Ăn mày, lang thang, sư giả… ở TP HCM trước “giờ G”
Từ ngày 28/12, TP HCM sẽ đưa người ăn xin, sống lang thang vào trung tâm Hỗ trợ xã hội. PV Kiến Thức ghi nhận hình ảnh những người này trước “giờ G”.
Từ nhiều năm qua, hình ảnh các đối tượng lang thang, ăn xin, những kẻ giả mặc bệnh hiểm nghèo, khuyết tật, sư giả… hoạt động ở TP HCM đã gây cảnh nhếch nhác, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và mỹ quan đô thị. Để giải quyết tình trạng trên, UBND TP HCM đã ký quyết định số 49 thực hiện việc đưa người ăn xin, sống lang thang vào trung tâm hỗ trợ xã hội, bắt đầu từ ngày 28/12.
Sáng 24/12, PV Kiến Thức ghi nhận trên địa bàn ở khu trung tâm thành phố cũng như các quận lân cận, tình trạng người ăn xin, sống lang thang… vẫn hoạt động “nhộn nhịp” . Trong ảnh là một nam thanh niên bò lết trên đường Lê Thánh Tôn, quận 1 để bán vé số. Người dân khu vực khẳng định thanh niên này hoàn toàn khỏe mạnh, không có thương tật đến mức phải bò lết. Anh ta làm vậy là muốn tạo lòng thương hại của người dân để trục lợi.
Trong ảnh là đối tượng thanh niên có sức khỏe nhưng giả danh nhà sư xin tiền của khách đến tham quan Khu du lịch Suối Tiên, quận 9.
Đây là hình ảnh cặp vợ chồng và 2 con nhỏ sống lang thang trên vỉa hè một con đường ven kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè được PV ghi nhận vào trưa 24/12.
Người phụ nữ này “đóng đô” tại chân cầu vượt bộ hành trước Khu du lịch Suối Tiên trên Xa lộ Hà Nội, quận 9, TP HCM để xin tiền du khách.
Một gã đàn ông khác với gương mặt bặm trợn trong trang phục nhà chùa cũng “xí” một vị trí trên cầu vượt bộ hành Suối Tiên để xin tiền.
Video đang HOT
Dưới cái nắng nóng giữa trưa, nam thanh niên này lê lết trên trên Quốc lộ 1 để bán vé số. Nhiều người “xót thương” đã dừng lại mua và cho tiền. Lãnh đạo TP HCM cho biết sẽ tăng cường thông tin, vận động người dân không cho tiền trực tiếp những người lang thang ăn xin trên đường phố.
Hai người phụ nữ dắt dìu nhau đi ăn xin tại công viên 23/9 TP HCM sáng 42/12. TP HCM đang kêu gọi người dân có lòng hảo tâm đóng góp, hỗ trợ những người ăn xin, vô gia cư thông qua các tổ chức đoàn thể, từ thiện xã hội của thành phố.
Trước đó không lâu, PV Kiến Thức cũng đã từng vạch trần thủ đoạn giả dạng bệnh tật, khốn khổ để xin tiền người đi đường. Nam thanh niên trong ảnh ngồi ôm một phụ nữ với bộ dạng bệnh tật ngồi ven một con đường ở quận 9 than thở: “Mẹ tôi bị ung thư giai đoạn cuối, xin mọi người giúp đỡ để có tiền về quê…”.
Vài tháng sau, PV tiếp tục ghi nhận gã thanh niên cùng phụ nữ nói trên diễn lại vở kịch mẹ bị ung thư giai đoạn cuối trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận 1 để xin tiền người đi đường.
Còn đây là hình ảnh một bé gái ngồi ôm mẹ trên Xa lộ Hà Nội với lời than thở “Mẹ con đói quá xỉu rồi, mọi người ơi cứu mẹ con với” và nhận được sự thương xót, giúp đỡ của rất nhiều người đi đường.
Tuy nhiên sau đó, người mẹ “đang xỉu” vội đứng bật dậy cùng con gái đi nơi khác.
Theo_Kiến Thức
TP HCM kêu gọi "không cho tiền người ăn xin"
TP HCM kêu gọi người dân không cho tiền trực tiếp người ăn xin, mà nên đóng góp thông qua các tổ chức đoàn thể, các tổ chức từ thiện xã hội.
UBND TP HCM vừa có văn bản khẩn gửi UBMTTQ thành phố, các sở, ngành, tổ chức, đoàn thể và UBND các quận, huyện về việc tăng cường quản lý người lang thang xin ăn, không nơi cư trú trên địa bàn từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Mùi và những ngày lễ trọng đại trong năm 2015.
TP HCM kêu gọi "không cho tiền người ăn xin". Ảnh: CA TP HCM
Văn bản ghi rõ, gần đây xuất hiện những kẻ xin ăn giả dạng người cao tuổi bán tăm bông, tu sĩ khất thực, người mắc bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật lê lết trên đường phố... để xin tiền, làm ảnh hưởng đến hình ảnh thành phố. Vì vậy, việc giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, không nơi cư trú được xác định là một trong những nhiệm vụ thường xuyên trong công tác quản lý xã hội trên địa bàn.
Theo đó, kể từ ngày 28/12, TP.HCM sẽ bắt đầu đưa những người ăn xin, người sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định vào các cơ sở xã hội.
Người dân có thể báo tin vào đường dây nóng tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng Bảo trợ xã hội), số điện thoại: 38.292491 (giờ hành chính) hoặc 0903.959929; Trung tâm Hỗ trợ xã hội, số điện thoại: 35.533258 (24/24 giờ).
Khi phát hiện người xin ăn, người dân có thể thông báo tới các số trên cho cơ quan chức năng, sẽ có chế độ hỗ trợ cho người báo tin.
UBND thành phố yêu cầu các quận, huyện tăng cường công tác thông tin, vận động người dân không cho tiền trực tiếp những người lang thang xin ăn; vận động người dân có lòng hảo tâm giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, người cao tuổi không nơi nương tựa... đóng góp hỗ trợ thông qua các tổ chức đoàn thể, các tổ chức từ thiện xã hội.
Ban tôn giáo Thành phố được yêu cầu vàm việc và đề nghị các tổ chức tôn giáo (Thành hội Phật giáo, Tòa Tổng Giám mục thành phố...) phối hợp thực hiện chủ trương giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng; phổ biến đến giáo dân, phật tử, người có đạo đồng thuận với chủ trương của thành phố là "không cho tiền người xin ăn".
Việc giải quyết tình trạng người xin ăn lang thang phải được giải quyết theo hướng căn bản, thiết thực và bền vững.
Thành Hội Phật giáo có văn bản hướng dẫn không để tu sĩ đi khất thực trên địa bàn TP, tránh tình trạng giả danh tu sĩ xin ăn (khất thực) lợi dụng lòng tốt của người dân để xin tiền. Phối hợp với chính quyền địa phương tập trung người xin ăn trong khuôn viên đền, chùa, nơi tổ chức hoạt động tôn giáo.
Theo NTD
Thi thể bé trai còn trong túi ối trôi sông ở miền Tây Trưa 23/11, người dân xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) phát hiện thi thể bé trai trôi dật dờ dưới sông ở ấp Phố Dưới A. Một người chèo xuồng gần chợ Lịch Hội Thượng đã đẩy thi thể bốc mùi hôi thối vào bờ và gọi công an địa phương. Đến khoảng 15h, đoàn khám nghiệm tử thi cùng...