bạn nên sử dụng khăn lau riêng cho mỗi khu vực khác nhau và thường xuyên giặt sạch phơi khô. Theo bác sĩ Schachter, vi trùng chỉ có thể sống sót vài tiếng trên bề mặt khô ráo.
3: Mặt bếp đá - Là "trạm trung chuyển" vi khuẩn hiệu quả. Chỉ cần bạn vô tình dùng khăn nhiễm khuẩn lau bề mặt, sau đó chạm tay vào hay để thức ăn và các vật dụng khác lên thì vi trùng đã lan ra nhiều nơi. Tẩy trùng mặt bếp đá bằng cách hòa 3 muỗng canh nước tẩy Zonrox với mỗi lít nước, sau đó lau bề mặt bếp với dung dịch bằng khăn sạch, để chừng 2 phút rồi lau lại bằng nước sạch. Zonrox giúp vô trùng mặt bếp rất hiệu quả.
4: Bồn rửa chén - Nhà vi trùng học Carlos Enriquez, Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy bồn rửa chén và ống thoát nước bên dưới có nhiều vi khuẩn hơn bồn cầu tiêu. Đó là nơi bạn bỏ thức ăn thừa, rửa thức ăn sống rồi giặt khăn lau v.v. Bạn nên rửa sạch chén bát ngay sau mỗi bữa ăn và dùng nước tẩy Zonrox để diệt khuẩn bồn rửa chén bằng cách hòa 3 muỗng canh nước tẩy Zonrox với mỗi lít nước, sau đó dùng dung dịch đã pha cọ rửa bồn rửa chén, để chừng 2 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
5: Bếp (ga) - Thức ăn, dầu mỡ dính vào bếp trong quá trình nấu nướng nếu không được lau ngay sẽ không những cáu lại mà còn khiến vi trùng sinh sôi nhanh. Trộn hỗn hợp thuốc mối (baking soda) với nước, dùng khăn quét hỗn hợp này lên bếp rồi chà nhẹ. Tiệt trùng bằng cách xịt một ít giấm lên mặt, sau đó lau sạch thuốc muối và cuối cung dùng khăn sạch lau lại.
6: Thớt - Những vết cắt trên bề mặt thớt là những "mái hiên" cho vi trùng lưu trú và sinh sôi. Thớt có nhiều vi khuẩn hơn bàn ngồi toilet gấp 200%! Nên rửa thớt với nước nóng và xà phòng rửa chén rồi để khô. Tốt nhất là có thớt riêng cho thịt sống và rau củ. Và nếu bạn kỹ lưỡng hơn thì chọn thớt gỗ vì theo nghiên cứu, vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn khó sống sót trên mặt gỗ hơn là nhựa.
7: Thùng rác nhà bếp - Thường xuyên bỏ rác mỗi ngày đặc biệt là trước khi đi ngủ để tránh thức ăn bị phân hủy qua đêm vì đó là điều kiện vi khuẩn nhân lên hàng triệu lần. Rửa thùng rác và dùng vài lát chanh bỏ vào để khử mùi.
8: Các mặt tiếp xúc khác - Vòi rửa, kiềng bếp, tay nắm cửa tủ lạnh, tay nắm tủ chén, thùng rác, và thậm chí công tắc đèn nhà bếp cũng cần được tẩy trùng. Schachter cho biết vệ sinh và tẩy trùng những chỗ này ít nhất một lần một ngày là tốt nhất.
9: Sàn nhà bếp - Nơi nhiều người qua lại, thức ăn uống rơi vãi và cũng là "trạm" để vi trùng lan từ bếp sang các phòng khác. Chưa kể, có nhiều lúc, bà nội ngoại đến thăm cháu không quen nấu ăn đứng nên ngồi "xổm" xuống sàn bếp để nhặt rau, băm thịt. Nước tẩy trùng Zonrox giúp diệt khuẩn sàn gạch. Cũng với dung dịch 3 muỗng canh Zonrox hòa vào mỗi lít nước, bạn dùng lau sàn bếp, để 4 phút sau đó dùng nước sạch lau lại sẽ giúp tiêu diệt hàng triệu vi khuẩn.
Chúc các chị em và gia đình một mùa lễ hội vui tươi, khỏe mạnh và "germ-free"!
Ngoài chức năng tẩy các vết bẩn lâu ngày và làm trắng sáng các loại quần áo, nước tẩy Zonrox diệt 99,9% vi khuẩn và khử mùi rất hiệu quả cho nhà cửa, bệnh viện, nhà hàng, hồ bơi, cống rãnh và các nơi khác. Đặc biệt, Zonrox có 3 mùi hương khác nhau: Chanh, Hoa Cỏ, Thiên Nhiên. Sản phẩm có tại các siêu thị và chợ trên toàn quốc với giá bán 11.000đ/ chai 500ml.
Theo PhunuNet
Bảo quản thớt sao cho an toàn? Trên bề mặt thớt bẩn chứa hàng triệu con vi khuẩn có khả năng gây bệnh như salmonella gây viêm dạ dày, ruột, sốt thương hàn và Ecoli gây tiêu chảy. Chính vì thế, bạn cần chọn mua, bảo quản, sử dụng thớt thích hợp với mục đích và từng nhóm thực phẩm khác nhau để giữ gìn sức khỏe cho cả gia...