Ăn ngay những thực phẩm này nếu đang bị viêm loét dạ dày
Những thực phẩm dưới đây được coi là thần dược trong quá trình chữa viêm loét dạ dày bởi công dụng hỗ trợ cơ thể hấp thụ thuốc và kháng sinh hiệu quả hơn.
Không chỉ có khả năng cung cấp dinh dưỡng, nhiều loại thực phẩm có khả năng hạn chế được đáng kể các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày khá hiệu quả. Đây cũng là cách chữa bệnh bằng nguyên liệu tự nhiên mà nhiều chuyên gia khuyên chúng ta nên sử dụng thường xuyên, vì vừa chữa được bệnh mà vừa an toàn cho sức khỏe. Vậy nên bạn hãy tăng cường sử dụng các loại thực phẩm sau:
Ăn chuối tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày nhưng không nên ăn khi đói.
Uống mật ong vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ buổi tối rất tốt trong việc điều trị viêm loét dạ dày.
Người bị viêm loét dạ dày cần thường xuyên ăn sữa chua.
Video đang HOT
Vitamin U có trong bắp cải có thể chữa lành các vết loét và cân bằng độ pH trong dạ dày.
Củ cải chứa chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ kẽm và các khoáng chất khác giúp tiêu diệt các tác nhân gây viêm thành dạ dày và khó tiêu, đồng thời giảm các vấn đề dạ dày ruột.
Táo chứa flanovoids giúp ngăn sự phát triển của khuẩn H. pylori gây viêm loét dạ dày.
Dâu giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, dâu còn giúp củng cố thành dạ dày.
Ớt chuông ngọt rất có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.
Tỏi giúp bạn kiểm soát các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Tỏi chứa các thành phần kháng khuẩn hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.
Cam thảo là một thảo dược dân gian có khả năng chống lại viêm loét dạ dày và giúp giảm viêm trong dạ dày.
Công thức chế biến cần tây đặc biệt tốt cho lá gan
Cần tây chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, beta carotene và flavonoid giúp bảo vệ gan và các cơ quan nội tạng khác khỏi những tổn thương do oxy hóa và sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.
Cần tây là một loại thực phẩm mang nhiều công dụng cho lá gan và nội tạng. Ảnh minh hoạ: Lâm Anh.
Cần tây là một thực phẩm lành mạnh, đơn giản dễ làm nhưng lại giàu dinh dưỡng và đặc biệt tốt cho gan.
Cần tây giúp làm giảm lượng chất béo tích tụ trong gan, bảo vệ và hỗ trợ gan sản xuất các enzyme chuyển hóa chất béo và độc tố. Polyacetylenes và luteolin có trong cần tây là những chất chống oxy hóa có lợi có khả năng chống viêm hiệu quả, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về gan, loãng xương và viêm khớp. Đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của cần tây còn hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, cải thiện niêm mạc và kiểm soát dịch tiết.
Bên cạnh đó, cần tây với 95% nước và 5% chất xơ có rất nhiều vitamin và khoáng chất như kali, folate, vitamin A, C, K không những tốt cho gan mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nuôi dưỡng và xây dựng lại các tế bào hồng cầu, thanh lọc máu, tốt cho trí não và có khả năng cải thiện tâm trạng nhờ 3-n-butylphthalide giúp làm giảm lượng hormone căng thẳng trong máu. Apigenin trong cần tây còn được chứng minh có thể tiêu diệt tế bào ung thư.
Trong số các món ăn được chế biến từ cần tây, sinh tố cần tây không những ngon, đơn giản dễ thực hiện, mà còn là một trong số những cách chế biến giúp chúng ta hấp thụ chất dinh dưỡng từ loại rau này hiệu quả nhất.
Cách thực hiện:
Cần tây cắt bỏ gốc, rửa sạch.
Cắt cuống cần tây thành từng khúc và cho vào máy xay sinh tố.
Thêm khoảng 1/4 cốc nước tinh khiết, xay mịn.
Có thể thêm sữa tùy theo khẩu vị.
Nên sử dụng sinh tố (hoặc nước ép) cần tây vào buổi sáng để đạt lợi ích sức khỏe tối ưu. Sinh tố chưa sử dụng hết có thể bảo quản trong tủ lạnh.
Ảnh hưởng lâu dài của căng thẳng tới sức khỏe Thường ngày, ai cũng từng bị căng thẳng. Nhiều người chế ngự được các căng thẳng đó để đưa cuộc sống trở lại cân bằng. Nhưng cũng có thể căng thẳng dồn nén và trở thành mạn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Căng thẳng là một phản ứng của cơ thể khi đối diện với các tình huống quá tải...