Ăn món ăn chưa được nấu chín, cô bé 5 tuổi mang trong mình sán lá gan, ấu trùng giun đũa
Theo chuyên gia, nhiều nơi, người dân có tập tục ăn cua đá. Trẻ em đi chăn trâu trên nương, ngoài đồng hay bắt những con cua trên đá nướng ăn nhưng có thể nướng chưa chín nên bị sán lá phổi.
Nhìn con hồn nhiên vui đùa cùng các bệnh nhi khác trong phòng, đôi mắt chị Bàn Thị Linh (ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) đỏ hoe. Con chị, bé Bàn Thị Trang chỉ mới 5 tuổi nhưng đã mang trong mình nhiều bệnh: ấu trùng giun đũa chó mèo, sán lá gan lớn và sán lá phổi.
Chị Linh bảo rằng, ngày nhỏ, khi con ở với ông bà, thỉnh thoảng được ông bà cho ăn cua, còn rau sống bé tuyệt nhiên không ăn. Cộng với đó, nhà chị cũng nuôi chó mèo như rất nhiều hộ gia đình khác ở địa phương. “Tôi cũng không biết con lây bệnh từ đâu và từ lúc nào nhưng khi cháu lên 4 tuổi, người cứ gầy đi, bụng có dấu hiệu to lên, ăn uống kém. Thời điểm này cháu cũng chỉ có 14kg.
Sau quá trình điều trị tại Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương, sức khỏe con tôi đã dần ổn định hơn. Tôi hi vọng cháu sẽ sớm khỏi bệnh và được ra viện”, chị Linh tâm sự.
Chia sẻ về ca bệnh này, BS.Phùng Xuân Hách – Khoa Khám bệnh chuyên ngành – Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương cho biết, tháng 8/2018, bệnh nhân từng điều trị bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo, sán lá gan lớn tại Viện. Thời gian này khi bệnh nhân trở lại Viện, qua thăm khám, bệnh nhân vẫn dương tính ấu trùng giun đũa chó mèo và sán lá phổi.
Trước đó, Viện cũng từng tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh bị sán lá phổi. Gần đây nhất có một bệnh nhân 43 tuổi với các biểu hiện ho, tức ngực kèm khó thở, thỉnh thoảng ho khạc đờm vào buổi sáng. Bệnh nhân này đã từng đi khám và nằm điều trị về lao phổi hơn 20 ngày tại bệnh viện tuyến Trung ương nhưng các biểu hiện trên không có dấu hiệu suy giảm. Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, qua xét nghiệm, Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương phát hiện bệnh nhân dương tính với sán lá phổi, soi đờm không có trứng. Bệnh nhân nằm theo dõi và điều trị khoảng 1 tuần tại Viện và xuất viện khi tình trạng đã cải thiện hơn.
Hay trường hợp một bệnh nhân hơn 50 tuổi ở Vĩnh Phúc cũng có các biểu hiện ho kéo dài, thỉnh thoảng sốt. Đi khám lao phổi ở bệnh viện tại Vĩnh Phúc, các bác sĩ nghi sán lá phổi và gửi mẫu bệnh phẩm xuống Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương. Sau khi làm xét nghiệm, các bác sĩ kết luận bệnh nhân dương tính với sán lá phổi.
Về căn bệnh này, Ths.BS Trần Huy Thọ – Trưởng Khoa Khám bệnh chuyên ngành, Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương cho biết, trước đây sán lá phổi có yếu tố dịch tễ vùng. Kết quả điều tra của Chương trình Quốc gia phòng chống giun sán cho thấy, chỉ có 1 số vùng trọng điểm bị nhiễm sán lá phổi.
Video đang HOT
Tại những địa danh trên, người dân có tập tục ăn cua đá. Trẻ em đi chăn trâu trên nương, ngoài đồng hay bắt những con cua trên đá nướng ăn nhưng có thể nướng chưa chín nên bị sán lá phổi.
Tuy nhiên, thời gian qua, Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân có liên quan bệnh lý về phổi, đã từng thăm khám bệnh này ở một số bệnh viện tuyến Trung ương; một số trường hợp khác, bệnh nhân có triệu chứng về hô hấp… Sau khi làm các xét nghiệm chẩn đoán tại Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương phát hiện bệnh nhân dương tính với sán lá phổi.
“ Chúng tôi có chỉ định phối hợp với bệnh viện bệnh nhân đã điều trị để theo sán lá phổi thì triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân cải thiện rõ, bệnh nhân hết ho, tràn dịch màng phổi ổn định, bạch cầu giảm. Nhưng đó cũng là câu hỏi mà các bác sĩ phải xem, liệu bệnh có dàn trải khắp nơi không quy vào vùng nào đó. Muốn vậy, phải điều tra xem vùng đó phong tục tập quán, thói que ăn uống ra sao… Để trả lời được câu hỏi, phải điều tra cộng đồng, điều tra ở địa phương xem có bệnh nhân hay không. Nếu chỉ có 1 vài ca bệnh lẻ tẻ thì không khẳng định được điều gì“, Ths.BS Thọ chia sẻ.
Cũng theo Ths.BS Thọ, hiện nay, 1 số tỉnh không phải nằm trong vùng lưu hành vẫn xuất hiện ca bệnh như ở Bắc Ninh, Thanh Hóa, Thái Bình.
Tên nhân vật đã được thay đổi!
Thủy Nguyên
Theo emdep
Kinh hoàng bệnh nhân khạc đờm có sinh vật nhỏ ngọ ngoạy, giun lươn ngoằn ngoèo dưới da
Thời gian gần đây, nữ bệnh nhân người Lào hay ho khạc đờm có những sinh vật nhỏ ngọ ngoạy, trên da xuất hiện nhiều nốt sẩn ngoằn ngoèo. Bệnh nhân tá hỏa phát hiện nhiễm giun lươn, liên quan nhiều đến thói quen tự trồng, chăm cây cối ở mảnh vườn nhà.
Ấu trùng giun lươn "xuyên da" xâm nhập vào cơ thể
BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, trường hợp bệnh nhân phát hiện nhiễm giun lươn là nữ (50 tuổi, ở Lào). Nhà bệnh nhân có mảnh vườn nên thường tự trồng, chăm hoa.
Những đường ngoằn ngoèo trên da do giun lươn.
Gần đây bệnh nhân thấy xuất hiện nhiều nốt sẩn ngoằn ngoèo trên da, di chuyển. Thỉnh thoảng tức ngực, ho khạc ra đờm có những sinh vật nhỏ ngọ ngoạy. Khi về Việt Nam, bệnh nhân đi khám và xét nghiệm có huyết thanh chẩn đoán giun lươn ( ) đã đến BV Nhiệt đới Trung ương để tư vấn xin đơn thuốc .
Ngoài ra, tại BV cũng mới điều trị cho bệnh nhân nam 70 tuổi bị sốt kéo dài, nhiễm trùng huyết nhiều lần. Bệnh nhân đã điều trị ở rất nhiều bệnh viện, tái phát đi tái phát lại và khi vào BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân được điều trị nhiễm trùng đồng thời với diệt giun lươn mới hết tình trạng nhiễm trùng huyết tái phát.
BS Cấp cho biết, giun lươn có thể "trườn" khắp cơ thể, khi thì chúng qua phổi, lên họng, xuống ruột lại thành giun trưởng thành và đẻ trứng, nở thành ấu trùng, gây nên tình trạng bệnh nhân tự nhiễm đi nhiễm lại trong nhiều năm.
Trong khi đó, giun lươn tồn tại tự do lưu cữu trong đất, ruộng, đặc biệt những nơi có tập tục đi vệ sinh ngoài môi trường, ngoài ruộng, chỉ đào một hố nhỏ xong lấp đi, những vùng này sẽ ô nhiễm giun lươn nhiều.
Nếu ta đi chân trần vào vùng đất có ấu trùng giun lươn, chúng sẽ đi xuyên qua da tạo các nốt di bệnh ngoằn ngoèo, vào máu đi lên phổi, xuyên qua phế nang theo đờm lên họng, bị nuốt xuống ruột phát triển thành giun trưởng thành ký sinh trong ruột.
Tại ruột giun tiếp tục đẻ trứng nở thành ấu trùng thải theo phân gây ô nhiễm đất. Một số ngay trong lòng ruột lại tái xâm nhập qua da gần hậu môn vào máu lại tạo ra lứa giun mới. Cơ chế này khiến người bị nhiễm giun lươn thường mạn tính vài chục năm.
"Có những bệnh nhân vốn không tiếp xúc với môi trường đất, ruộng nhiều, nhưng khi đi qua vùng có giun lươn mà bị nhiễm thì sẽ mắc mạn tính vì sau đó xảy ra tình trạng tự nhiễm nhiều năm. Điều này lý giải cho những trường hợp bệnh nhân ở thành phố hàng vài chục năm, không đi chân đất vẫn mang giun như thường", BS Cấp nói.
Có thể tử vong vì nhiễm trùng máu do giun lươn
Người nhiễm giun lươn khi cơ thể suy giảm sức đề kháng hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch, ấu trùng giun phát triển ồ ạt ngay trong lòng ruột rồi kéo đàn lũ đi xuyên qua niêm mạc ruột vào máu, lên phổi lại bắt đầu một chu kỳ ký sinh mới.
"Trong hành trình này, khi đi xuyên qua thành ruột chúng sẽ đem theo nhiều loại vi khuẩn từ phân gây ra nhiễm trùng huyết nặng hoặc các ổ di bệnh lan tỏa. Nếu tại phổi nó sẽ gây viêm phổi nặng. Tình trạng này gọi là siêu nhiễm (hyperinfections) và có nguy cơ gây nhiễm trùng máu nặng, không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ đe dọa tính mạng người bệnh
Tại Việt Nam tỷ lệ người có từng nhiễm giun lươn lên đến 29.1% Tây nguyên có tỷ lệ cao nhất lên tới 42.4%.
"Đáng nói, các dấu hiệu nhiễm giun lươn mạn tính không rõ ràng, không có triệu chứng. Đôi khi người bệnh có hiện tượng mẩn ngứa hay các nốt giun di chuyển ngoằn ngoèo dưới da hoặc ậm ạch khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ. 75% số này có tăng bạch cầu ái toan ở các mức độ khác nhau. Những bệnh nhân này nếu vì lý do gì đó bị suy giảm miễn dịch sẽ khởi phát siêu nhiễm dẫn đến tình trạng rất nặng với các biểu hiện viêm phổi nặng, nhiễm trùng máu do các vi khuẩn đường ruột, nhiễm ấu trùng giun lươn lan tỏa ở nhiều vị trí như màng não, màng tim, mắt, vv... và tỷ lệ tử vong ở nhóm này có thể lên tới tới 40%", BS Cấp cảnh báo.
Trong khi đó, khi được phát hiện, việc điều trị giun lươn lại khá đặc hiệu với thời gian điều trị tối tối thiểu là 2-4 tuần..
Hồng Hải
Theo Dân trí
Mẹ con sản phụ thập tử nhất sinh vì tự bỏ điều trị tuyến giáp khi mang thai Đang điều trị bệnh basedow (bệnh lý tuyến giáp) thì phát hiện mang thai, bệnh nhân L.T.C (18 tuổi, Thanh Hóa) lập tức bỏ thuốc điều trị vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Khi thai được 30 tuần, sản phụ phải đi cấp cứu vì khó thở, phù hai chi dưới, ho khạc đờm đục... Bệnh nhân được phát hiện cường giáp...