Ăn nem chua, gỏi, rau sống sẽ nhiễm các loại sán này
Thói quen hay ăn những thức ăn chưa được nấu chín như nem chua, gỏi, rau sống… rất dễ nhiễm ký sinh trùng.
TS.BS Đoàn Thu Trà – Trưởng Phòng Nhiễm khuẩn tổng hợp, Phó khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện Khoa đang điều trị cho một bệnh nhân 70 tuổi (quê Ý Yên, Nam Định) bị áp xe gan do nhiễm sán lá gan.
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng sốt cao và đau nhiều vùng gan được tuyến dưới chẩn đoán áp xe gan không rõ nguyên nhân.
Đến Khoa Truyền nhiễm, thể trạng bệnh nhân sốt cao, rét run, có biểu hiện bệnh lý nhiễm trùng, vùng gan rất đau, men gan cũng như xét nghiệm Bilirubin máu tăng cao.
TS.BS Đoàn Thu Trà đang điều trị cho bệnh nhân.
“Chúng tôi đã lưu ý đặc biệt đến yếu tố tập quán của bệnh nhân sống ở vùng quê hay ăn những thức ăn chưa được nấu chín như nem chua, gỏi, rau sống… và kết quả xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán là dương tính với sán lá gan. Bệnh nhân được chẩn đoán áp xe gan là do nhiễm sán lá gan”, TS.BS Đoàn Thu Trà cho hay.
Video đang HOT
Cũng theo BS Trà, gần đây, Khoa cũng gặp nhiều bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là sán lá gan lớn, giun lươn.
Có rất nhiều bệnh nhân đến Khoa với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, suy kiệt, tiêu chảy kéo dài rất nặng nề mà không tìm ra nguyên nhân.
Theo thống kê, từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2017, Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận gần 100 bệnh nhân nhiễm giun lươn trong các biểu hiện bệnh lý về tiêu hóa, phổi, ổ bụng…
Đặc biệt gần đây có bệnh lý về viêm màng não do một loài giun đũa chuột gây nên), gây những bệnh cảnh nặng nề.
Thói quen ăn nem chua sống dễ nhiễm kí sinh trùng.
Những tổn thương về bệnh lý do giun đũa chuột tại Việt Nam tỷ lệ gặp tương đối nhiều trong các bệnh nhân viêm màng não, đặc biệt là các bệnh nhân viêm màng não không tìm rõ căn nguyên.
Theo TS.BS Đoàn Thu Trà, do khí hậu nhiệt đới, cùng ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo và những thói quen tập quán sinh hoạt lạc hậu là điều kiện thuận lợi cho bệnh nhiễm kí sinh trùng phát triển.
BS Trà khuyến cáo hiện nay một số bác sĩ ngay cả ở tuyến Trung ương cũng chưa thực sự quan tâm đến những bệnh lý do nhiễm ký sinh trùng. Do đó, trong một số trường hợp chẩn đoán viêm màng não hoặc một số bệnh chưa rõ căn nguyên.
Nếu bệnh nhân có kèm theo các bệnh lý tiêu chảy kéo dài, có bệnh lý về áp xe gan thì nên sàng lọc để phát hiện các nguyên nhân do ký sinh trùng để có chẩn đoán và điều trị chính xác cho người bệnh. Bởi đối với các bệnh lý do ký sinh trùng nếu không chẩn đoán đúng, việc sử dụng kháng sinh sẽ không có tác dụng, gây kháng thuốc và tốn kém cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Ngược lại nếu chẩn đoán đúng thì việc điều trị nhiều khi lại rất đơn giản với chi phí không nhiều.
Để phòng tránh các bệnh do ký sinh trùng, bác sỹ chuyên ngành truyền nhiễm khuyến cáo, người dân phải tấy giun thường xuyên 1 lần/năm; Thức ăn phải đun sôi, nấu chín; Từ bỏ tập tục thói quen ăn gỏi, ăn tái, không ăn thức ăn sống, chưa được nấu chín như nem chua, gỏi, rau sống…; Vệ sinh cá nhân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh tiếp xúc gần gũi với các con vật nuôi, vứt bỏ các thảm cũ, bụi bặm…
Theo Danviet
Quảng Ninh: Nhiều nơi có thể bị ảnh hưởng nguy hiểm do bão số 6
"Tuyệt đối không được để xảy ra thiệt hại về người" - đó là một trong những nội dung quan trọng trong công điện khẩn của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh hỏa tốc gửi lãnh đạo các địa phương, sở, ban, ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh về phòng chống cơn bão số 6.
Bản tin bão trên Biển Đông - cơn bão số 6 mới nhất của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương phát đi lúc 9h sáng 23.8, cho biết: Hồi 7h ngày 23.8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,6 độ Vĩ Bắc, 114,3 độ Kinh Đông, cách Hong Kong (Trung Quốc) khoảng 90km về phía Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150km/giờ), giật cấp 15. Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25-30km.
Như vậy khoảng trưa nay, bão sẽ đi vào đất liền phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
Tàu thuyền vào nơi tránh trú tại cảng Cái Rồng (Vân Đồn). Ảnh: Nguyễn Quý
Dự báo, từ chiều tối và đêm nay (23.8) đến ngày 25.8, ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, các tỉnh vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa 100-200mm/đợt. Riêng các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu 250-300mm/đợt.
Để chủ động đối phó với bão số 6, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu: Tuyên truyền, khuyến cáo ngay với người dân về cơn bão, khả năng ảnh hưởng nguy hiểm do mưa to và rất to; tổ chức kiểm tra thực tế tại các thôn, khu, khe, bản để thực hiện phòng chống bão, mưa lũ; quản lý chặt chẽ tàu, thuyền, các bè nuôi trồng thủy sản. Sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các tuyến đê, hồ đập.
Riêng các địa phương bị thiệt hại do đợt mưa lũ từ ngày 13 đến 17.8 vừa qua, cần có ngay phương án để ứng phó đợt mưa, tuyệt đối không được để xảy ra thiệt hại về người.
Theo Danviet
Bão Hato gần Biển Đông đang có xu hướng mạnh lên Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, dự báo trong 24 giờ tới, bão Hato di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km và có xu hướng mạnh thêm. Vị trí và hướng di chuyển của bão Hato (Ảnh: NCHMF). Hồi 1h ngày 22/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ...