‘Ăn miếng trả miếng’, Putin dữ dội và lạnh lùng
Sự dồn ép của Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) dội lên Moscow khiến &’chú gấu’ Nga vùng lên dữ dội. Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như đang thực hiện lời thề &’trả đũa đau đớn’ đầy mạnh mẽ và lạnh lùng.
Sau một thời gian hoãn không áp dụng thêm các biện pháp trả đũa Mỹ, hôm 5/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho chính phủ nước này đề ra biện pháp đáp trả các lệnh trừng phạt kinh tế mà phương Tây.
Các biện pháp đã được Chính phủ Nga đề xuất sẽ sớm được áp dụng dưới sự thúc giục của Tổng thống Putin.
Đầu tiên, nhiều khả năng, Nga có thể áp đặt hạn chế hoặc một lệnh cấm nhằm vào những hãng hàng không châu Âu đang khai thác các đường bay qua khu vực Siberia rộng lớn như Air France, Lufthansa, British Airways… sau khi hãng hàng không giá rẻ Dobrolet, thuộc Aeroflot, của Nga và máy bay cá nhân của tỷ phú người Nga Gennady Timchenko bị Mỹ và EU áp đặt lệnh trừng phạt.
Tổng thống Putin ra lệnh đáp trả.
Video đang HOT
Nếu được áp dụng, những hạn chế này, nếu có, sẽ khiến cho các tuyến đường bay Âu – Á kéo dài thêm một tiếng rưỡi khiến ngành vận tại hàng không châu Âu gặp nhiều khó khăn và tốn kém hơn.
Để chuẩn bị trước cho một cuộc chiến kinh tế dữ dội có thể xảy ra với phương Tây, hôm 5/8, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thậm chí không loại trừ khả năng tăng thuế để bổ sung ngân sách.
Theo ông Medvedev, trong bất cứ trường hợp nào, dù xảy ra bất cứ điều gì, Nga vẫn sẽ tiếp tục tiến về phía trước, sẽ thực hiện các chương trình và dự án tầm cỡ quốc gia.
Các biện pháp trả đũa được Nga cân nhắc trong bối cảnh lệnh trừng phạt mới vừa được Mỹ và EU đưa ra trong tuần trước. EU hạn chế năm ngân hàng nhà nước lớn của Nga tiếp cận thị trường vốn châu Âu. Mỹ cũng áp đặt trừng phạt với ba ngân hàng và một công ty quốc phòng của Nga. Phương Tây tiếp tục gây sức ép khi các nước lần lượt tuyên bố danh sách hàng chục cá nhân và tổ chức có liên quan đến khủng hoảng Ukraine bị cấm làm ăn hoặc đi lại.
Trong một phát biểu hôm 5/8, ông Putin cho rằng, chính phủ Nga đã sẵn sàng các biện pháp đáp trả lệnh trừng phạt mà một số nước áp đặt với Nga. Theo đó, các biện pháp này phải được thực hiện cẩn trọng để hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước và không ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Trước đó, Nga đã cấm nhập rau quả từ một số nước EU và công khai đặt câu hỏi sự an toàn của các sản phẩm McDonald’s tại Nga và rất có thể cấm cửa đại gia thức ăn nhanh Mỹ này.
Leo thang đến đâu?
Sự căng thẳng giữa phương Tây và Nga trở nên tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh kể từ khi Nga cho sáp nhập bán đảo Crimea và những người ủng hộ Nga ở miền đông Ukraine đòi ly khai khỏi Kiev. Hàng loạt các lệnh trừng phạt trong 3 vòng vừa qua được Mỹ, EU và Nhật Bản đưa ra nhắm vào lĩnh vực quốc phòng, tài chính và năng lượng.
Với những diễn biến ngày càng căng thẳng như hiện nay thì cuộc chiến trừng phạt về kinh tế lẫn nhau giữa Nga và phương Tây sẽ đến đâu và đâu là điểm gỡ ngòi nổ cuộc chiến này.
Hậu quả đau dớn sẽ đến với cả hai bên.
Có khá nhiều phân tích cho thấy, cuộc chiến kinh tế nói trên không mang lại lợi ích cho ai, EU và Nga đều rất sợ điều này. Mỹ cũng có lẽ cũng sẽ bị ảnh hưởng về mặt kinh tế, ít nhất là về thương mại với nền kinh tê lớn thứ 8 thế giới này.
EU chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất trong cuộc chiến trên mặt trận kinh tế này do nhập khẩu một lượng lớn dầu và khí đốt từ Nga. Chỉ cần một trục trặc xảy ra trong đường ống dẫn khí xuất khẩu sang EU cũng khiến nhiều nước trong khu vực bị rét cóng và tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng.
Nga tất nhiên cũng thiệt thòi khôn lường do nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sang châu Âu cũng như nhập khẩu nhiều loại hàng hóa thiết yếu từ khu vực này.
Mặc dù vậy, Mỹ vẫn tiếp tục áp hàng loạt các biện pháp trừng phạt mới lên Nga. EU cũng vậy, dưới sự hối thúc của Tổng thống Mỹ Obama, đang theo chân Mỹ gây áp lực lên đất nước của Tổng thống Putin này.
Thủ tướng Đức Angela Merkel gần đây thậm chí còn thúc giục EU trừng phạt Nga, một động thái mà nhiều người cho rằng, Đức chịu sức ép từ Mỹ.
Mỹ và EU đang dần cùng hòa nhịp một tiếng nói trong việc trừng phạt Nga. Tuy nhiên, với những diễn biến mới và tính cách con người mà ông Putin đã thể hiện trong 14 năm qua và vị thế truyền thống của nước Nga, nhiều chuyên gia cho rằng, Nga sẽ quyết tâm &’ăn miếng trả miếng’ với phương Tây một cách đúng tầm.
Chưa thấy một triển vọng nào để tháo gỡ sự đối đầu kinh tế này. Tuy nhiên, có một điểm khá rõ ràng là, Mỹ và EU chưa có kịch bản nào dồn Nga vào chân tương.
Các biện pháp trừng phạt được đưa ra liên tục trong thời gian qua cũng chủ yếu tập trung vào các cá nhân, tổ chức, giới tài phiệt của Nga. Và các biện pháp trả đũa của Nga có lẽ cũng sẽ chỉ ở mức độ tương tự. Do vậy, quan điểm chỉ chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế và quyết tâm bảo vệ chính sách đối ngoại của Nga chỉ đúng ở mức tương đối. Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo ổn định và hòa bình rất có thể bị ảnh hưởng.
Theo Vietnamnet